NĂM 1957 -1958.
BA BIẾN CỐ QUAN TRỌNG
TẠI ĐỊA PHẬN QUI NHƠN.
1.ĐỨC CHA P.M. PHẠM NGỌC CHI QUẢN TRỊ ĐỊA PHẬN QUI NHƠN
2.ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ 12 TẠ THẾ. DI CHÚC.
3.TÂN GIÁO HOÀNG GIOAN 23.
1.ĐỨC CHA P.M. PHẠM NGỌC CHI QUẢN TRỊ ĐỊA PHẬN QUI NHƠN.
I.— ĐỊA PHẬN QUI NHƠN ĐƯỢC TRAO CHO HÀNG GIÁO SĨ VIỆT NAM
Ngày 22-7-57, Đức Ông Giuseppe Caprio, nhiếp chính Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã thông báo quyết định của Đức Giáo Tông phân địa phận Qui nhơn làm hai và trao phần cũ cho hàng Giáo sĩ Việt Nam phụ trách, đồng thời bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi quản tri Địa phận ấy.
Dưới đây là mấy văn kiện liên quan :
1)Thư thứ nhứt Đức Khâm Sứ gửi
Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh
ĐÔNG DƯƠNG
Sài gòn, ngày 22 tháng 7 năm 1957
Số 396
Thưa Đức Cha rất đáng Kính,
Tôi trân trọng đưa tin Đức Cha hay : Đức Thánh Cha đã chiếu cố :
1)Thiết lập địa phận mới Nha Trang, một phần tách bởi địa phận Qui Nhơn và một phần bởi địa phận Sai gòn.
2)Trao phó cho hàng Giáo sĩ Việt Nam coi sóc địa phận Qui Nhơn, sau khi phân khỏi Nha Trang, còn gồm 4 tỉnh : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
3)Bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Quản địa phận Qui Nhơn, mà còn giữ chức Giám Mục Bùi Chu, tùy quyền định đoạt của Tòa Thánh.
Nhân dịp thông báo quyết định tối cao của Đức Thánh Cha, tôi xin nồng nhiệt chúc mừng Đức Cha lại được Tòa Thánh tỏ lòng tín nhiệm thêm như thế, và tin chắc rằng Đức Cha sẽ xuất hết bầu nhiệt huyết để cho toàn nhiệm vụ mới hầu mưu ích lớn cho các linh hồn đã được trao phó cho Đức Cha.
Kính xin Đức Cha nhận lòng tận tụy triệt để của tôi tỏng Chúa.
- CAPRIO
Khâm Sứ Tòa Thánh
2) Thư thứ hai Đức Khâm Sứ gởi
Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh
ĐÔNG DƯƠNG Sai gòn, ngày 12 tháng 8 năm 1957
Số 413
**
Thưa Đức Cha rất đáng Kính,
Tôi hoan hỉ đưa tin Đức Cha hay : Đức Cha được phép trọng nhậm địa phận Qui Nhơn mà Đức Giáo Tông đã khứng bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Quản trước khi phụng nhận được sắc chỉ Tòa Thánh.
Kính xin Đức Cha nhận cho lòng tân tụy của tôi trong Chúa.
- CAPRIO
Khâm Sứ Tòa Thánh
3) QUYẾT ĐỊNH CỦA 2 ĐỨC GIÁM MỤC
Qui Nhơn và Nha Trang về vấn đề nhân sự
Điều I.—Tất cả những Linh mục sanh tại những tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam hiện đang làm việc tại các Họ thuộc địa phận Nha Trang sẽ đương nhiên trở về địa phận Qui Nhơn nay gồm 4 tỉnh kể trên.
Điều II.—Tất cả những Linh Mục sanh tại các tỉnh thuộc địa phận Nha Trang hiện đang làm việc ở Qui Nhơn cũng sẽ đương nhiên trở về địa phận Nha Trang.
Điều III.—Vì ích lợi giáo dân, những Linh mục nói ở điều I và II, kể cả Linh mục ngoại quốc, sẽ tạm thời ở nguyên họ mình đang ở, cho đến khi hai Đức Giám Mục tìm được Cha khác đến thay thế, bấy giờ ai nấy sẽ chiếu theo hai điều I và II trên kia trở về địa phận mình.
Điều IV.—Các Linh mục di cư đang trông nom các họ di cư cứ ở nguyên tại chỗ.
