2012 BÀI VIẾT TRANG CHÍNH TỪ THÁNG 5 2012 ĐẾN 12 2012
INTER NOS. LỚP CHÚNG TÔI :
KHÓA 6 GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN ĐÀ LẠT.
Về Đà Lạt, hội ngộ hôm nay, sau 50 năm, chỉ có 12 người … Lý do : 5 anh đã “dứt nợ trần”, 5 anh ở nước ngoài, 7 anh Phan Sinh bận việc nhà dòng… còn vài anh khác “trở sự”. Tuy ít, nhưng những phút giây bên nhau “nói thẳng nói thật”… nhiều “bầu tâm sự” nay mới có dịp trút ra …khiến anh em ngở ngàng. Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm tình Chúa bao la. Đã qua mùa giông bão, bớt đi “tham sân si”, anh em đã lên đến đỉnh Liang Biang, vẫy tay chào tất cả, khi trời sắp về đêm và đi xuống sườn bên kia.
Anh Bá Lãm nhớ lại:
“…Vào giữa mùa thu 1963, ngày 22/7 chúng tôi 33 mạng ‘lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ’ lều
chõng lên xứ anh đào với nỗi buồn man mác : không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Tất cả đều xa lạ : lạ thày, lạ bạn, lạ đất, lạ nhà. Gặp các thày tây đi lại hành lang, bọn
mình khớp lắm, vì không biết nói năng ra sao. Giỏi tiếng Pháp chỉ có 3 anh Nha
Trang : Phong, Thạnh, Thượng và anh Trần Định : anh em ngưỡng mộ lắm. Đa số
còn lại dù đã học tiếng Pháp 7 năm ở Trung Học, nhưng như vịt nghe sấm. Cũng sợ
ma cũ bắt nạt ma mới. Anh Hãn và anh Xuân ở K5 xuống, nhưng rất hiền hành. Ấn
tượng ban đầu là anh Đặng Đình Canh ở Đà Nẵng, mới đi giúp về, trông rất bề thế dễ
sợ, đến nỗi gặp anh chúng tôi phải xưng con với thày. Về sau mới biết anh đúng là
Canh, nghĩa là con nhà ‘Pater meus agricola est’, rất chân chất dễ thương, khi chơi
volley đỡ banh rất giỏi và chịu khó nâng banh cho mấy đứa cao đập xuống.
Năm dự bị gồm 33 người, nhưng lính mới tò te là 31 thôi, vì anh Hãn và Xuân là ma
cũ. Đúng ra là 30, anh số 30 là Đinh Tất Quý, sau một tháng thấy không thích hợp với
thời tiết Đà Lạt, nên xin về ĐCV/Saigon và anh Nguyễn Văn Vầy của Gp. Saigon lên
thay, nhận số 31, cộng với 2 anh cũ, thành con số 33 định mệnh. Multi sumus, phân
bố như sau : nhóm đa số của TCV. Piô XII chẵn một tá : Canh, Chi, Đính, Định,
Huệ, Liên, Nhì, Ninh, Nội, Sơn, Thăng, Tước chiếm hơn 1/3, đi đâu cũng ồn ào, to
tiếng nhất là xừ Đính, các dân thiểu số đều nể sợ nhóm này. Nhóm 2 của TCV.F.X.
gồm có ngũ vị : Chính, Chương, Hãn, Quý, Xuân. Nhóm 3 của TCV. Phú Nhuận tứ
nhân bang : Cảnh, Lãm, Quảng, Thư. Nhóm Nha Trang già giặn gồm tam nhân đồng
hành : Phong, Thạnh, Thượng. Nhóm Huế nhị vị : Mỹ, Vệ. Nhóm Saigon hai người
đẹp : Tập, Vầy. Nhóm lục tỉnh đúng 6 mạng : Hiếu, Hoài, Kim,Linh,Thanh Lino,
Tính. Đúng là trăm hoa đua nở, muôn mầu muôn sắc.
Cha Deslierres gây ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi. Là Cha linh hướng nên hiểu
rõ tâm trạng của chúng tôi, ngài thường thăm dò an ủi chúng tôi : Các thầy có “bườn”
không ? Lòng chùng xuống, nhưng khi ngài tự giới thiệu : Tôi là người Gia Nã Đai
với dấu sắc, chúng tôi mới cười được, đúng buồn cười.”
….
Lớp chúng tôi luôn bảo toàn số đông : năm dự bị là 33(-1), Triết 1 vẫn 32, Triết 2 còn
29 (Liên đi giúp, Linh “đạo nằm” và Xuân chuyển hướng). Triết 3 còn 28 (Hoài
chuyển hướng). Năm 1968 giúp xứ về Thần 1 còn 27, bớt đi 5 : Canh, Phong, Thạnh,
Thượng lên lớp trên, vì đã giúp xứ trước, Tập du học Roma, nhưng lại thêm 5 từ khoá
sau lên : Nguyễn Chính, Ng.Chí Hoà, Liên, Thanh, Thao) và được tăng cường rất dồi
dào với 9 anh em ngoại trú : 8 dòng Phanxicô (Ban, Minh, Phúc, Quý Phêrô, Quý
Maria Giuse, Sĩ, Thịnh, Vui), 1 Dòng Tên (Alexander Cuervo Arango học hết Thần 2
thì về Tây bán nhà).”
