MARIA MỘNG HOA. NÀNG TIÊN ĐẾN TỪ TRỜI.
15/8/1913 – 10/7/1986.
CÓ THỂ LÀ HÌNH TỰ HỌA CỦA MỘNG HOA LÚC TRẺ.
Từ ngày lên mạng bài viết đầu tiên về họa sĩ Phi Hùng, càng ngày tôi lại khám phá thêm nhiều tài liệu về đại gia đình nầy. Sau khi “ gồng” mình minh chứng họa sĩ Nguyễn Văn Nhân chính là Nguyễn Khắc Nhân, thân phụ của bốn họa sĩ tài danh đất Huế và tự hào vì việc phát hiện nầy, tôi lùng sục trên mạng Internet mới hay cũng đã có nhiều thông tin đây đó rồi. Các tác giả khi viết về các phép lạ tại Trung tâm Thánh Mẫu La Vang, trường hợp nữ họa sĩ Maria Mộng Hoa đã ghi rõ “ hai ông bà Nguyễn Khắc Nhân đã luống tuổi mà chỉ có 3 trai, nên rất ước ao một người con gái”. Trong Gia phả họ Hoàng, Bích Khê, Quảng Trị , tác giả Hoàng Hữu Chí tỏ ra rất am tường về vị quan kiêm họa sĩ nầy:
“ Bức chân dung của Cụ Hiệp được vẽ bằng phẩm màu (Aquarelle), với kích cỡ 60x80cm. Khung chạm trổ hoa văn nổi, thếp vàng trên nền đen. Ảnh được lồng kính đàng hoàng góc dưới cung bên phải bức chân dung có mấy chữ Hán nhỏ viết theo chiều dọc, có dấu triện son vuông nhỏ đóng ỏ cuối dòng chữ. Đó là tên và con dấu riêng của tác giả là Cụ Nguyễn Khắc Nhân, biệt danh là Ký Vẽ, một họa sĩ truyền thần, cận thần của Vua Thành Thái.
Cụ Nguyễn Khắc Nhân là thân phụ của bốn anh em họa sĩ lừng danh cố đô Huế một thời: Phi Hổ, Phi Long, Phi Hùng và Phi Phụng (Maria Mộng Hoa). Cụ Nhân gốc ở Thanh Hóa. Cụ Nguyễn Khắc Nhân vốn là bạn đồng liêu với Cụ Hiệp.
THEO GIA PHẢ HỌ HOÀNG, QUẢNG TRỊ, NGUỒN INTERNET.
Cụ Nguyễn Khắc Nhân, được biết là một cận thần tâm đắc nhất của vua Thành Thái. Ông có tài vẽ truyền thần trực tiếp, đặc biệt là “truyền thần theo ký ức” mà vẫn giống như in. Cụ thường cải trang dân thường lang thang vào chợ Đông Ba, la cà quán xá để “nhiếp hồn” các mỹ nhân Huế rồi về vẽ lên giấy, trình lên “ngài Ngự”. Ngài Ngự thích ai thì lệnh cho Thị vệ quân đem bản vẽ của cụ Nhân đi đối chiếu rồi mời lên kiệu, đưa về Tử Cấm Thành. Ngài Ngự tập trung người đẹp Kinh sư nói là để làm cung phi song thực chất là lập đội nữ – binh của cung đình để huấn luyện võ nghệ, tập tành quân sự – Cũng có dư luận cho là Ngài Ngự tuyển để “chơi bời” trác táng che mắt mật thám Tây. Dẫu sao, đây chỉ là các giai thoại chung quanh một ông Vua có tinh thần yêu nước.
Cụ Nhân và Cụ Hiệp Biện rất thân nhau và hay trà đàm mỗi sáng. Bức chân dung mặc địa triều của Cụ Hiệp được cụ Nhơn thực hiện với tài năng “truyền thần theo ký ức” sau một tháng lui tới chuyện trò. Theo ông Hàm Quang cháu nội của Cụ Hiệp, đã từng được Cụ Hiệp nuôi dạy từ khi Bố đẻ qua đời cho biết thì cụ Nhơn đã vẽ “quá giống” nhất là “thần sắc”. Đây là một bức chân dung được vẽ theo bút pháp “kiểu Tàu”. Toàn thâ dung cốhể là những đường nét chi ly, như được chụp với một ống kính có độ sắc nét cao.”
Xem bài Bức chân dung cố Hiệp tức Ngài HOÀNG HỮU XỨNG
http://www.hoangtocbichkhe.com/nhan-vat-ho-hoang/72-chuyen-ke-ve-buc-chan-dung-.html
Quá rõ ràng, chẳng cần phải bàn cải thêm ai là tác giả 54 bức họa vừa được bán đấu giá tại Mỹ , vẽ vào năm 1902.
Về nàng Maria Mộng Hoa, cơ may đã bất ngờ đến khi tôi quyết định đi thăm linh mục Nguyễn Hữu Triết tại giáo xứ Tân Sa Châu vào ngày 18 tháng 6 năm 2011. Quả là danh bất hư truyền, các phòng ở của ngài là cả “ kho tàng Alibaba”. Tôi hoa cả mắt vì cái lối sưu tầm thượng vàng hạ cám của ngài. Từ cái cái cày gổ cổ lổ sĩ đến những cái đèn chùm vĩ đại. Từ sách quý của xuất bản của nhà Cramoisy ấn bản đầu tiên cuốn Hành Trình Truyền Giáo của linh mục Alexandre de Rhodes đến bức họa bằng hai ngón tay của họa sĩ Phái Phố. Tôi đánh liều cầu may.
