CHƯƠNG XVI
GIÁO HỘI VIỆT NAM TỪ VUA GIA LONG
ĐẾN THỜI PHÁP THUỘC 1800-1900. ( I )
A. Nhà Nguyễn 1802-1945.
1. Vua Gia Long (1762- 1820)
Người đã có công tái lập nhà Nguyễn. Trã thù nhà Tây Sơn. Thống nhất đất nước lần thứ nhất. Năm 1802 , Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, niên hiệu Gia Long , lấy Phú Xuân làm kinh đô, sai sứ thần Lê quang Định sang nhà Thanh xin phong vương. Nhà Thanh cho rằng để khỏi lẫn lộn với Nam Việt thời Triệu Đà, nên đổi tên Việt Nam. Bộ quốc triều hình luật 1815, 22 quyển, 398 điều luật. Hai vợ chính và nhiều thê thiếp sinh 13 hoàng tử , 18 công chúa. Qau đời kỷ Mão 1820, thọ 59 tuổi, ở ngôi chúa 25 năm, ngôi vua 18 năm.
2. Vua Minh Mạng ( Nguyễn Phước Đảm ) (1820 -1840).
Sinh 1791, tư chất thông minh, hiếu học, tinh thâm nho học, sùng đạo Khổng, thần phục nhà Thanh, nghi ngờ Tây phương. Đặt thế hệ thi, hy vọng 500, nhưng đền chữ Vĩnh đã chấm dứt. Vua có rất nhiều vợ , 78 hoàng tử, 64 công chúa. Tổng cọng 142 người con. Chết năm 1841, trị vì 21 năm, thọ 51 tuổi.
3. Vua Thiệu Trị ( Miên Tông) ( 1841-1847)
Lên ngôi lúc 34 tuổi , theo di huấn của cha. Bi bệnh mất năm 41 tuổi, trị vì 6 năm. Thiệu trị có 29 hoàng tử, 35 công chúa. Tổng cọng 64 người con
4. Vua Tự Đức ( Hồng Nhiệm) ( 1847-1833).
Lên ngôi lúc 19 tuổi. Ốm yếu, ít kinh lý, ít biết dân tình nhưng thông minh, có tài văn chương, chuộng Nho học, có hiếu với mẹ, ghi ‘’ từ huấn lục’’. Triều thần bảo thủ, chủ trương ‘’ bế quan toả cảng’’. Cuối cùng mất các tỉnh phía Nam, phải ký hiệp ước Quý Mùi 1883, rồi Patenôtre 1885. Tự Đức mất năm 1883, thọ 55 tuổi.
Thời kỳ Pháp đô hộ.
5. Vua Dục Đức ( Ưng Chân) 1883.
Tự Đức có hàng trăm vợ nhưng không con. Dục Đức lên ngôi nhưng Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường thủ tiêu. Làm vua ba ngày.
6. Vua Hiệp Hoà ( Hồng Dật ) ( 6-1883-11-1883 ).
Con út vua Thiệu Trị . Thuyết và Tường thâu tóm quyền hành , định giết họ, nhưng việc bại lộ , bị ép uống thuốc độc 29-11-1883, 38 tuổi.
7. Vua Kiến Phúc ( Ưng Đăng ) ( 1883-1884).
Lên ngôi lúc 14 tuổi. Mẹ nuôi là Học phi cùng Nguyễn văn Tường đã ám hại. Làm vua tám tháng.
8. Vua Hàm Nghi ( Ưng Lịch) (1884-1885).
Lên ngôi lúc 13 tuổi. Toà Khâm sứ Pháp không được thông báo, doạ bắt vua. Tôn thất Thuyết ra lệnh nỗ súng trước. Bị phản công, thất bại, Tôn thất Thuyết hộ giá ra Tân Sở, công bố chiếu Cần Vương. Bị bắt năm 1888, lúc đó 17 tuổi, bị đày đi Algérie. Thọ 64 tuổi.
9. Đồng Khánh ( Ưng Xuỵ) ( 1885 -1888)
Vua Hàm Nghi bỏ kinh đô. Pháp và triều đình đưa. Ưng Xuỵ lên ngôi lấy niên hiệu Đồng Khánh. Thân Pháp. Mất năm 1888, làm vua 3 năm, thọ 25 tuổi. Có 9 người con ( 6 nam, 3 nữ).
10-Vua Thành Thái ( Bửu Lân) ( 1889-1907 )
Tuổi nhỏ bị đày đoạ. Biết thương dân , nhưng thực dân Pháp buộc từ chức, sau bị đày sang đảo Réunion. Làm vua 18 năm. Mất tại SàiGòn năm 1954, thọ 74 tuổi.