Năm mươi năm đã qua, tất cả đã vào tuổi “cổ lai hy”, đa số đã đóng góp nhiều công sức xây dựng Giáo Hội Việt Nam và Giáo hội toàn cầu, tuy vậy, hễ gặp nhau là như quên hết tuổi tác để vui đùa, chòng ghẹo nhau như ngày nào vui sống dưới một mái trường. Anh Vincent Ninh ghi lại đặc điểm từng anh như sau… không hiểu sao lại mất mấy câu về ”Thăng télé”. Bài nầy “tối tác” đã lâu…nay có nhiều thay đổi. Anh về VN họp mặt với anh em, bất ngờ té xe đạp…đứt “dây chằng”… Khiến Bá Lãm than : sinh nghề, NẠN nghiệp…vì xưa chuyên “Ông coi xe đạp, phúc trình vào ra” bị “tổ trác” cũng vì xe đạp!
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN KHÓA VI
1963-1972
Đàlạt khoá VI, 63
Đình Canh, họ Đặng nhà ta đứng đầu
‘Vu quy’ Đà Nẵng bấy lâu
Hỏi chăng nay đã trắng phau mái đầu?
Văn Cảnh chuyển hướng đã lâu
Phiêu du ‘Mẫu-quốc’ gõ đầu thằng Tây.
Văn Chi dáng dấp ông thày
Bất ngờ chuyển hướng, bấy nay mần gì?
Phạm Văn ‘Chính Sợ’ Bobbi
‘Phếu-gòn’ tá hoả mỗi khi Thày vời
‘Chính Siêu’ quê ở Quy Nhơn
Bỏ San-hồ-dế’, rời về Ches-tơ.
Tự khi từ giã ‘trăng mờ’
Giáo Chương dạy trẻ Cần Thơ bao mùa
Cân đai, mũ áo tua rua
Vít-vồ Hưng Hoá, bạc phơ mái đầu!
Văn Hoài chuyển hướng về đâu
Vĩnh Long sao rụng, bấy lâu mô chừ?
Nguyễn Xuân Huệ dáng vô tư
Kontum chốn ấy, thê nhi thế nào?
Ai về Ngã Sáu nhớ vào
Thăm con nhà Cẩu xem sao lúc này
Cuộc đời dầu có chua cay
So với Quang Tào, Cẩu hãy còn cao.
Văn Kim Bò-Ót Kà-Đao
Hỏi nghề ‘plastic’ hôm nào còn không?
Thanh Liên Cụ Tổng Kontum
Liệu nay hớt tóc có còn khá không?
Hoà Hưng Bá Lãm Phô Ông
Nhà cao, cửa rộng mênh mông một vùng
Anh em xa tắp muôn trùng
Ghé vào luôn có mền mùng gối chăn.
Mỹ Tho xưa có Linh Văn
Cũng đà chuyển hướng, mần ăn khá hì ?
Cờ Hoa ‘cháu đỏ’ Đình Nhi
Ẩn thân khi đã danh ghi một thời
Vincent ‘Hàm thiếc’ có người
Rong chơi câu cá Ngũ Hồ Chi-Gân
Liên Đoàn Chủ Tịch một lần
Phù vân giấc mộng có ngần ấy thôi.
Giê-rôm ‘ông Nội’ nổi trôi
Quyết đem tâm huyết, mồ hôi phục Lời.
Còn anh Tất Quý mới gân
Nhà thờ Bùi Phát tiếng đồn chịu chơi.
Mike Đình Quảng ‘Q’ rài
An vui ‘Trại Gái’ luyện bày tập tu
Nghe đâu cũng suýt Vít-Vồ
Cuống cuồng bỏ của, chạy xô lấy người.
Hoàng Sơn một mẩu, tung trời
‘Để tao’xây cất cuộc đời Kontum.
Loren Học Tập um-xùm
Lang thang Mẫu-quốc giúp giùm người ta.
Nguyễn Thành Tính ‘nghiến’ nhà ta
Đốc Quan Học Chính Cần Thơ tháng ngày
Ninh Kiều trấn ngự hôm nay
Vẫn đem tâm huyết dạy bày thư sinh.
Nguyễn Kim Đà lạt thuở xưa
Bấy nay e-ấp, hạt mưa sương trời.
‘Pen-ta-tớc’ Tước không rời
Tampa biển động mấy hồi mây rông.
Nha Trang hoàng tử hai ông
Nguyễn Quang Thạnh mải trông Gu-ru hoài
Lê Xuân Thượng bỏ Khâm Sai
Houston xây dựng tuyền đài ngàn thu.
Lạc Lâm còn nhớ Văn Thư
‘Tiến vào Cơ Sở’ giống như vào thành
Hôm ấy tập giảng đầu năm
Quên tiêu, đứng nắm cạp quần xốc lên!
Lu-Y Vầy cũng khá hên
Ra đi, trở lại, cũng nên cơ đồ.
Hiện đang gõ mõ bên bờ
Đại dương, cầu khấn Nữ Thần Tự Do.
Dân ‘Vệ’ trấn thủ Đế Đô
Cụng đâu suỵt nựa Vít-Vồ vào tay
Vừa nghe, phát bệnh, chạy bay
Tháo thân bỏ Huế, vô ngay Sài-gòn?
Phan Sinh có chín cha con
Liên Ban, Đình Phán, vừa dòn, vừa ‘bô’
Cami Văn Phúc khôi ngô
Còn Phêrô Quý sống nghèo tong teo
Ambrô Văn Sĩ đèo heo
Lang thang dạy đạo nẻo đường Á Châu.
Bầu đàn thê tử, bấy lâu bặt lời.
Phêrô ông Tạ Đình Vui
Phờ râu? Mấy đứa? Đã sùi bọt chưa ?
Xông pha dầu dãi nắng mưa
Anh em liệu vẫn nhớ xưa xum vây?