Điều V.—Dòng anh em Thánh Giuse hiện có nhà mẹ ở Nha Trang thì cứ tiếp tục cung cấp các Thầy Dòng dạy đạo hay dạy học cho cả hai địa phận.
Dòng nữ tu tại Gò Thị hiện có nhà mẹ ở Gò Thị Bình Định cũng cứ tiếp tục phụng sự cho cả hai địa phận.
Điều VI.—Các Chủng sinh ở Đại và Tiểu Chủng Viện sẽ lập tức nhập tịch địa phận nào mình có sinh quán ở đấy.
Làm tại Sài gòn, ngày 18 tháng 8 năm 1957
MARCEL PIQUET Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI
Giám Mục Giám Quản Tông Tòa
Địa phận Nha Trang Địa phận Qui Nhơn
II.—ĐỨC CHA PHÊRÔ MARIA PHẠM NGỌC CHI VỀ
TRỌNG NHẬM ĐỊA PHẬN
Như chương trình đã định, 9 giờ sáng ngày 29/8/57 Đức Cha cùng hai phái đoàn Qui Nhơn và Bùi Chu đã đáp xuống phi trường Qui Nhơn và được Đức Cha Marcel Piquet, hàng Giáo sĩ địa phận, hàng Giáo sĩ đại biểu di cư, và các đại diện chính quyền, quân sự địa phương ra đón tiếp. Từ phi trường, Ngài được rước vào nhà thờ Chánh tòa để nhận Địa phận Ngài theo Giáo luật. Có rất đông giáo hữu tham dự. Một bữa tiệc ngót ba trăm ghế đã được thết trưa đó tại Đại Chủng viện (Tòa Giám Mục lâm thời) để chào mừng Đức Cha mới.
Ngày Chúa nhật 1/9/57, Ngài đã hát lễ trọng thể tại nhà thờ chánh tòa, Kính các Á Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng C.G.T.H.V.N.
(BẢN THÔNG TIN
ĐỊA PHẬN QUI NHƠN
SỐ 1
Tháng 9 và 10 năm 1957)
*****
-
ĐỨC GIÁO HOÀNG PIÔ 12 TẠ THẾ. DI CHÚC.
I—MẤY VĂN KIỆN VỀ ĐỨC CỐ GIÁO TÔNG PIÔ XII VÀ
ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG
GIOAN XXIII
—***—
–Đức Giáo Tông Piô XII tạ thế: (Thư luân lưu số 5)
Giám Mục Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI
Quản trị Địa phận Qui Nhơn
Kính gửi các Cha, các Tu sĩ nam nữ và anh chị em Giáo hữu lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh.
Tôi đau đớn đưa tin các Cha và anh chị em hay: Đức Giáo Tông PIO XII đã tạ thế, sau khi đã lĩnh thụ các bí tích sau hết, hồi 2 giờ 52 đêm 9 tháng 10 năm 1958 (giờ quốc tế), tức 9 giờ 52 phút sáng ngày mồng 9 tháng 10 năm 1958 (giờ Việt Nam).
Tin buồn đó càng đột ngột càng bắt lòng ta cảm xúc! Một màn tang lớn đương bao trùm Giáo Hội và Thế giới !
Nhân dịp, ta cũng nên ôn lại vài nét đại cương về thân thế của Cha chung. Ngài sinh ngày 2 tháng 3 năm 1876, tính đến nay đặng 82 tuổi 7 tháng 7 ngày, lên ngôi Tòa Thánh Phêrô ngày 2 tháng 3 năm 1939, tính đến nay đặng 19 năm 7 tháng 7 ngày. Ngài nổi tiếng là thông minh hùng biện, bặt thiệp ngoại giao, nhưng nhất là thánh thiện siêu phàm, hy sinh hãm mình dương như người thiên liêng, đọc kinh cầu nguyện cách sốt sắng và chăm chú như trông thấy Chúa vậy. Chính Ngài đã đặt nhiều kinh thật sốt sắng về đủ mọi vấn đề cho giáo hữu đọc.
Vê việc quản cai Giáo Hội, Ngài mạnh dạn và khôn ngoan canh cải nhiều điều cho phù hợp với hoàn cảnh hiện kim như giản luật chay Thánh thể, công nhận bản dịch mới Thánh vịnh, phục hồi Lễ nghi Tuần thánh, thiết lập các Dòng tu mới và khuyến khích canh cải các Dòng tu cũ cho hợp thời thế. Đã từ lâu đời, ít khi gặp được vị Giáo Hoàng sáng suốt và cương quyết để CÁCH MẠNG như Ngài. Cái danh dự đó, lịch sử sau này tất sẽ dành cho Ngài những nét vàng đậm.