11. Vua Duy Tân ( Vĩnh San ) ( 1907-1916)
Còn cương quyết hơn cha là Thành Thái. Âm mưu đánh Pháp bị bại lộ. Bị đày sang đảo Réunion. Sau thế chiến hai , được De Gaulle cho về, nhưng bị chết vì tai nạn máy bay .
12. Vua Khải Định ( Bửu Đảo) ( 1916-1925).
Rất thân Tây nên bị công kích nhất là Nguyễn Ái Quốc và Phan châu Trinh. Mất năm 1925, thọ 41 tuổi.
13. Vua Bảo Đại ( Vĩnh Thuỵ ) ( 1926- 1945)
Sau thời gian học tập tại Pháp, năm 1932 chính thức chấp chánh. Ngày 30-8-1945, tuyên bố thoái vị.Năm 1949 làm Quốc trưởng và năm 1956 , lưu vong tại Pháp. Mất năm 1997.
Kể từ vua Gia Long đến vua Bảo Đại , đất nước xảy ra biết bao nhiêu biến cố. Trong một đất nước như thế, số phận của người công giáo được định đoạt bởi thái độ chính trị của những nhà cầm quyền . Sau một thời gian đầu dễ dãi vì nhớ đến công ơn của Đức Cha Bá Đa Lộc, người có công lớn trong việc tái lập nhà Nguyễn, đến đời con là vua Minh Mạng , bầu khí càng ngày càng
căng thẳng để rồi tiếp đến bách hại chồng chất lên bách hại cho đến cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam.
Nguyên nhân xảy ra những cuộc bách hại rất nhiều, nhưng tựu trung là do đức tin công giáo không phù hợp với phong tục tập quán . Vua quan sợ mất uy quyền .
B.Chủ nghĩa đế quốc và thực dân Châu Âu thế kỷ 19.
Từ những cường quốc ban đầu Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha thế kỹ 16. Âu Châu càng ngày càng có thêm nhưng nước hùng mạnh như Hoà Lan, Anh Quốc, sau đó là Pháp. Kỹ nghệ phá triển, chủ nghĩa tư bản đang bành trướng . Các nước cần nguyên liệu và cần nơi tiêu thụ hàng hoá. Cậy vào những trang bị mới về vũ khí và phương tiện hàng hải, họ bắt đầu can thiệp vào nội tình các nước ở Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Người Anh, người Hoà Lan đã khống chế nhiều đại dương, nhiều điểm chiến lược Người Pháp, sau những chiến bại thời Napoléon I và I I I , đã bắt đầu bước vào cuộc chạy đua thực dân. Ở Á Đông, Hoà Lan và Anh đã chốt được những địa điểm chiến lược như ẤÙn Độ, Malacca, Indonesia. Trung Quốc thì quá rộng lớn nên họ thành lập liên minh để tấn công vào thời nhà Thanh suy yếu. Việt Nam đương nhiên là miếng mồi thèm muốn của Pháp vì quá chậm chân. Thay vì có chính sách ngoại giao khôn khéo như Thái Lan. Vua quan Việt Nam tự cao tự đại, quá tin tưởng vào cái dù lũng Trung Quốc , một mặt bế quan toả cảng, một mặt đàn áp nhân dân trong nước. Bên cạnh những thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc nỗi lên như ong. Thay vì vỗ về dân tình, nhà cầm quyền chỉ dùng bạo lực. Riêng đối với công giáo, chính sách kỳ thị qua bao đời vẫn tiếp tục được thi hành và do quá sợ hãi, nhà cầm quyền dùng phương pháp bách hại đẫm máu. Những tin tức về những việc tàn bạo, được các phương tiện truyền thông thời đó loan truyền về Âu Châu tạo nên một sự phẩn nộ đối với những ông vua bạo chúa ‘’ man di mọi rợ ‘’. Phải làm gì để chấm dứt tình trạng trên. Nước Pháp đã can thiệp, có thể lúc đầu vì việc đạo, nhưng sau đó do phong trào chung đánh chiếm thuộc địa. Ở Pháp , sau khi hất cẳng Napoléon 3, quyền lãnh đạo đất nước lại thuộc Đảng Cọng hoà Cách mạng , chẳng ưa gì đạo nhưng lợi dụng chiêu bài đạo thánh để đánh chiếm Việt Nam. Nếu Âu Châu xâm lăng chỉ một nước Việt Nam thì có thể bảo rằng chính đạo công giáo gây nên. Nhưng có bao nhiêu nước ở Phi Châu, Ấn Độ. Nam Dương , Mã lai , Trung Quốc Miến Điện …đâu có vì đạo mà, cũng bị thực dân đánh phá. Người Anh đã chẳng tự hào ‘’Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh’’, mô tả những thuộc địa của họ khắp thế giới. Vậy việc đánh chiếm Việt Nam chẳng qua là một phong trào chung của các nước Âu Châu trong thế kỷõ 19. Cái cớ bảo vệ đạo chỉ là thứ yếu.