Về trời mất 4 anh tài
Trước tiên Hãn Hãn, cống Bà Xếp xưa
Xuân Đính con tiệm Thái Hoà
Trần bì phơi cửa đem ra xài liền
Trần Định kinh nuớc Long Xuyên
Giã từ vũ khí về miền ước mơ
Lê văn Thanh, tục ‘ Linô’
Ôm bầu tâm sự sớm rời Vĩnh Long.
Mấy lời thơ thẩn thân thưa
Vần thơ con cóc nhờ đưa tới người
Thơ rằng Ông Nỉnh Ông Ninh
Ông coi xe đạp, phúc trình vào ra
Bây giờ ông chạy Honda
Phon phon ở xứ Cờ Hoa đây nè
Phô Ông nào đoái ghé nghe
Phô tôi thân ái lái xe đón mời.
BA CỤ LÝ: LÃM , NINH, THƯ… THẤY LÀ BIẾT “QUẬY” RỒI.
ĐÀ LẠT 13 THÁNG 6 NĂM 2013
NIỀM VUI NỐI DÀI.
Tiếp tục những phút giây đoàn tụ của anh em khóa 6 GHHV. Sáng hôm nay, lễ thánh Antôn Pađua quan thầy của Đức giám mục Đà Lạt, anh em đã đồng tế với ngài trong nhà nguyện TGM. Sau đó là màn ghi hình. Sau cơm sáng, một số phải trở về… Một nhóm nhỏ tiếp tục kéo dài cuộc vui, đi tham quan Trúc Lâm Thiền viện và thác Đa Tân La…
LỄ THÁNH ANTÔN PAĐUA.
CHÚ ANTÔN CHƯƠNG ( TAY ĐÚT TÚI) VÀ ANTÔN THĂNG (ĐỨNG SAU).
CHỦNG VIỆN TÂN PHƯỚC, BÀ RỊA, (BÙI CHU B)
LỚP ĐỆ LỤC NIÊN KHÓA 1957-1958)
NĂM 1963…LẠI GẶP NHAU TẠI GHHV ĐÀ LẠT.
MỪNG QUAN THẦY ANTÔN NĂM NAY 2013.
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM.
THÓT TIM..GIÀ.. TRƯỢT MÁNG!
NƠI CHÚNG TA NHIỀU LẦN LUI TỚI.
NƠI TA MẤT CHIẾC YASHICA 3 4X6…CHÌM TRONG THÁC LŨ
SAU KHI THAY CUỘN PHIM THỨ HAI.
CÒN ĐÓ CHA TIẾN DÒNG TÊN… ĐẸP TRAI…TT KÍNH TẶNG.
ĐÀ LẠT…MỘT TRỜI KỶ NIỆM!
ĐÀ LẠT 13 THÁNG 6 NĂM 2013.
MỘT NGÀY DÀI … BÊN NHAU.
Mở đầu ngày 12 tháng 6 năm 2013, anh em Khóa 6 Giáo hoàng Học viện Đa Lạt dâng lễ đồng tế với Đức cha Antôn và trên 10 linh mục trẻ Hưng Hóa cùng các linh mục làm việc tại Tòa Giám mục. Linh mục trưởng lớp Giuse nhắc anh em cầu nguyện các riêng cho 5 anh em đã qua đời : Đính, Định, Hãn, Thanh Lino và Liên. Hôm nay chính là ngày giỗ lần thứ 10 của anh Đính. Đức cha An tôn cũng nhắc nhở anh em hướng về tượng ảnh Mẹ Maria đặt tại Giáo Hoàng Học viện hiện diện trong nhà nguyện nầy.
CHỦNG VIỆN ĐÀ LẠT.
TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐÀ LẠT.
NGÀY ẤY.
VÀ HÔM NAY.
TANG LỄ CHA GIÁO JEAN MOTTE SJ
HAI MỘ…ĐỒI THÔNG.
DOMAINE DE MARIE…NHÀ THỜ MAI ANH.
ĐƯỜNG LÊN NÚI LIANG BIANG.
GẶP NHAU CÓ THỂ LẦN CUỐI…TRƯỚC KHI XUỐNG THUNG LŨNG.
LIÊN MÚT QUÁN.
NHỚ LẠI CHUYẾN EXCURSIO CUỐI CÙNG CỦA KHÓA 6. ĐẦY ĐỦ…
GIỜ TAN TÁC KẺ CỎI ÂM…NGƯỜI CỎI DƯƠNG.
HAI MILES CHRISTI… VỀ HƯU.
ĐÀ LẠT 12 THÁNG 6 NĂM 2013
KHÉP LẠI MỘT NGÀY DÀI BÊN NHAU.
NGŨ THẬP NIÊN “TỐ NGẠI” !
NĂM MƯƠI NĂM TÁI NGỘ !
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN 1963
Photo : Thầy Phêrô NVN, nay là TGM Hà Nội. Từ trực thăng.
Đã 18 giờ thứ ba ngày 11 tháng 6 năm 2013, thời điểm theo chương trình, anh em trong lớp hẹn nhau ngày về sau 50 năm. Một cơn mưa nặng hạt ập xuống. Cả thành phố chìm trong mây mù. Không biết chuyến bay Đà Lạt – Sài Gòn có bị “đê lây” không? Cho đến lúc nầy mới chỉ có “dân Vệ Huế”, “cha già Thao đi sau công đồng” và “Thăng tê lê” gặp Đức thầy An tôn Đà Lạt, biệt danh “giáo Chương”. Ngồi đợi cũng buồn, vội lôi ra lá thư của “Thư Đường phượng bay” bên Huê Kỳ điểm danh lại một số nhân vật của Khóa 6 Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt.