Trên trường quốc tế, Ngài luôn luôn cổ vũ Hòa bình theo khẩu hiệu của Ngài : HÒA BÌNH, CÔNG VIỆC CỦA CÔNG BÌNH : Opus jusititiae, Pax. Ngài dùng mọi phương tiện giáo huấn, ngoại giao để ngăn ngừa chiến tranh. Nhưng khi Thế chiến thứ hai đã bùng nổ, chính Ngài đã cho tổ chức các cơ quan thông tin cho gia đình tù binh, nuôi dưỡng và giáo dục các trẻ mồ côi vô tội do chiến tranh tạo nên. Nhưng đối với nạn … vô thần, Ngài có một thái độ bài bác rõ rệt: chính Ngài đã tuyên vạ tuyệt thông cho những ai a dua với tà thuyết đó. Ngài cấm đoán mọi sự hợp tác dưới mọi hình thức, dầu về văn hóa, xã hội cũng không được. Nhưng đối với Liên Hiệp Quốc và các Tổ chức quốc tế do cơ quan đó đề ra, Ngài hưởng ứng nhiệt liệt, chẳng những đặt quan sát viên lại còn lệnh cho Công giáo Tiến hành gia nhập nữa, vì Ngài biết đó là phương tiện đưa tới Hòa Bình Thế Giới.
Đối với dân tộc Việt Nam lâm cảnh chiến tranh khốc liệt và non nước phân qua, Ngài tổ lòng ưu ái đặc biệt, đặt người theo dõi tình thế và hết sức giúp đõ vật chất tinh thần. Ngài đã đặt thêm Tòa Khâm sứ Miền nam, thiết lập Công giáo Tiến hành, bổ nhiệm 12 vị Giám mục và trao nhiều Địa phận cho hàng Giáo sĩ Việt Nam, trong đó có Qui Nhơn.
Ngài qua đi, để thương, để nhớ cho mọi tằng lớp, Giáo Hội mất một đấng cầm đầu, Thế giới tự do mất một Chiến sĩ Hòa bình gan dạ. Để tỏ lòng con thảo đổi với Cha chung, tôi sẽ nhân danh Địa phận cử hành lễ mồ trọng thể tại Nhà thờ chánh tòa. Phần các Cha và anh chị em Giáo hữu, xin hãy hợp nhau cầu nguyện và tổ chức lễ mồ hát cho Ngài tại các Chủng viện, Tu viện và Địa sở. Tại các nhà thờ thị xã hay quận lỵ, các Cha cũng nên mời chính quyền tham dự. Để buổi lễ được long trọng và đầy đủ ý nghĩa, các Cha hãy dọn bàn mồ xứng đáng có trưng chân dung Đức Giáo Tông và trước khi làm phép mồ, nên có bài giảng thuyết về thân thế và sự nghiệp của Ngài. Khi tiếp được thư nầy, các nhà thờ sẽ đổ chuông sầu.
Có thể nói như thế là tạm xong với người đã khuất. Nhưng Giáo Hội là Giáo Hội muôn đời bất diệt. Vị Thuyền trưởng này qua đi, vị Thuyền trưởng khác phải tiếp tới. Chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội một vị Thủ lãnh tài đức xứng đáng như Ngài muốn. Các Cha sẽ thêm Oratio de Spiritu Sancto trong lễ misa theo chữ đỏ cho đến khi bầu được Đức Tân Giáo tông. Trong thời gian đó, các giáo hữu cũng sẽ đọc thêm kinh Chúa Thánh Thần khi xem lễ và khi chầu phép lành về ý đó.
Sau hết, xin các Cha và anh chị em cũng nhờ cầu nguyện cho tôi cùng.
Qui Nhơn, ngày 9 tháng 10 năm 1958
Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI
GIÁM MỤC
—Bản Di chúc của Đức Giáo Hoàng Pio XII
–“Lạy Chúa xin thương xót tôi theo lòng nhân từ vô lượng của Chúa.” – Những lời cầu xin này mà tôi đã thốt ra xưa kia khi run sợ mà chấp thuận sự đắc cử lên chức Giáo Hoàng, vì biết rằng mình không xứng đáng, những lời cầu xin ấy tôi xin lập lại hôm nay một cách rất là chí lý vì tôi nhận định rõ những sự yếu đuối của tôi, những lỗi mà tôi đã phạm trong một thời gian lãnh đạo quá lâu dài, và trong một thời kỳ rất trầm trọng khiến tôi lại càng nhận thấy rõ mình thiếu xót rất nhiều và không xứng đáng.