– Cha có bức họa nào của nữ họa sĩ Mộng Hoa không?
– Hình như có.
Hai chữ hình như vừa gieo hy vọng, vừa ảo vọng không chừng. Tôi quá hồi hộp. Cuối cùng ngài cũng lôi ở đâu đó ra một bức chân dung bám đầy bụi. Thoạt trông thấy nét vẽ tôi đã nhận ra ngay bút pháp và kỷ thuật không thể lẫn vào đâu của nữ họa sĩ. Đền khi nhìn chữ ký, hết nghi ngờ gì nữa. Đây là chân dung tuyệt đẹp của một cô gái tóc thề mơ mộng với đôi tay ngọc mân mê chiếc đàn tranh dựng đứng.
CHỮ KÝ HỌA SĨ MỘNG HOA. ẢNH TRƯỜNG THANG 2011.
Linh mục ghi chú sau bức tranh “ 85% là Mộng Hòa, con gái tác giả” và tranh vẽ vào thập niên 1950. Làm sao bức tranh ấy lại rơi vào bộ sưu tập của linh mục, tôi suy nghĩ nhưng không dám hỏi. LƯU Ý: Theo thư điện tử (email) mới nhận được ngày 11 tháng 2 năm 2015 của chị Phan Mộng Hoàn, con gái nữ họa sĩ Mộng Hoa thì bức tranh tên thực hiện năm 1964. Người mẫu không phải là Mộng Hòa, chị không bao giờ xỏa tóc thề).
TUỔI MỘNG MƠ. ẢNH TRƯỜNG THĂNG 2011
MỘNG HOÀN 20 TUỔI.
Tôi chỉ hy vọng ghi vài tấm hình, không ngờ cha lại tặng cho tôi luôn. Tròn mắt ngạc nhiên, tôi mơ hay tỉnh đây!
Nàng Mộng Hòa ngày nay có thể là bà cụ trên 70…nhưng nàng tiếp tục trẻ mãi với phấn màu Pastel trên giấy Carlson, tác phẩm của mẹ hiền Mộng Hoa.
Tôi thấy tạm đủ hình ảnh minh họa cho một bài viết về nữ họa sĩ Maria Mộng Hoa, chỉ cần một số thông tin nữa. Phương tiện sẽ là Internet.
Việc chào đời của nàng Maria Mộng Hoa là một ân huệ đến từ trời, trên website Đồng Công và nhiều trang mạng khác chúng ta có thể đọc:
“ Mộng Hoa, hai tiếng êm đẹp đó không phải là một cái tên phảng phất thi vị, hay no đầy hứa hẹn thường được đặt cho người ta.
Mộng Hoa đây là một tài hoa, kỷ niệm mãi một ơn lạ và cụ thể hóa một tâm hồn tình biết ơn; tài hoa vừa mới hai mươi tám xuân thu đã được các báo từ Nam chí Bắc như Annam nouveau, Trung Bắc Tân Văn, Tiếng Dân Ngộ Báo, Phụ Nữ v.v. . . đã một thời thi nhau ca ngợi.
Hai ông bà Nguyễn Khắc Nhân đã luống tuổi mà chỉ có 3 trai, nên rất ước ao một người con gái.
Một lần kia, ông cụ lên La Vang để cầu xin ơn ấy. Và tối ngày ông đi hành hương về, bà nằm thấy một Bà rất tốt đẹp, bận toàn trắng cầm nhiều tràng hoa thọ kép. Bà Nghè xin một tràng, Bà kia cho, xin thêm tràng nữa thì Bà mỉm cười và biến đi.
Người nằm chiêm bao liền thức dậy và thuật lại cơn mộng ấy cho chồng nghe.
Ông cụ Nhân liền quả quyết:
– Thế là Ðức Mẹ La Vang đã nhậm lời mình. Mình sẽ có thai và sinh con gái.
Và từ ngày đó bà Nghè nhận thấy có thai thật. Ðến ngày 15 tháng 8 năm 1913, hai ông bà cùng đi đến nhà thờ Thạch Hãn để dự lễ như mọi khi. Ði được nửa đường, bà thấy trong mình có khác nên trở về. Ông cụ cứ tiến một mình, nhưng đến Thánh Ðường, được tâm linh báo thế nào, lại cũng trở về nốt. Về tới nhà thì vợ đã chuyển bụng, có cô mụ hộ sinh mà sinh vẫn không được. Ông cụ cũng rành khoa sản dục, xét thấy hai nghịch, liền thầm thĩ kêu xin cùng Ðức Mẹ, và nhờ ông Giáo Dĩ mượn ngựa phóng lên La Vang khấn Ðức Linh Mẫu cùng xin nước phép.
Sau khi sản phụ được uống nước La Vang và được vỗ lên trán thì sinh nở ngay một cách dễ dàng.
Ông Nhân liền ôm con đến trước bàn thờ Ðức Trinh Nữ và cầu nguyện: “Lạy Ðức Mẹ, đây thật là con của Mẹ. Chúng con xin dâng cho Mẹ”.
Ông cụ liền đặt tên ngay cho nhi nữ là Nguyễn Thị Phi Phụng và âu yếm nói với con:
“Ba ao ước sau này con sẽ được huy hoàng như chim phụng. Nhưng nếu con sẽ làm nên gì vẻ vang thì con sẽ mang tên là Mộng Hoa để kỷ niệm ơn lạ mà má chiêm mộng”.