“Thấm thoát thế mà đã nửa thế kỷ, ngày chúng mình hạnh ngộ lần đầu, đứa nào lúc đó cũng xem ra hơi…ngô ngố !
Bắt tay bác Canh, mình cứ ngỡ đang đăng ký vào…trại lính, vì thấy bác nghiêm nghị quá.
Đi dạo mươi phút với bác Khẩu, mình ú ớ khi được hỏi :”Ông bạn có phân biệt được RETOURNER và REVENIR không ?”
Nhớ quá những phút ‘ban đầu lưu luyến’. Nhớ từ anh Cảnh với ‘hoa đào nở trên xe mô tô’. Nhớ tới anh Hãn rửa tay 15 lần mỗi ngày.
Nhớ qua anh Chính ‘S nhỏ’ liệng cây thước xém trúng đầu ông bạn Bầu Cá. Nhớ anh Định không bao giờ thích nói ‘ngắn’.
Nhớ bác ‘Tạnh’ luôn là đề tài nóng cho cả làng trên phòng ngủ nhóm ‘Dự bị’. Nhớ bác ‘trưởng lớp đời đời’ thích hợp giọng cùng
hô lớn câu”Chiến tranh chính trị hoan ” mỗi khi có cuộc đấu banh giao hữu với trường bạn tương tự.
Nhớ bác ‘dân Vệ’ hay gân cổ lên mà phán cùng cả lớp “không …thệ được ! không …thệ được !”
Cũng nhớ bác Sơn luôn mong lên tiếng tranh luận triết lý với lời yêu cầu “để tao nói”.
Nhớ thêm bác Lu-y Vầy quá mê hướng đạo, nên thỉnh thoảng trổ tài ‘tháo-vác’, khiến nhiều cọc màn nhà ngủ bỗng mất tích….
Nhớ không hề quên, ngày chịu 4 chức nhỏ, thay mặt anh em lớp đọc ‘đít-cua tiếng Tây’ cám ơn các cha giáo, mình run như
thấy ‘thần tử trước long nhan’. Cả đêm trước không ngủ ! Việc qua rồi mới hú hồn hú vía. May mà lúc đó không xỉu !
( xin miễn nhắc tới ngày thực tập giảng mà quên bài, nên ai đó cứ “hôm nay ngày đầu năm” mãi ! )
Trong niềm tiếc thương các anh em đã ‘khuất núi’, chúng mình mừng nhau vẫn còn có mặt trên cõi đời.
Mừng một tinh hoa được mang mũ áo cao trọng. Mừng tất cả đã làm tròn nhiệm vụ tốt đẹp. Mừng nhiều đấng đã vui cảnh điền viên hưu trí.
Chúc các ngài sẽ tròn vui trong mấy ngày tái ngộ quý hóa tới đây. Mong có nhiều buổi ‘merenda’ và ‘excursio’ kéo dài bất tận.
Mong có những trận cười ‘thâu đêm suốt sáng’, kèm theo những giọt nước mắt của xúc động tột cùng.
Ước sao rồi đây sẽ được chiêm ngắm những tấm ảnh tuyệt vời từ tay khéo léo của bác ‘té-lé’ Thăng.
Xa mặt nhưng chẳng cách lòng ( khách sáo có tội đó ! ).
Chúc nhau mãi hạnh phúc trong Chúa và trong công tác tông đồ.
Dĩ nhiên luôn có nhau trong lời kinh nguyện và thánh lễ hàng ngày.
Mong lắm thay !
Viết từ Trung tâm Công giáo VN / giáo phận San Jose, Cali USA
( cuối tháng hoa 2013 )
Cuối cùng vào giờ cơm tối có 12 người đã sum họp tại Đà Lạt. Deo gratias! Tạ ơn Chúa!
ĐÀ LẠT, 22 GIỜ 11 THÁNG 6 NĂM 2013.
HƯƠNG … XƯA …
Ngày đó, Đà Lạt thập niên 1940, có một thiếu nữ gốc An Ngãi, Đà Nẵng, muốn dâng mình cho Chúa trong dòng Nữ Tử Bác Ái, nhưng mộng không thành và tình duyên nối kết nàng với một chàng trai, trưởng tử của bác tài xế Bệnh viện Đà Lạt. Vào năm 1951, đứa con đầu, một bé gái chào đời mang tên Maria Têrêxa Hương. Năm 1963, khi lên Đà Lạt, thầy Antôn mới biết mình cũng có bà con ở Đà Lạt và tìm đến viếng thăm. Hương đã 13 tuổi, một thiếu nữ năng nổ trong sinh hoạt hội đoàn. Rồi chiến cuộc leo thang và bao biến động lịch sử vào thập niên 1970. Đại gia đình tập kết dần ở Canada nhưng một số vẫn trụ bám Đà Lạt. Hương trở thành cô giáo và sau đó thành hôn với một nhà giáo khác thuộc giáo xứ Thánh Mẫu. Một gia đình êm vui, hạnh phúc. Tưởng rằng tương lai sẽ càng tươi sáng hơn.
Nhưng thiên ý nhiệm mầu, tháng 10 năm 2012, linh mục Antôn bàng hoàng khi nghe tin Maria đột ngột từ giả cỏi đời, để lại bao tiếc thương cho gia đình và bè bạn.
Hôm nay, ông chú Antôn về nghĩa trang Giáo xứ Thánh Mẫu viếng mộ cháu.
Cảnh và người nhiều đổi thay!