Tôi khiêm tố cầu xin tất cả những ai mà tôi đã xúc phạm đến, những ai mà tôi có thể làm cho bị thiệt thòi, những ai mà tôi đã làm cho bất mãn vì những lời nói hay hành vi, tôi cầu xin những người ấy tha thứ cho tôi. Tôi cũng yêu cầu những ai có phận sự đừng bận tâm về việc xây cất đền đìa gì cả để kỷ niệm tôi. Miễn là nắm xương tàn của tôi được đặt một nơi thánh là đã đủ; nơi ấy tối tăm chừng nào, linh hồn tôi mãn nguyện chừng ấy.
Tôi không cần phải khẩn khoản xin cầu nguyện cho linh hồn tôi, vì tôi biết những qui lệ của Hội Thánh và lòng kính mến của giáo hữu đối với một Giáo Hoàng từ trần sẽ đem lại cho tôi rất nhiều lời cầu nguyện.
Tôi cũng không cần để lại một DI CHÚC TINH THẦN theo một tập quán rất đáng ca ngợi của nhiều vị giáo chủ rất sốt sắng vì rất nhiều hành động và diễn từ của tôi trong lúc thi hành phận sự cũng đủ trình bày rõ rệt cho tất cả những ai có thể muốn tìm tòi để biết tư tưởng của tôi về các vấn để tôn giáo và đạo đức.
Đến đây, tôi xin đề cử thừa kế của tôi là Tòa Thánh mà tôi đã hưởng thụ rất nhiều như đứa con hưởng thu của một người mẹ rất yêu mến.
KÝ TÊN
PIUS P. P. XII 15-5-56
(BẢN THÔNG TIN
ĐỊA PHẬN QUI NHƠN
SÔ 7
Tháng 9 và 10 năm 1958)
-
TÂN GIÁO HOÀNG GIOAN 23.
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIIIl lên ngôi
(Thư luân lưu số 6)
Giám Mục Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI
Quản trị Địa Phận Qui Nhơn
Kính gửi các Cha, các Tu sĩ nam nữ và anh chị em
Giáo hữu lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh.
Tôi vừa được thư Tòa Khâm sứ chính thức cho hay chung ta đã có Đức Tân Giáo Hoàng Gioan XXIII, đó là Đức Hồng Y Angelo Giuseppe RONCALLI, Tổ Giáo Chủ thành Venise và lễ Đăng quang của Ngài sẽ cử hành ngày 4-11-58 tại Rôma.
Theo thể thức đã vạch rõ trong Giáo luật, ngày 25-10-1958, 51 Đức Hồng Y từ khắp hoàn cầu đã tựu về Rôma hội Mật viện bầu Đâng kế vị Đức Piô XII trên Tòa ông Thánh Phêrô.
Sau những ngày mong đợi hồi hộp, hồi 17 giờ ngày 28-10-1958, khói trắng bốc lên từ đền Mật viện và Đức Hồng Y trường đoàn Phó tế chính thức tuyên bố đại hỷ tin cho công chúng đương tụ tập rất đông tại Công trường Thánh Phêrô “ “Tôi đưa tin mừng cho anh em: chúng ta có Đức Tân Giáo Hoàng là Đức Hồng Y Angelo Giuseppe RONCALLI, hiệu là Gioan XXIII”
Tức thì chuông các đền thờ Rôma đổ những hồi hoan lạc, các Giáo chủ, các Chính phủ tới tấp gởi điện văn chúc mừng.
Đức Tân Giáo Hoàng nhận hiệu Gioan vì lòng kính Thánh Gioan Tẩy Giả là đấng Bảo hộ quê hương Ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan I là một thánh Tử đạo (523-526), Đức Giáo Hoàng Gioan XXII, vị truyền bối của Đức Tân Giáo Hoàng về danh hiệu đã sống cách đây trên 6 thế kỷ (1316-1334).
Đức Tân Giáo Hoàng sinh ngày 25-11-1881 tại Sotto-il-Monte Địa phận Bergamo (Bắc Ý), đậu Tiến sĩ Thần học, thụ phong Linh mục ngày 10-8-1904 tại Đại Chủng viện Bergamo.