Ba ngày sau, em bé được rửa tội và hân hạnh mang Thánh danh Maria để rồi 16 năm sau, nấc thang nghệ thuật đã tiến dẫn tên Maria Mộng Hoa nổi bật lên trên báo chương khắp toàn quốc.
Chắc chắn nữ sĩ Maria Mộng Hoa không hãnh diện với danh tiếng một thời của mình, cho bằng vui sướng ghi nhớ một ơn lạ suốt đời và nung nấu thầm kín một tâm tình biết ơn đối với Mẹ La Vang.’’
Tôi tìm, chép ở các trang khác và tư liệu về người nữ họa sĩ này càng lúc càng nhiều thêm. Có thể là hồi ức của một người hàng xóm hay là kỷ niệm của một người con.
Tác giả Quế Chi Hồ Đăng Định hồi tưởng:
“ Nếu đồng ý với định nghĩa của ông bạn tôi thì tôi sẽ phải kể tên , nói đến tất cả Người Đẹp ( tức là đàn bà,con gái trong xóm Thượng Tứ ) mà rất nhiều người tôi không biết đến cả tên, huống chi là những chuyện lâm ly, bi đát rùng rợn khác ??? Vậy hôm nay tôi xin kể cho các bạn nghe những người đẹp Thượng Tứ mà tôi biết dù chỉ sơ qua một đôi giòng.
Trước hết, Người Đẹp Thượng Tứ của tôi , một thằng nhóc con 10 tuổi ( năm 1950), còn thò lò hít ra hít vô mũi xanh là một người đẹp nghiêng nước nghiêng thành năm nay chừng độ năm lần trăng tròn ( 5 x 15 = 75) là 75 tuổi đôi khi còn có lẻ . Tôi không biết chính xác nhưng chắc rằng chị Mai Hương,vợ hai hay vợ bé của Anh Phi Phước, tiệm chụp hình trên đường Thượng Tứ, năm tôi 10 tuổi, thì đã hơn hai mươi. Tôi còn con nít chẳng biết chi chuyện người lớn nhưng có một đêm kia,bất chợt thấy trong tủ kính của Tiệm Chụp Hình Phi Phước một bức ảnh màu rất lớn và rực rỡ của một người đàn bà xinh đẹp… Hồi đó ảnh màu là do họa sĩ hay người chụp ảnh dùng bút lông bôi màu xanh đỏ vào như hát bội..Rứa là hằng đêm, cứ khi đèn điện đỏ mà có dịp đi ngang là thằng cu cứ dán mắt, dán mũi vô tủ gương mà ngắm mỹ nhân một cách say sưa và ngây thơ vô tội….Mãi về sau mới biết người đẹp là vợ hai của anh Phi Phước và thỉnh thoảng mỹ nhân cũng dời gót ngọc, xuất hiện bên mấy gánh bún bò, cơm hến ngồi trước hiên nhà húp sùm sụp. Cũng xin nói thêm cho rõ một chút Anh Phi Phước là con thầy Phi Hổ, anh ruột của cô Maria Mộng Hoa, hay nói cách khác là anh cô cậu ruột của chị Mộng Hòa ,Mộng Hoàn,bạn hàng xóm của tôị
À, con đường Thượng Tứ của tôi vui và lạ lắm, không hiểu sao mà lại là nơi quần tụ rất nhiều tiệm chụp hình, còn có chỗ đề là Tiệm chụp ảnh nữa. Kể sơ từ ngoài Hậu Bổ vô thì có Nhà Chụp Hình Tăng Vinh ( của gia đình Cụ Võ Truy, nhạc gia ông Đốc Quyến.), nhà chụp Ảnh Ngọc Châu, Tiệm Chụp Hình Phi Phước, Họa Sĩ vẽ Chân Dung và Chụp Hình Phi Long. Bên tê đường là Tiệm Chụp Hình Tôn Thất Dung, Nữ Họa Sĩ và chụp Hình Maria Mộng Hoa, cuối đường là Hiệu Ảnh Đông Nam của anh Dinh con ông Thị Bốn, vị chi là 7 tiệm cùng hành nghề trên một đoạn đường ngắn …như cái lỗ mũi. Rứa mà ai cũng sống, ai cũng có khách , thậm chí có tiệm dẹp rồi thì người khác đến cũng lại mở tiệm chụp hình,như Tôn Thất Dung đóng cửa thì Ái Mỹ thay thế, Phi Long về Trần Hưng Đạo thì GiNa ( anh Thảo) thế chỗ. Một điều đặc biệt khác nữa là trong 7 tiệm chụp hình thì hết 3 tiệm là của 3 anh em ruột : Phi Hổ- Phi Long và Mộng Hoa.
Người đẹp của thằng con nít là tôi cứ thi đua với bà cả ( vợ chính của anh Phước) sòn sòn năm một và nghe nói cuối cùng hai bà có 23 đứa mà tôi không biết ai thắng ai thua, ai nhiều con hơn ai ???” Quế Chi Hồ Đăng Định
“ Kể chuyện con cà con kê con dê con ngỗng như vậy cũng chỉ để giải thích thêm về chuyện bà con trong xóm gọi những anh em trong đại gia đình họa sĩ họ Nguyễn Phi là Thầy, là Cô với sự kính trọng, tuy họ không là công chức Tòa Khâm hay làm quan trong Nam Triều ngày mô cả. Bà con trong xóm thời đó nghĩ rằng Họa sĩ là một nghề cao sang, nghề cầm bút (dù là bút lông), thuộc thành phần có học: vì thế tất cả cư dân thuộc giới bình dân chúng tôi thường gọi là Thầy Phi Hổ, Thầy Phi Long, Cô Mộng Hoa chứ không gọi là anh chị, chú bác, dì thím, như gọi nhau hằng ngàỵ. Thầy Phi Hổ chỉ ở trong xóm tôi một thời gian ngắn rồi dọn đi mô tôi còn nhỏ không biết và nhường tiệm chụp hình lại cho anh Phi Phước và 2 chị ( vợ cả vợ hai, hai vợ đều là vợ cả!).