C. Phong trào truyền Giáo trong thế kỷ 19.
Ở Âu Châu, các cuộc chiến tranh và nhất là cách mạng Pháp đã làm điêu đứng bao nhiêu quốc gia công giáo. Riêng ở Pháp, sau khi Cách Mạng Pháp đã đập phá tan tành Giáo Hội thì một khi bình yên trở lại, đã xuất hiện một nền văn chương Kitô giáo với những tác phẩm như ‘’ Le génie du Christianisme’’ của Chateaubriand , làm khơi dậy tinh thần truyền giáo nơi giới trẻ. Báo chí đưa tin tức về các xứ truyền giáo, những vùng đất mới lạ quyến rũ những con người muốn phiêu lưu vì Thiên Chúa. Những phương tiện giao thông thuận lợi hơn như xe lửa, tàu chạy hơi nước. Những phương tiện truyền tin nhanh chóng hơn như điện tín. Những thứ thuốc men hiện đại hơn như thuốc trừ sốt rét. Người ta đã biết đến vi trùng nhờ Pasteur, đã biết khử trùng, tiệt trùng. Một thế hệ trẻ công giáo Âu Châu háo hức lên đường để làm vinh danh Chúa và đồng lúc mang ánh sáng văn minh đến ‘’khai hoá ‘’ những người bị áp bức, nô lệ hoặc còn trong tình trạng ‘’ bán khai’’, còn đang sống dưới ‘’ ách ma quỷ’’. Chưa bao giờ mà Giáo Hội lại có một lớp thanh niên hăng say như thế. Việc lên đường mang phong cách của nền văn chương lãng mạn phiêu lưu thế kỷ 19.
Trong lúc đó công cuộc truyền giáo đã được hệ thống hoá, trung ương tập quyền , dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thánh Bộ Truyền giáo và các Đức Thánh Cha quan tâm đến việc tông đồ .
Nhiều tu hội truyền giáo mới xuất hiện tăng cường cho những dòng cũ như Tu hội Mẹ Maria ( Maristes) 1817. Dòng Chúa Chiên lành 1835, Dòng Đức Bà Núi Sion 1842, Dòng Đức Mẹ Lên Trời ( Assomptionnistes) 1845, Dòng Tận hiến của Đưcù Mẹ Vô nhiểm ( Oblats de Marie-Immaculée), 1816. Nói chung chỉ từ 1800 đến 1850 có hơn 100 dòng tu mới, hai phần ba từ Pháp. Địa bàn rất rộng rãi từ giáo dục ( 20 dòng) đến công việc từ thiện bác ái chuyên nghiệp như giúp người mù, câm điếc, phụ nữ hoàn lương, phong cùi vv
Tông đồ giáo dân. Giáo dân ý thức truyền giáo. Từ đây việc tông đồ không còn là việc riêng của hàng giáo phẩm, giáo sĩ hay các chính phủ được uỷ quyền. Đây là việc của mọi người dân Chúa. Cô Pauline Marie Jaricot , năm 1822, có sáng kiến tổ chức từng nhóm thợ dệt 10 người, mỗi tuần góp một xu . Hội nầy sau đó phát triển mạnh thành Hội truyền bá Đức Tin . ( Oeuvre de la Propagation de la Foi) có chi nhánh hơn 100 quốc gia. Hội Thánh Nhi chuyên giúp các cô nhi viện, trường học v.v.
Giáo Hội công giáo trong thế kỷ 19 gặp nhiều khủng hoảng nội bộ và áp lực từ bên ngoài, nhưng cũng từ những thách đố đó, Giáo Hội đã canh tân, đổi mới và trở thành phổ quát hơn. Nhờ đó, Giáo hội ở Việt Nam dù bị cấm cách nhưng dựa vào những hổ trợ nhân lực và tài lực, người công giáo ở Việt Nam giữa những cơn bách hại của các vua chúa nhà Nguyễn vẫn tiến đều về mọi phương diện.
Tham khảo và bài đọc thêm:
+ HÀ VĂN THƯ, TRẦN HỒNG ĐỨC : Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Hoá Thông tin, Hà nội 1997, tr.180-190.
+ MỘT GIÁO SƯ SỬ HỌC : Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, quyển 1.
+ TRẦN PHỔ OFM : Tỉnh dòng anh em hèn mọn Việt Nam, lưu hành nội bộ, không đề năm, cuốn 1.
+ PHAN KHOANG : Pháp thuộc sử, Nhà sách Khai trí, Sàigòn 1961, tr. 32.
Trả lời