NHÀ THỜ THÁNH MẪU NGÀY XƯA.
Ảnh Trường Thăng (1965- 1970)
VÀ NGÀY NAY.
“THUNG LŨNG TÌNH YÊU” VÀ ĐỈNH LÂM VIÊN XƯA… HOANG VẮNG!
NAY NHIỀU ĐỔI THAY.
MỚI GẶP NHAU… MÀ ĐÃ BIỆT LY!
Ông chú Antôn tìm thấy một vài bút tích của Mademoiselle Marie Therese Hương lúc trẻ với những ghi chép đáng kinh ngạc. Đây là khuôn vàng thước ngọc vui sống của Francoise Therese mà Hương dùng làm kim chỉ nam cho đời mình.
TẠM DỊCH:
LUẬT VÀNG ĐỜI SỐNG.
HÃY DÙNG THỜI GIỜ….
… để SUY TƯ….Vì đó là mạch nước chính sức mạnh con người
… để VUI CHƠI …. Vì đó là bí mật tuổi trẻ vĩnh hằng.
… để ĐỌC ….. Vì đó là suối nguồn khôn ngoan.
… để CẦU NGUYỆN …. Vì đó là sứ mạnh lớn nhất trên cỏi đời.
… để YÊU THƯƠNG và buộc phải yêu thương … Vì đó là đặc ân của Chúa.
… để nên DỄ THƯƠNG …. Vì đó là con đường hạnh phúc.
… để CƯỜI VUI … Vì đó là âm nhạc tâm hồn.
… để LÀM VIỆC …. Vì đó là chìa khóa của thành công.
( Francoise Therese hình như là bạn thân của Marie Therese Hương)
Marie Therese phân tích YÊU (EROS) và THƯƠNG (AGAPE) …Yêu có khi còn vị kỷ, thương là quảng đại, là hy sinh vì hạnh phúc người yêu. Giá trị tình yêu không vì số lượng thời gian mà vì chất lượng dù chỉ ”một thời gian ngắn ngủn”
Maria Têrêxa Hương đã sống một cuộc đời như thế… Nàng đã ghi nhớ về một mùi hoàng lan… Gia đình, bè bạn cũng mãi nhớ về một thoáng HƯƠNG của thành phố Đà lạt.
ĐÀ LẠT NGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 2013.
KIM KHÁNH…ĐI ĐÀ LẠT!
Từ một chàng trai lớ ngớ vừa thi xong Tú tài ‘Toàn phần” đến Đà Lạt tháng 8 năm 1963 để trở thành “thầy” Đại chủng sinh Giáo Hoàng Học viện Đà Lạt…50 năm sau lại đáp xuống Phi trường Liên Khương không phải trên một chiếc DC3 Air Vietnam mà là một chiếc ATR của Vietnam Airline … trong “tư cách” một linh mục về hưu vô danh!
Một vài cảm xức ban đầu ngày trở lại cùng các bạn mừng “lễ vàng”!
TỪ ÂU PHỤC…NAY XÚNG XÍNH ÁO DÒNG ĐEN.
KHÔNG BIẾT TU CÓ ĐẮC ĐẠO KHÔNG?
NHÀ MỚI, TRƯỜNG MỚI, LỚP MỚI…
CHƯA CÓ MỘT BÓNG CÂY TO.
50 NĂM SAU…TA LẠI TRỞ VỀ TRONG THẦM LẶNG..
CHỈ NHỮNG HÀNG THÔNG QUEN THUỘC NĂM XƯA ĐÓN CHÀO!
ĐÀ LẠT, SÁNG 08 THÁNG 6 NĂM 2013.
TƯỞNG NHỚ MỘT CÔNG TRÌNH CHẾT YỂU!
Bảy năm trước đây, linh mục Antôn với bài sai về Hội An bên cạnh sứ vụ linh mục còn phải quan tâm đến “lịch sử và văn hóa”, cách riêng về Giáo sử. Nói gì thì nói, viết gì thì viết, bàn luận gì thì cứ bàn, nhưng cần có một cái gì cụ thể “trực quan”. Chính vì thế mà Giáo xứ Hội An có trách nhiệm tiến hành thực hiện một công trình cụ thể. Trước hết tốn cả 70 triệu cho một đồ án với những nguyên tắc nghiêm nhặt của Phố cổ, di sản văn hóa thế giới. Giấy phép xây dựng với nhiều phòng, nhiều cửa nhiêu khê. Vận động nhà thầu…thi công trước, tiền từ từ quyên góp trã sau. Những lá thư vận động được gửi đi, bạn bè khắp thế giới và trong nước ủng hộ. Thư có chữ ký, dấu ấn của Bản quyền đàng hoàng.