Một thời gian sau anh Phi Phước di chuyển vào làm việc ở Saigòn, nhà được anh chị Thảo mua lại,cũng mở tiệm chụp hình lấy tên hiệu là Gina ( có lẽ thời gian này cô đào Ý Gina Lolobrigida đang nổi tiếng), cho đến nay năm 2004 tiệm chụp hình vẫn còn đắt địa. Anh Thảo là người giúp việc cho tiệm chụp hình Tôn Thất Dung, thầy lớn tuổi thất bại,nhưng trò vừa lanh lợi,vừa biết mánh khóe làm ăn khi Mỹ mới qua (1965) nên phất lên rất nhanh,mua căn nhà của tiệm chụp hình Phi Long, mua luôn nhà của tiệm chụp hình Phi Phước. Chị Thảo bán đường cát ở dưới chợ Đông Ba, nhưng sau nghề Ảnh lên quá nên chị bỏ đường bỏ chợ và về phố Thượng Tứ, cùng chồng ôm……. máy chụp hình, máy quay phim mà hốt bạc…Tiền nhiều đến nổi Tết Mậu Thân (1968) phải dồn vô mấy bao bố gạo 100 kí, rồi thuê người gánh chạy qua Cầu Trường Tiền, tới Trường Kiểu Mẫu. Thầy Cô Phi Long về mua nhà ở đường Trần Hưng Đạo,gần cầu Trường Tiền cũng mở tiệm Chụp hình và vẽ Chân Dung, nhưng chắc cũng không khá mấy vì ở con đường ni về sau lại có nhiều nhà chụp hình nổi tiếng như Lê Quang, Tuyết Anh, La Cảnh Lưu và MiLy v.v…
Trong khoảng thời gian ở Thượng Tứ, Thầy Cô Phi Long có 2 người con trai là Phi Loan và Phi Vân, cở tuổi tôi và anh tôi, rất đẹp trai, tuy ở bên cạnh nhà nhưng chúng tôi cũng ít thân. Cô em gái tên Phi Oanh năm nay e cũng gần 6 chục và cũng là một người đẹp Thượng Tứ mà tôi không thể đưa vào bảng phong thần vì qủa thực tôi không biết viết gì.
Với đại gia đình Nguyễn Phi này thì gia đình tôi có nhiều liên lạc thân tình với gia đình Thầy Cô Maria Mộng Hoa nhứt. Theo như lời ba mạ tôi kể thì thầy Hường ,chồng cô Mộng Hoa là con út của một trong bốn người giàu có nhứt Huế trước năm 1945, nên…. được trút gia tàị.
Xóm Thượng Tứ đầu những năm 50, có 3 gia đình có 3 chiếc xe hơi là gia đình Ông Đốc Quyến, gia đình ba tôi và gia đình Maria Mộng Hoa. Thầy cô Maria Mộng Hoa có một chiếc xe hơi Citroen ( Renault – 2 mã lực), màu đen thấp lè tè,loại xe này Hãng xe đò An Lợi ,bên cạnh rạp xi nê Tân Tân, dùng để chuyên chở hành khách tuyến đường Huế Đà Nẵng. Về sau này ,có lẽ để cho vui mắt, cho lạ, Thầy cho sơn xe màu xanh lá mạ (?).Chắc chắn là Thầy Cô lúc đó giàu lắm ,trong nhà đã có máy quay phim và máy chiếu phim xi nê . Bọn con nít trong chúng tôi, tối nào cũng chạy tới trước nhà vác mặt nhìn lên lầu cao,nơi cửa sổ có căng miếng vải trắng to, viền đen, để chờ coi Thầy chiếu phim câm cho cả xóm coi. Tôi còn nhớ đó là mấy phim Huế Thơ, Huế Mộng ( nghe nói do chính Đức Quốc Trưởng Bảo Đại quay), hay là phim hề Charlot .v.v… Cô thì vẽ hình Chân Dung và Phong Cảnh, chụp hình sang ảnh, thầy bán máy chụp hình, về sau đổi sang bán dĩa hát và máy hát lên giây thiều như ba tôi vậy, nên có thời bà con ở trong thành nội đi ra đi vô cửa Thượng Tứ được nghe oang oang nhạc quảng cáo của 2 tiệm, bên thì Vọng Cổ ngọt ngào, bên Tân Nhạc xập xình rất rộn ràng và tréo cẳng ngỗng.
Theo cái nhìn con nít của tôi thời đó mà cho đến bây giờ tôi cũng còn thấy đúng thì Thầy cô là một cặp vợ chồng xứng đôi vừa lứa , thầy cao ráo đẹp trai, cô xinh đẹp hiền dịu và qúy phái, rất được bà con trong xóm thương mến. Cô tên Hoa ,Thầy tên Hường, Hoa Hường là một loài hoa đẹp và thầy cô đặt tên con tất cả đều có chữ H ở đầụ Để tôi thử nhớ được mấy tên, vì mấy cô nhỏ sau ni tôi chỉ biết tên ở nhà như Xê Chị, Xê em mà thôi…Anh Hiệp này, chị Hòa, chị Hoàn, cô Hằng, chú Huệ, cô Huyền , cô Hòai nì và chỉ biết có chừng nớ mà thôị.
