TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI ĐỊA PHẬN QUY NHƠN 1964 -1965.
Từ khi Đức Cha Đôminicô nhận Địa phận (5/1963) sinh hoạt công giáo trong 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vẫn tiến đều theo nhịp điệu của các năm trước.
Hè 1964 phong trào Nhân dân cứu quốc nổi lên dưới chiêu bài tiêu diệt Đảng cần lao, và Công giáo bị đồng hóa với cần lao một cách hết sức vô lý, vì đó có một số nhà thờ bị tàn phá và nhiều công giáo bị giết hại.
Tháng 9 năm 1964 phong trào Nhân dân cứu quốc còn chưa lắng diệu thì Việt cộng nằm vùng đứng dậy cướp nhiều làng xã.
Việt cộng một khi cướp được làng xã, đã tìm cách tiêu diệt người Công giáo, chém giết những người tốt sốt sắng với chân lý Công giáo, những người Công giáo đã tham gia công tác dân sự và quân sự trong thôn, trong xã. Đàn bà, con gái, trẻ em đều bị dẫn đi lên núi. Có đôi nơi Việt cộng cố giữ đồng bào Công giáo ở thôn ấp để chúng lợi dụng.
Song đồng bào Công giáo ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên đã sống 10 năm dưới chế độ Cộng sản 1945 – 1955, đã hiểu rõ mưu mô xảo quyệt của Cộng sản, nên Việt cộng đến đâu đồng bào Công giáo bỏ nhà cửa ruộng vườn ra đi, hầu hết là hai bàn tay trắng, chạy đến những nơi an ninh hơn để có thể giữ đạo, trung thành với Thiên Chúa và Giáo hội.
Khi tị nạn cộng sản, đồng bào công giáo thường chạy về với họ đạo ở quận lỵ nhất là tại các tỉnh lỵ, đồng bào công giáo ở Phú yên chạy về Tuy Hòa ở Quảng Ngãi chạy về tỉnh và Phú Hòa (cách tỉnh Quảng Ngãi 5km), ở Bình định chạy về Qui Nhơn.
Riêng Bình định một số tỵ nạn ở Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Kim Châu (An Nhơn) Nam Thạnh (Tuy Phước). Đồng bào tỵ nạn về thành phố Qui Nhơn đại đa số định cư trên khu đất chạy từ Nhà Thờ Chánh Tòa xuống cầu tàu, một số định cư ở khu VI, Quí Đức (Gò rộng), Gành ráng và Xuân quang. Ngoài ra một số đã được đưa vào định cư ở Tân Phú (Sài gòn).
Một khi giáo dân chạy về các quận lỵ hoặc tỉnh lỵ để tỵ nạn cộng sản chủ chiên cũng phải theo con chiên để lo việc phần hồn cho con chiên đau lòng bỏ lại miền quê, phú giao cho Chúa quan phòng những ngôi thánh đường thân yêu nặng triễu kỷ niệm, những ngôi thánh đường mà các cha cũng như giáo hữu đã góp bao công của để tu bổ, tái thiết hoặc kiến tạo.
Hiện thời trong suốt ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên chỉ những sở chính sau đây hiện còn sinh hoạt và linh mục có thể ở lại hoặc tới lui được.
Tỉnh Quảng Ngãi: Có Quảng Ngãi, Phú Hòa, Châu ổ
Tỉnh Binh Định: Có Đại Bình, Kim Châu, Ngọc Thạnh, Công Chánh, Qui Nhơn, Hòa Ninh, Qui Hòa, Tân Dinh Phú Phong, Phù Cát, Phù Mỹ Trường Cửu
Tỉnh Phú Yên: Có Tuy Hòa, Mằng Lăng, Đồng Tre, Sông Cầu, Đông Mỹ, Tịnh Sơn.
Chúng ta hy vọng trong một tương lai không xa, nhờ công cuộc bình định của chính quyền, an ninh văn hồi, đồng bào sẽ được an vui nơi làng mạc than yêu.
ĐẠI CHỦNG VIỆN
Địa phận Qui Nhơn từ năm 1961 đến nay không có Địa chủng viện riêng. Đại Chủng sinh được gởi học ở Đại chủng viện Xuân Bích (Huế) và ở Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt.
Trong niên khóa vừa qua vì Huế Không được yên ổn, Ban Giám Đốc Đại chủng viện Xuân Bích Huế đã gởi một số các Thầy Thần Học vào Đại chủng viện Xuân Bích Vình Long, một số các Thầy Thần học khác ở lại Huế, Các Thầy Triết học học ở Nha Trang.
Niên khóa 1965 – 1966 tất cả các Thầy Đại chủng viện Xuân Bích Huế sẽ tựu về học ở Huế trong tháng 9
- Chịu chức cuối niên khóa 1964 – 1965
Cắt tóc: Ngày 31 – 5 – 1965 tại Huế, các thầy Phêrô Nguyễn Văn Nhuận và Giuse Khổng Năng Bao.
Chức 3 và 4: Thầy Giuse Trương Phúc Tinh.
Chức 5: Ngày 24 – 7 – 65 tại Vĩnh Long, các thầy Antôn Hoàng Tiến Nam, Phêrô Nguyễn Đình Đệ, Antôn Lê Quang Trình, Luca Nguyễn Huy Kỹ, Giuse Đình Văn Giảm
BẢNG THÔNG TIN
ĐỊA PHẬN QUI NHƠN VÀ ĐÀ NẴNG
SỐ 44
THÁNG 8 1964
Trong số này:
- QUI NHƠN:
– Thư Luân lưu ĐGM về lẽ trái tim cực sạch Đức mẹ
– Tin tức
- ĐÀ NẴNG
– Thư Đức Cha tạm biệt đi hội Công đồng
– Thông cáo Tòa Giám mục
– Tin tức.