Nội dung: Thành phố Hội An là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, du khách năm châu nườm nượp đến phố cổ nầy. Thành phố Hội An cũng xứng đáng là di sản văn hóa và lịch sử công giáo. Từ ngày 18 tháng 01 năm 1615, qua các linh mục Francesco Buzomi, người xứ Na pô li (Ý) và Diego Carvalho cùng các thầy trợ sĩ đến Đà Nẵng và Hội An thì Tin mừng cũng chính thức đến đất nước Việt Nam thân yêu chúng ta. Các linh mục dòng Tên, sau đó là các linh mục thừa sai Paris, MEP,(Missionnaires de Paris), rồi các linh mục dòng Phan sinh, dòng Propaganda….đến làm việc truyền giáo ớ xứ sở nầy. Họ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Dầu các cơn bách hại và chiến tranh hoành hành , họtrung thành truyền giảng đạo Chúa. Chính tại Hội An và Dinh Chàm mà chữquốc ngữ được sáng chế. Nơi đây cũng ghi dấu chân nhiều vị giáo sĩ lừng danh như Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes SJ, các vị giám mục như Pierre Lambert de La Motte, Guillaume Mahot , Mep, Valery Rist OFM….Tại khu vực nầy thầy giảng 19 tuổi Anrê Ranran tức Phú Yên đổ máu đào vì đạo Chúa. Ngày nay nhà thờ Hội An và khu mộ các giáo sĩ đã được tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử của tỉnh. Năm 2013, giáo phận Đà Nẵng mừng Kim khánh và năm 2015, giáo hội Việt Nam mừng 400 năm Tin mừng chính thức đến quê hương nầy. Nhưng do không có cơ sở vật chất và tài liệu trưng bày nên mọi người vẫn dửng dưng qua lại mà không quan tâm gì đến bề dày lịch sử của Giáo xứ nầy. Linh mục, tu sĩ, giáo dân qua đây cũng không có phòng trọ qua đêm. Chính vì lẻ đó, giáo xứ Hội An quyết định tiến hành xây dựng một ngôi nhà hai tầng để tạo điều kiện đón các đoàn hành hương đến tham quan, tìm hiểu cái nôi của Giáo hội Việt Nam trong thời gian sắp tới.
NHÀ THỜ VÀ KHU MỘ GIÁO SĨ PHƯƠNG TÂY HỘI AN
DI TÍCH CẤP TỈNH, THÀNH PHỒ.
GIẤP PHÉP XÂY DỰNG… NAY ĐÃ HẾT HẠN!
Khí thế lên hừng hực nhất là khi Đài Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hải ngoại dành nữa giờ phỏng vấn. NGUYỆT SAN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SỐ 310, TRANG 64, THÁNG 6 NĂM 2012. Tập san VỀ BÊN MẸ LAVANG, SỐ 169. TRANG 10, THÁNG 4 VÀ 5 NĂM 2012 nhiệt tình ủng hộ. Bạn bè và nhiều người sẵn sàng tiếp tay. Ngôi nhà cũ đã được triệt hạ, dọn dẹp…tiêu tốn thêm vài ba chục triệu. Sau Đại hội Trà Kiệu..với sự hiện diện của quý quan khách đạo đời, diễn văn “tung hứng” nhịp nhàng, viên đá đã được “làm phép”…
NGUYỆT SAN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP, THÁNG 6 NĂM 3012.
TRÍCH TẬP SAN VỀ BÊN MẸ LAVANG SỐ 169.
Mọi sự tưởng chừng như “cơm lùa vào miệng” và linh mục Antôn tự tin khẳng định:
“Các công trình nào hợp “Ý Trời và Lòng dân”, thế nào cũng được ủng hộ“.
Thế rồi chỉ một giờ sau đó là “amen, tắt đèn đi ngủ”!
Dấu hiệu ý Trời không muốn, lòng dân chưa thuận sao?
Thật như thế không?
Nếu vậy thì linh mục Antôn quả là một kẻ tồi tệ.
Đáng ném đá, đáng chôn sống!
Hôm nay, kỷ niệm một năm “biến cố lịch sử ấy”?
Kim Khánh giáo phậnĐà Nẵng đã qua, rồi một năm nữa 400 năm cũng qua. Có gì phải ồn ào! Á thánh nước Philíppin cùng ngày tôn phong năm 2000 đã hiển thánh, còn Á thánh Anrê Phú Yên “cây nhà lá vườn”, trăm năm nữa cũng chưa muộn!
Theo nhiều đấng “vị vọng”, ngày 18 tháng 1 năm 1615, không chắc có… đó là chuyện của Đà Nẵng, hay của Dòng Tên, không dính dáng gì đến Giáo hội Việt Nam, không biết các vị viết khởi đầu của lịch sử Giáo hội công giáo Việt Nam và Giáo phận mình như thế nào?
Các đoàn du khách công giáo du lịch Hội An, cù lao Chăm vẫn đến tham quan phố cổ, thưởng thưc đặc sản, tắm biển…như mọi người và cũng chẳng quan tâm đến “cái nôi đức tin” xưa lắc ngày nào!
Hôm nay kỷ niệm một năm đổi đời, chắc chẳng ai còn nhớ, riêng linh mục Antôn, người suốt đời quan tâm đến những trang đầu vinh quang và khó khăn tưởng nhớ ngày nầy với một nụ cười héo hắt trên môi và những cơn đau nhói trong tim!
XEM THÊM :
ĐÀ NẴNG NGÀY 2 THÁNG 6 NĂM 2013.
THÁNG 05- 2013
PHÚC CHO MẸ VÌ ĐÃ TIN.
BẾ MẠC THÁNG ĐỨC MẸ TRUYỀN THỐNG
31 THÁNG 5 NĂM 2013 TẠI TRÀ KIỆU.
GIỜ RƯỚC LỄ XÔN XAO HIỆN TƯỢNG MẶT TRỜI.
HÃY NGƯỚC NHÌN MẸ BẰNG NIỀM TIN CON TRẺ.
VỚI NHÓM TÔNG ĐỒ KHUYẾT TẬT.
ĐÀ NẴNG , 21 GIỜ NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2013.
GIỖ LẦN THỨ 4
ANH Ý NHẠC NGUYỄN KHÁNH THỌ.
2009 – 2013.
THỜI OANH LIỆT NHẤT 1972 -75
SAU ĐÓ THÌ…!!!!