Khi tôi quen biết 2 chị Mộng Hòa, Mộng Hòan và hay chạy qua nhà chơi (vào khỏang 56,57,58) thì anh Hiệp đang ở trong Dòng Tu, thỉnh thoảng mới về nhà cuối tuần (?).Anh Hiệp người mảnh mai,mặt mày rất sáng sủa ( có vẻ giống Thầy), môi khá đỏ tươi ( hay liếm môi, giống Ngô Kha ?), nói nhanh và chân hơi có tật vì một tai nạn lúc nhỏ. Sau thời gian tu học trong Chủng viện nhưng không được Ơn Chúa gọi , anh về lại gia đình tiếp tục học và làm …. Thơ với bút hiệu Tú Rọm cho đến khi bị Động viên đi Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Sau tháng Tư năm 1975 Đại Úy Phan Dân Hiệp đã cùng bạn bè vào tù Cải Tạo … và lâm trọng bịnh được tạm tha về để chửa trị nhưng chàng nhất quyết không chịu ở tù nữa, chàng đi rong chơi cõi khác,”ở một nơi nào vui thú hơn đây” (thơ Định Giang)
Bản tính hiền hòa nhút nhát nhưng lại có một tâm hồn mẫn cảm ,một tài năng thi phú , bộc lộ qua những vần thơ học trò dễ thưong, xuất hiện rất sớm trên những Trang Thơ của Tuần Báo Văn Nghệ Tiền Phong Saigon những năm đầu 60 ký tên Tú Rọm, như vóc dáng của mình. Có nên kể lại đây câu chuyện tình vui ,có hơi rắc rối một chút may mà hồi kết cuộc cũng hoàn toàn êm đẹp, một chuyện tình, một vụ án Thơ mà bạn bè Huế đồng trang lứa, có theo dõi báo chí ai cũng biết : Xin tạm gọi là “Vụ án Hồi Chuông Thiên Mụ”
Anh Hiệp chừ mất đã lâu rồi, nhưng 2 cô em của anh , tức là 2 chị Mộng Hoà và Mộng Hoàn cũng như nhân vật chính: chị Bạch Yến ,tất cả đều đang định cư tại San Jose (Tiểu Bang California) và ông Hồ Anh cùng tờ Văn Nghệ Tiền Phong vẫn còn ở Texas đó, nếu những gì tôi đã biết mà theo các vị không hoàn toàn đúng thì tôi xin hoàn toàn nhận lỗi, xin chỉ giáo để sau này hiệu đính lại cho đúng sự thật….”
http://phuongvy.com/next/Truyen/HDDinh/NDThuongTu4.htmQuế Chi
Còn đây là hồi ức của Phan Mộng Hoàn, cô gái tinh nghịch mà nhà văn Nguyễn Ngu Í có nhắc đến nhân cuộc phỏng vấn nữ họa sĩ vào khoảng năm 1962, nay cũng có một ái nữ tài ba như bà ngoại. Ông Hoàng Hữu Chí cho biết :”
“Câu chuyện ông Nguyễn Khắc Nhân vẽ ảnh ngài Hoàng Hữu Xứng đã được giới thiệu ở Mỹ – một lần trên tờ báo của cựu học sinh trưởng Đồng khánh ở hải ngoại và một lần khác trên nội san của trường đại học Mỹ thuật SAN JOSE (Academy of Art – San Jose – USA).
Người kể là Hồ Mộng Nhã Uyển (SN 1971) con gái của Phan thị Mộng Hoàn và cháu ngoại bà Maria Mộng Hoa. Năm 18 tuổi, Nhã Uyển đã có cuộc triển lãm tranh lụa rất thành công ở Sài gòn (1989). Năm 1990, theo gia đình sang Mỹ theo diện H.O, Nhã Uyển đã tham dự 1 kỳ thi tuyển do công ty Hoạt Hình Walt Disney (Disney’s Animation) tổ chức trên toàn Canada và Hoa kỳ với hơn 300 thí sinh. Cô được lọt vào vòng 38 người trúng tuyển. Sau 1 năm được công ty nầy đào tạo, cô thi mãn khóa huấn luyện, đỗ đầu trong số 4 người được công ty tuyển dụng. Báo chí ở Mỹ có bài phỏng vấn để giới thiệu tài năng trẻ. Nhân dịp này cô đã đem chuyện ông Nguyễn Khắc Nhân vẽ chân dung Cố Hiệp bằng phương pháp truyền thần ký ức. Ai cũng cho là lạ và lý thú.”