Năm 1918, Ngài được cử làm Tổng Tuyên úy các Đại Học Đường Ý và ngày 12-3-1921 làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương hội Truyền giáo tại Ý. Ngày 19-3-1925, Ngại thụ phong Giám mục thành Are’opoli ; ngày 16-9-1931 lãnh chức Thanh tra Tòa Thánh tại Bảo gia Lợi và từ ngay 15-11-1934, Khâm sứ Tòa thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 30-11-1934, Ngài được bầu cử làm Tổng Giám mục chính tòa Mesembria và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba lê từ năm 1944 đến 1952. Tại chức vụ nầy, Ngài đã tỏ ra là một nhà Ngoại giao khéo léo và đã có dịp Ngài tìm hiểu tình hình Việt Nam, thời kỳ đó đương có nhiều chuyện khúc mắc với Chính phủ Pháp.
Ngày 12-1-1953, Ngài thăng chức Hồng Y và ba ngày sau được bổ nhiệm là Tổ Giáo Chủ thánh Venise, như đức Thánh Piô X ngày xưa, cho đến khi đắc cử Giáo Hoàng.
Vừa lên ngôi, Ngài đã gời chào thăm các Chính phủ và an ủi hết các con cái Công giáo, nhất là những phần tử đương bị thử thách sau bức màn sắt. Tôi đã nhân danh Địa phận dâng điện văn qua Tòa Khâm sứ để chúc mừng Ngài khang ninh trường trị.
Chúng ta hãy vui mừng cảm đội ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội chóng có Chủ chăn như thế và hằng nhờ cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng được an mạnh đôi phần cũng vững lòng tin tưởng ở Giáo Hội duy nhất, thống nhất và bất diệt.
Lê Đăng Quang Đức Tân Giáo Hoàng sẽ được tổ chức vô cùng long trọng tại Đền Thánh Phêrô ngày 4-11-58, trước mặt các chức sắc Giáo Hội và Ngoại giao đoàn các nước cùng nửa triệu giáo hữu tham dự. Tại Saigon, ngày đó Tòa Khâm sứ cũng tổ chức Lễ Tạ Ơn tạ nhà thờ chính tòa cách trọng thể.
Trong Địa Phận nhà, tôi sẽ chủ sự Lễ Tạ Ơn tạ Nhà thờ Chính tòa. Các Địa sở, các Chủng viện, Tu viện, khi được thơ nầy, cũng hãy tổ chức lễ Tạ ơn, hát Te Deum, chầu phép lành Thánh Thể và thối thúc giáo hữu luôn nhớ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội. Nơi nào đã biết tin mà tổ chức lễ Tạ ơn kịp chính ngày Đăng quang hay một ngày nào trước khi nhận được thơ chính thức này thì thôi không phải thi hành nữa.— Các Cha sẽ thêm Oratio pro Pâp (imperata pro re gravi) trong lễ Misa hằng ngày cho hết tháng 11 dương lịch năm nay.
Sau hết, xin các Cha và anh chị em cũng nhớ cầu nguyện cho tôi và Địa phận.
Qui Nhơn, ngày 30 tháng 10 năm 1958
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIIIl lên ngôi (Thư luân lưu số 6)
Giám Mục Phêrô Maria PHẠM NGỌC CHI
Quản trị Địa Phận Qui Nhơn
Kính gửi các Cha, các Tu sĩ nam nữ và anh chị em
Giáo hữu lời chào thăm và phép lành Tòa Thánh.
Tôi vừa được thư Tòa Khâm sứ chính thức cho hay chung ta đã có Đức Tân Giáo Hoàng Gioan XXIII, đó là Đức Hồng Y Angelo Giuseppe RONCALLI, Tổ Giáo Chủ thành Venise và lễ Đăng quang của Ngài sẽ cử hành ngày 4-11-58 tại Rôma.
Theo thể thức đã vạch rõ trong Giáo luật, ngày 25-10-1958, 51 Đức Hồng Y từ khắp hoàn cầu đã tựu về Rôma hội Mật viện bầu Đâng kế vị Đức Piô XII trên Tòa ông Thánh Phêrô.