Hôm nay 27 tháng 5 năm 2013, giáp 4 năm ngày anh Ynhaxiô Nguyễn Ý Nhạc ( Khánh Thọ ) được Chúa gọi, vào 27 tháng 5 năm 2009 vào lúc 13 giờ, tại Sài Gòn. Ngày 01 tháng 6 năm 2009, anh đã được an táng tại Nghĩa trang công giáo Giáo xứ An Ngãi.
Thời gian qua nhanh, bạn bè cùng thế hệ cũng lần lượt rời bỏ cỏi trần. Kỷ niệm rồi cũng phôi pha theo năm tháng. Nhưng còn đó những trang hồi ký của anh, còn đó dòng máu anh trong các thế hệ con cháu.
Nhưng ai từng quen thân hoặc chưa từng nghe, từng biết anh hãy đọc lạiMột cơn gió thoảng và Kỷ niệm nhớ đời trong Ý nhạc I và II trên antontruongthang blog . Cuộc đời anh như chiếc lá nhỏ bé bị cuốn trôi trong thác lủ lịch sử cũng giúp mọi người noi gương anh, để luôn giữ vững lý tưởng và niềm tin trước mọi thử thách.
Các bạn CCS Làng Sông, Qui Nhơn, hãy nhớ : anh là một trong nhóm sáng lập viên của hội.
Đồng hương An Ngãi nên biết tuy sống ở quê nhà không nhiều nhưng anh không bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ.
AN NGÃI 1967
Hỏi quê An Ngãi còn không?
Thánh đường Xóm Giữa
Ruộng nương Xóm Gò
Xóm Bàu còn nhóm chợ mai.
Rừng sim Xóm Núi nở đầy hoa chưa?
AN NGÃI 2011
(Quê hương còn đó anh ơi.
Thánh đường đứng vững như thời cha ông.
Nói chi ruộng, hỏi chi nương.
Bão đô thị hóa nào thương tiếc gì!)
AN NGÃI 2013.
Các con, các cháu hãy sống tốt và giữ gìn thanh danh cho ba, cho ông.
Xin mọi người cầu nguyện cho anh ( nếu còn gì cần thanh tẩy)… Ước mong trên quê trời hạnh phúc, anh hãy cầu bàu cùng Chúa cho mọi người thân yêu.
MỘT CƠN GIÓ THOẢNG.
https://antontruongthang.com/tam-giao/
KỶ NIỆM NHỚ ĐỜI.
https://antontruongthang.com/y-nh%E1%BA%A1c-2/
PHƯỚC MỸ, SƠN TRÀ, ĐN NGÀY 27 THÁNG 5 NĂM 2013.
LINH MỤC LOUIS AGREVE
CELESTIN VALLET NGÂN , MEP.
NHÀ KIẾN TRÚC ĐẠI TÀI.
1896 -1945
TƯỢNG LINH MỤC LOUIS VALLET THỨC HIỆN NĂM 1993
DO CHÁU ÔNG VÕ KIỆM , THEO YÊU CẦU LM ANTÔN TT.
NHÂN DỊP KỶ NIỆM 7O NẰM NHÀ THỜ ĐÀ NẴNG.
XIN GIỚI THIỆU.
Giáo phận Đà Nẵng mừng Kim Khánh (1963-2013). Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cũng mừng kỷ niệm 90 năm xây dựng. Để biết thêm thông tin về biến cố nầy, không gì tốt hơn là đọc lại tiểu sử của người kiến tạo ra nó: linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris) LOUIS VALLET NGÂN (1869-1945), không là kiến trúc sư nhưng ngài đã để lại những dấu ấn xây dựng vô cùng quý giá như nhà thờ Kim Châu, Bình Định, giáo phận Qui Nhơn, nhà thờ chính tòa Đà Nẵng, nhà thờ chính tòa Nha Trang, đồi La San Nha Trang , dòng Phan Sinh Nha Trang…Quang cảnh các thành phố nầy ra sao nếu thiếu những điểm nhấn tuyệt với kia? Được gợi ý, chủng sinh Giuse Nguyễn Đình Thiên Ân, lớp triết I, Đại chủng viện Huế đã “sưu tầm” những thông tin về vị linh mục nầy “qua mạng Internet” và tuy chưa hoàn chỉnh cũng giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát cuộc đời vị linh mục đã hết lòng với giáo hội và nước Việt , quê hương thứ hai. Linh mục An tôn chỉ chỉnh sửa vài chi tiết và thêm một số hình minh họa.
MỜI XEM MỤC THÂN HŨU CHUNG SỨC của antontruongthang.co
ĐÀ NẴNG NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2013.
MỪNG 90.000 THĂM VIẾNG
ANTONTRUONGTHANG BLOG.
NGÀY HÔM NAY ANTONTRUONGTHANG BLOG CHẮC CHẮN SẼ ĐÓN 90.000 CUỘC THĂM VIẾNG. VÀO 7 GIỜ SÁNG NAY 14 THÁNG 5 NĂM 2013, WORDPRESS BÁO CON SỐ 89,926 views. SO VỚI CÁC BLOGGERS KHÁC CON SỐ NẦY QUÁ KHIÊM TỐN SAU GẦN 3 NĂM NHƯNG LẠI VÔ CÙNG QUÝ GIÁ VỚI ĐƯƠNG SỰ. XIN CÁM ƠN VÀ GỬI LỜI CHÀO THĂM CÁC CƯ DÂN MẠNG VÀ BÀ CON, THÂN HỮU.
CÚP…CÔ ĐƠN SỐNG NHỚ VINAMILK.