http://www.hoangtocbichkhe.com/nhan-vat-ho-hoang/72-chuyen-ke-ve-buc-chan-dung-.html
Riêng Mộng Hoàn qua các truyện ngắn được độc giả mến mộ, trong Nghề giữ trẻ, cô viết về mẹ Mộng Hoa
“ Tôi mơ màng nhớ lại, món đồ chơi của út Hoài em gái tôi, cái lung tung. Ba má tôi sinh đến mười hai đứa con, gồm sáu trai sáu gái, không kể một em bé má tôi bị hư thai. Thằng em trai thứ 11, cả nhà gọi là Út Hậu. Nhưng về sau trong nhà lại lòi thêm bé gái nữa, chúng tôi đề nghị kêu nó là Hoài. Lần này chương trình bà Âu Cơ của ba má Hoa Hường thiệt sự chấm dứt. Tôi hơn đứa em gái út ít này đến 15 tuổi. Dạo đó tôi đang học thi Ðíp Lôm. Má bận vẽ vời và trông coi tiệm ảnh, nên tôi phải giữ em. Tôi cho nó nằm trên tấm vải nilông và đặt trên sàn nhà lát gỗ. Hồi đó tã lót em bé đâu có an toàn như bây giờ, nếu cho nó ngự trên nệm giường ‘tiểu thư’ của mình thì đến mang họa vì sẽ khai mùi nước tiểu ‘cả đời’! Tôi vừa giữ em vừa làm toán, học bài như điên. Em bé ngoan ngoãn nằm chơi một mình. …
HOA- HƯỜNG. CHÀNG VÀ NÀNG.HÌNH TỰ HỌA.
Tôi miên man hồi tưởng, thời thơ ấu sống với ba má. Gia đình cả chục anh chị em. Thế mà lần lửa, cả bầy chúng tôi đều được nuôi dưỡng chu đáo, được cho ăn học đến nơi đến chốn, rồi trưởng thành vào đời có nghề nghiệp hẳn hoi với xã hội. Ðến thế hệ mình, con cái nửa tá, chúng tôi cũng lo cho các con đầy đủ. ….Dạo ấy, tụi nhóc còn được cái may mắn có bà ngoại là họa sĩ, nên tha hồ cho chúng tập tành vẽ vời, pha màu thích chí mỗi ngày ở họa thất của ngoại, sát nách Trung Tâm Văn hóa Pháp, là nơi chúng phải có mặt thường xuyên mỗi chiều sau lúc tan học lớp ngày ở Nguyễn Hiền.”
Phan Mộng Hoàn ,San Jose, mùa Phục Sinh 2003.
http://www.art2all.net/tho/phanmonghoan/hoanghonthonvy/hhtv_nghegiutre.htm
PHAN MỘNG HOÀN, NHÀ GIÁO, NHÀ VĂN. NGUỒN INTERNET.
Mười hai đứa con …và không biết bao nhiêu đứa con khác trên giấy “ căn xông” (Carlson) hoặc trên khung vải nữa.
Làm mẹ kiểu Maria Mộng Hoa quá mệt hỉ!
Những chuyện tản mạn ghi lại như những nét chấm phá giúp chúng ta hình dung phần nào cuộc đời của nữ họa sĩ nầy.
Tôi còn may mắn nơn nữa khi tháo bọc nhựa ghi chú về bức tranh Mộng Hòa, bất ngờ khám phá một bản sao bài phỏng vấn nữ họa sĩ của Nguyễn Ngu Í thực hiện cho tờ báo Bách Khoa vào thâp niên 1960. Ngoài phần tiểu sử còn cho biết tư tưởng của Mộng Hoa về hội họa và trường phái hội họa đang theo đuổi. Qua đó cho thấy Mộng Hoa không phải là “thợ vẽ” mà là một nghệ sĩ thực thụ. ( BC: chờ dịp khác nhé).
TRÊN ĐỒI THÀNH LỒI, HUẾ. ẢNH TRƯỜNG THĂNG 2011.
Đầu năm nay, 2011, trong khi đi tìm nơi yên nghỉ họa sĩ Phi Hùng, tôi cũng cố gắng tìm mộ của nàng Mộng Hoa. Giữa trời mưa gió rét lạnh cuối đông xứ Huế, tôi đã quần đi đảo lại nhiều lần hàng hàng lớp lớp bia mộ trên một ngọn đồi thuộc nghĩa trang Giáo xứ Phường Đúc, nơi có một khu riêng biệt dành cho tộc Phan, nhưng không thấy dấu vết. Cuối cùng đành phải tìm về Nhà thờ Tộc Phan Phường Đúc. Tại đây, tôi ghi lại được một số hình ảnh của Đại tộc nầy và cách riêng gia đình nữ họa sĩ.
Từ đồi Thành Lồi cao ráo nhìn xuống dòng Hương Giang thơ mộng, chút tro tàn của một thời xuân sắc, tài hoa của họa sĩ Mộng Hoa hiện được lưu giữ tại nhà Tạm biệt Giáo xứ Phường Đúc.
Đâu là mộng và thực.
Cuộc đời phải chăng là một giấc Hồng lâu mộng.
Là số kiếp hoa mong manh Mạc đỉnh Chi.
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
( theo www.maivietbio.com.vn/news_detail.php?…)
Một giấc Nam Kha, cuộc tình chưa trọn.
Là mộng dưới hoa.
Buồn ?
Không và không!
Maria Mộng Hoa là một sứ gỉả đến từ cỏi thiêng, từ thánh ý Đấng Tối Cao.
Nàng đã sống trọn mối tình hồng trần.
Hình gia đình Hoa-Hường năm 1957
Hàng sau: Huệ, Hiệp, Hòa, Hoàn
Đứng ở giữa: Hằng, Hài, Huyền
Hàng trước: Chú Hường, Xuân Hạ, Thím Mộng Hoa ngồi ẳm Hoài, Hậu
TỈM GẶP TRÊN MẠNG INTERNET,
Để rồi hôm nay, sứ mệnh hoàn tất, lại trở về bên chính nguồn Chân Thiện Mỹ, trong hạnh phúc ngập tràn Mùa Xuân vĩnh cửu.
Xin cám ơn nàng tiên đến từ trời đã góp nhiều công sức cho đời!
Sài Gòn, ngày 19 tháng 6 năm 2011.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.