Sau những ngày mong đợi hồi hộp, hồi 17 giờ ngày 28-10-1958, khói trắng bốc lên từ đền Mật viện và Đức Hồng Y trường đoàn Phó tế chính thức tuyên bố đại hỷ tin cho công chúng đương tụ tập rất đông tại Công trường Thánh Phêrô “ “Tôi đưa tin mừng cho anh em: chúng ta có Đức Tân Giáo Hoàng là Đức Hồng Y Angelo Giuseppe RONCALLI, hiệu là Gioan XXIII”
Tức thì chuông các đền thờ Rôma đổ những hồi hoan lạc, các Giáo chủ, các Chính phủ tới tấp gởi điện văn chúc mừng.
Đức Tân Giáo Hoàng nhận hiệu Gioan vì lòng kính Thánh Gioan Tẩy Giả là đấng Bảo hộ quê hương Ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan I là một thánh Tử đạo (523-526), Đức Giáo Hoàng Gioan XXII, vị truyền bối của Đức Tân Giáo Hoàng về danh hiệu đã sống cách đây trên 6 thế kỷ (1316-1334).
Đức Tân Giáo Hoàng sinh ngày 25-11-1881 tại Sotto-il-Monte Địa phận Bergamo (Bắc Ý), đậu Tiến sĩ Thần học, thụ phong Linh mục ngày 10-8-1904 tại Đại Chủng viện Bergamo.
Năm 1918, Ngài được cử làm Tổng Tuyên úy các Đại Học Đường Ý và ngày 12-3-1921 làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương hội Truyền giáo tại Ý. Ngày 19-3-1925, Ngài thụ phong Giám mục thành Are’opoli{?} ; ngày 16-9-1931 lãnh chức Thanh tra Tòa Thánh tại Bảo gia Lợi và từ ngày 15-11-1934, Khâm sứ Tòa thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 30-11-1934, Ngài được bầu cử làm Tổng Giám mục chính tòa Mesembria và làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba lê từ năm 1944 đến 1952. Tại chức vụ nầy, Ngài đã tỏ ra là một nhà Ngoại giao khéo léo và đã có dịp Ngài tìm hiểu tình hình Việt Nam, thời kỳ đó đương có nhiều chuyện khúc mắc với Chính phủ Pháp.
Ngày 12-1-1953, Ngài thăng chức Hồng Y và ba ngày sau được bổ nhiệm là Tổ Giáo Chủ thánh Venise, như đức Thánh Piô X ngày xưa, cho đến khi đắc cử Giáo Hoàng.
Vừa lên ngôi, Ngài đã gời chào thăm các Chính phủ và an ủi hết các con cái Công giáo, nhất là những phần tử đương bị thử thách sau bức màn sắt. Tôi đã nhân danh Địa phận dâng điện văn qua Tòa Khâm sứ để chúc mừng Ngài khang ninh trường trị.
Chúng ta hãy vui mừng cảm đội ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội chóng có Chủ chăn như thế và hằng nhờ cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng được an mạnh đôi phần cũng vững lòng tin tưởng ở Giáo Hội duy nhất, thống nhất và bất diệt.
Lê Đăng Quang Đức Tân Giáo Hoàng sẽ được tổ chức vô cùng long trọng tại Đền Thánh Phêrô ngày 4-11-58, trước mặt các chức sắc Giáo Hội và Ngoại giao đoàn các nước cùng nửa triệu giáo hữu tham dự. Tại Saigon, ngày đó Tòa Khâm sứ cũng tổ chức Lễ Tạ Ơn tạ nhà thờ chính tòa cách trọng thể.
Trong Địa Phận nhà, tôi sẽ chủ sự Lễ Tạ Ơn tạ Nhà thờ Chính tòa. Các Địa sở, các Chủng viện, Tu viện, khi được thơ nầy, cũng hãy tổ chức lễ Tạ ơn, hát Te Deum, chầu phép lành Thánh Thể và thối thúc giáo hữu luôn nhớ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội. Nơi nào đã biết tin mà tổ chức lễ Tạ ơn kịp chính ngày Đăng quang hay một ngày nào trước khi nhận được thơ chính thức này thì thôi không phải thi hành nữa.— Các Cha sẽ thêm Oratio pro Papa (imperata pro re gravi) trong lễ Misa hằng ngày cho hết tháng 11 dương lịch năm nay.
Sau hết, xin các Cha và anh chị em cũng nhớ cầu nguyện cho tôi và Địa phận.
Qui Nhơn, ngày 30 tháng 10 năm 1958
( Trích BẢN THÔNG TIN
ĐỊA PHẬN QUI NHƠN
SÔ 7
Tháng 9 và 10 năm 1958)
LÊN MẠNG NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2014.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
Trả lời