BC: Rất mong nhận được thêm nhiều thông tin, hình ảnh từ gia đình và thân hữu cố họa sĩ. Email : antontruongthang@gmail.com. Xin đa tạ.
TRÁI ĐẤT VẪN TRÒN.
Cuối cùng, phải đến… một “một cái kết có hậu”.
Từ Sài Gòn, vào ngày 27 tháng 01 năm 2015, linh mục An tôn nhận được một email, phản hồi bài viết đã gần 4 năm trước. tuy không có dấu tiếng Việt, chữ “toi” có vẽ xa lạ …nhưng vừa đọc “Toi la Ho Mong Nha-Uyen”…tôi biết ngay người viết là ai. Có thế chứ. Và câu chuyện về nữ họa sĩ Mộng Hoa lại tiếp tục. Lần nầy chắc sẽ có nhiều tình tiết hơn. Gửi đến độc giả antontruongthang.com để chia vui vì tìm được “người thân” và xác nhận ….linh mục Antôn không “nói dối”.
Đã gửi ngày 2015/01/27 lúc 9:09 sáng Toi la Ho Mong Nha-Uyen, chau ngoai cua ba Maria Mong-Hoa, va la chau co ngoai cua nguoi co Hoa Si Hoang Gia Trieu Hue ma ban van tren nhac den. micanzi@sbcglobal.net email …….. trả lời ngay. Chị Nhã Uyên thân mến. Tôi là linh mục Anton Nguyễn Trường Thăng, giáo phận Đà Nẵng, 72 tuổi. Trong antontruongthang.com blog cá nhân, tôi đã viết một loạt bài về các họa sĩ con cháu của cụ Nguyễn Khắc Nhân, nhưng trong đám con cháu chẳng thấy ai lên tiếng. Hơi buồn. Tôi cũng định viết về cô cháu ngoại Nhã Uyên mà tôi tìm thấy thông tin trên mạng, nhưng chưa đủ tài liệu. Nay chính đương sự liên lạc với mình, còn gì quí hơn. Xin cám ơn chị rất nhiều. Từ đây tôi “hết” nhiệm vụ, chị viết tiếp nhé. Mong chị cũng cho một số thông tin để viết về cô cháu Nhã Uyên cũng khá nổi tiếng. Tôi cũng vừa nhận thư của mẹ chị, nhà văn Mộng Hòan. Trang blog của tôi: antontruongthang.com Email: antonthang@gmail.com Tel: 0914044075 Chào chị và chúc gia đình bình an, hạnh phúc. Lm Anton Nguyễn Trường Thăng. … chị Mộng Hoàn gửi tiếp một email. Phan Mộng Hoàn commented on HỌA SĨ NGUYỄN VĂN NHÂN, TÁC GIẢ BỘ TRANH LỄ PHỤC TRIỀU ĐÌNH ANNAM TẾ NAM GIAO, 1902, LÀ AI ? HỌA SĨ NGUYỄN VĂN NHÂN, TÁC GIẢ BỘ TRANH LỄ PHỤC TRIỀU ĐÌNH ANNAM TẾ NAM GIAO, 1902, LÀ AI … Kính thưa cha, Mãi đến hôm nay con là cháu ngoai của H/S Nguyễn Khắc Nhân mới được đọc bài viết với tài liệu quý giá của ông ngoại con do cha viết. Chào chị Mộng Hòan.Nhận được thư NHÃ UYÊN sáng nay và kế tiếp chị MÔNG HÒAN, tôi rất vui vì lẽ ra chúng phải biết nhau từ lâu. Không biết chị có vào antontruongthang.com không. Cái blog tôi duy trì từ 4 năm nay, trong đó tôi viết không biết bao nhiêu bài về họa sĩ Phi Hùng và Mộng Hoa, mẹ của chị. Nếu chưa thì hãy vào gấp antontruongthang.com và đọc những bài trong mục VHNT tức Văn Hóa Nghệ thuật về cậu PHI HÙNG và mẹ MÔNG HOA. Phải nói là tôi rất, rất buồn vì từ mấy năm nay, không thấy con cháu cụ NGUYỄN KHẮC NHÂN liên lạc với mình, vô lẽ họ quên cội nguồn rồi sao? Tôi còn biết hình chị lúc trẻ và đọc các bài viết của chị trên Internet. Không biết chị còn giữ được bức tranh với cây đàn tranh không. So với chị MỘNG HÒA với một bức tranh tương tự (xin lỗi) xem ra nhan sắc chị kém hơn, không mơ mộng bằng. Hihi. Chị Mộng Hòa đang ở nhà tôi…có lẽ chị ấy lớn hơn tôi vài tuổi. Tôi sinh năm 1942. Tôi muốn nói mình đang là sở hữu chủ bức tranh mẹ Mộng Hoa vẽ cho con gái. Tại sao tôi có được bức tranh ấy, vào antontruongthang.com sẽ rõ.Chị Mộng Hòan thân mến. Chuyện còn dài…mong con cháu các họa sĩ thuộc gia đình cụ Văn Nhân tiếp nối truyền thống cha ông. Tôi sẽ thu thập tài liệu để viết về Nhã Uyên. Năm qua, tưởng mình đã …tiêu tùng sau khi “hóa trị” 12 đợt chữa bệnh ung thư Hạch bạch huyết Hogdkins. Chúa còn cho sống. Hiện tôi đang hưu trí tại quê nhà An Ngãi, cách Đà Nẵng 15 cây số. NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG, XÓM BÀU, THÔN AN NGÃI TÂY 2, XÃ HÒA SƠN, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. SỐ PHONE: O914044075. email: antonthang@gmail.com. Mong có dịp gặp con cháu cụ Khắc Nhân, Phi Hùng, Mộng Hoa…Hồi nhỏ tôi thường đến “dòm” cái phòng tranh mẹ Mộng Hoa, đường Độc Lập, bên cạnh Air Viet Nam, rất thích thú, không biết gia đình còn giữ một vài photos, một số bức tranh… giúp tôi minh họa các bài viết về Mộng Hoa. Cô Phi Phong ở Huế có dẫn tôi đến khách sạn Bên Ngự nơi đó có tượng một cô gái tương truyền là Mộng Hoa, chuyện khá li kì. Hẹn thư sau. Xin Chúa chúc lành cho cả nhà. Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng. (hiện đang ở Sài Gòn, tuần sau về lại Đà Nẵng)…
Kinh thua Cha Anton Mong Cha dung buon khi khong tay ai len tieng ve bai viet. Gia dinh cua con khong ai doc duoc hai bai viet nay ca, cho den may ngay gan day! Rieng con thi ngay hom nay con moi duoc dip doc bai viet cua Cha lan dau tien. Thu that 12 nam qua, con bat ron voi con nho, nen khong co gio doc hay lam gi het ngoai chuyen lo cho 3 dua con nho cua con. Gan day, tui con cua con cung hoi lon duoc mot chut, nen con moi co gio ve voi lai. Con xin vai hang tom tat ve con. Con ngay xua khi o Vietnam theo hoc tranh lua voi hoa si Nguyen thi Tam. Vao cuoi nam 1989, con co to chuc 1 cuoc trien lam tranh lua, nhu la bai viet cua Cha co viet nhu the. Con qua My nam 1990. Con vao dai hoc tiep tuc theo duoi dam me ve hoi hoa cua minh. (Trong bai viet cua Cha cung co nhac nho mot chut ve con trong thoi gian nay, con doc rat la cam dong). Sau khi ra truong, con lam voi hang hoat hinh cua Walt Disney tu nam 1997-2000. Con giup tao dung design cho nhung phim hoat hinh Treasure Plannet, Atlantis, Home on The Range, Lillo and Stich 2, va Tarzan 2. Den luc nay, con da lap gia dinh va co con nho. Vi vay con quyet dinh o nha cham lo cho con cai chu khong di lam nua. Luc cac con cua con bat dau vao truong tieu hoc, con cung bat dau den truong cua chung, phu giup cac co thay cham lo cho cac hoc sinh trong truong. Con xung phong lam viec thien nguyen trong truong, day ve cho lu hoc tro be. Nhin lu con nit vui khi ve voi sang tao, long con cung thay rat vui, thay minh cung lam duoc mot gi do co ich cho xa hoi. May nam gan day, con cung da bat dau quay tro lai voi hoi hoa. Cung nhu ong Co ngoai Ng Khac Nhan va Ba Ngoai Mong Hoa, con rat thich ve chan dung. Con thich dien ta noi tam cua nhung nhan vat ma con moi lam mau cho con. Neu Cha Anton ranh, xin cha lam xem trang website cua on o minahoferrante.com Hien tai, con dang nghien cuu chuan bi cho mot project con dinh se ve trong nhung ngay sap toi. Trong project nay, con se bat dau tu chan dung may dua con cua con, sau do se trace back to the roots and history cua hai ben gia dinh. Ben gia dinh cua con se co nhung hinh anh lien quan tu luc ong noi cua con bi dau to o Nghe An, Ba con vuot tuyen ve Nam. Sau do la Giai Phong 75, roi vuot bien… Nhung hinh anh ben gia dinh cua chong con se gom nhung hinh anh tu luc nhung nguoi tu Chau Au vuot bien bang tau den dinh cu o dat My trong nhung ngay dau lap quoc cua Hoa Ky. Italian Immigrant. Hardship. van van… Con nghi project nay se ton nhieu thoi gian, khong chi ve thoi gian ve va tao dung ma con ve nghien cua, tim toi, luc loi lai nhung tin tuc tu thoi xa xua. Vi vay den ngay hom nay doc hai bai viet cua Cha, con mung qua. Con nghi la y Chua huong dan con den hai bai blogs nay cua Cha! (con xin loi Cha, tieng Viet cua con khong con thao lam, nen thinh thoang con phai dung vai tu tieng Anh de dien ta y minh. Mong Cha khong trach) Vai dong tham cha Anton. Chuc cha suc khoe. Con se vão blog cua Cha de follow nhung bai viet cua Cha nhe. Con, Nha-Uyen
…. Hôm qua, 29 tháng 01 năm 2015, từ Sài Gòn, trên xe đi Dốc Mơ dự lễ an táng linh mục Giuse Nguyễn Trung Hưng, biệt danh “Hưng râu”, tôi ngồi gần linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triet…thao thao bất tuyệt về chuyện gốm sứ, rồi chuyển sang câu chuyện Mộng Hoa và những gì vừa xảy ra. Cha Triết cũng vui, lưu ý “mình mà biết thì không cho ông bức tranh kia”… Đó là cái may của mọi người, chứ không riêng chi con. Chúng tôi cùng cười. Cha Niệm im lặng nảy giờ “comment” – Cái lão Thăng lúc đầu im như hến mà đụng đến gốm sứ …là nói không dứt…ru mình ngủ một giấc ngon”. Hihi haha! SÀI GÒN NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2015.
|