CHƯA ĐƯỢC 2 THÁNG TUỔI MÀ “ỦI ĐẤT” RẤT KHỎE.
CÔ ĐƠN GẶP CÔ ĐỘC!
VÀO LÚC 20 GIỜ 30 HÔM NAY, ANTONTRUONGTHANG BLOG ĐÓN: 90,041views!
ĐÀ NẴNG, PHƯỚC MỸ 14 THÁNG 5 NĂM 2013.
KIM KHÁNH THÀNH LẬP GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
1963-2013.
Lm Antôn chỉ tham dự cuộc gặp gở chiều hôm qua 3o tháng 4 tại quê nhà An Ngãi và lễ chính thức sáng nay nên không có nhiều thông tin. Các vị vào trang giáo phận Đà Nẵng mà đọc. Nhưng cũng xin đọc mấy bài cách đây 50 năm để so sánh.
VÀI HÌNH ẢNH TẠI QUÊ HƯƠNG AN NGÃI.
14 GIỜ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 2013.
ĐÊM 30 TƯNG BỪNG PHÁO HOA MỸ, NHẬT.
(ẢNH NGUỒN INTERNET)
CHÍNH LỄ 01 THÁNG 05 NĂM 2013
6 GIỜ ĐOÀN RƯỚC TIẾN VÀO LỄ ĐÀI.
TRỜI IM MÁT.
20 PHÚT SAU, THA HỒ “CHIA NẮNG”
QUANG CẢNH SÂN NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẴNG
NGÀY NẦY NĂM XƯA 1963.
ĐÀ NẴNG NGÀY 2 THÁNG 5 NĂM 2013.
THÔNG TIN TỪ TRANG WEBB GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG NGÀY 03 THÁNG 5 NĂM 2013.
http://giaophandanang.org/articles/view/thanh-le-ta-on-mung-kim-khanh-thanh-lap-giao-phan-1963-2013
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI.
( bản dịch của linh mục Phaolô Đoàn Quang Dân)
Bài giảng của ĐTGM Léopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh
trong Thánh Lễ Kim Khánh Giáo phận Đà Nẵng
Anh chị em thân mến,
Tôi ưu ái gởi lời chào thăm tất cả anh chị em / và tôi (rất) vui sướng cùng với anh chị em / long trọng cử hành lễ 50 năm thành lập giáo phận của anh chị em / đây là cơ hội lớn lao để chúng ta hy vọng / và là dịp may để làm mới (lại) việc rao giảng Tin Mừng của toàn thể cộng đoàn dân Chúa Giáo Phận chúng ta.
Trước tiên tôi chào thăm Giám Mục của anh chị em, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các giảng viên giáo lý và những anh chị khác đang làm việc mục vụ (tôi) đặc biệt gởi đến các gia đình, các bạn trẻ và những người ốm đau (bệnh tật) lời chào thân ái
Tôi rất sung sướng – cùng với tất cả anh chị em mừng lễ Kim Khánh này. Đây là thời gian mà chúng ta chìm sâu (ngụp lặn) vào mầu nhiệm của Thiên Chúa / và như thế năm này là năm của ân sủng, (của hồng ân).
Năm Thánh mừng Kim Khánh GP này có thể được ví như một “lễ thánh tẩy”, vì theo một nghĩa nào đó, Lễ Kim Khánh (đã và đang) mở ra những bầu trời trên đầu chúng ta / và mang đến cho cuộc sống mỗi người cũng như cộng đoàn sức mạnh của Chúa Thánh Thần, giống như Ngài đã đến với các môn đệ tại Phòng Tiệc ly ngày lễ Hiện Xuống.
Chính Chúa Thánh Thần đang làm cho những thời khắc khác nhau trong Năm mừng Kim Khánh này trở nên đẹp / khơi dậy nơi anh chị em những quyết tâm thánh thiện/ những dự phóng quảng đại và / trên hết là làm mới lại khát vọng cháy bỏng / làm cho giáo phận của anh chị em rực cháy lên bằng ngọn lửa của Tin Mừng.
Vâng, thưa toàn thể anh chị em giáo dân GPĐN thân yêu, anh chị em có thể bước đi với một nhiệt huyết mới / và với sức mạnh của đức tin, đức cậy và đức mến / anh chị em có đủ sức để đương đầu với những vấn đề phức tạp (đang đặt ra cho chúng ta) trong cuộc sống hằng ngày.
Như các Tông đồ hăng say rao giảng Tin Mừng , sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thì hy vọng rằng anh chị em cũng như vậy – trong dịp mừng Kim Khánh GP này: hãy làm mới lại sự cam kết dấn thân của anh chị em / và hãy cộng tác vào sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội bằng một động lực mới.
Mỗi người và mọi người phải làm cho ân huệ thiêng liêng mà chúng ta nhận được trong dịp mừng Kim Khánh này sinh hoa kết quả / để phục vụ tha nhân và xây dựng toàn thể cộng đồng / bằng tinh thần khiêm tốn chân thực và tình huynh đệ tươi vui.
Ước mong sao anh chị em luôn ưu tiên tận tụy chăm sóc cho những anh chị em nhỏ bé nhất, yếu kém nhất, nghèo khổ nhất và khốn cùng nhất trong anh chị em.
Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu gìn giữ và trợ giúp anh chị em kiên tâm / và trung thành thực thi những gì mà chúng ta quyết tâm trong Năm Thánh mừng Kim Khánh này. Amen.
THÁNG 04- 2013
KIM KHÁNH GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
1963 – 2013
Để giúp độc giả có những thông tin cần thiết dịp kỷ niệm Kim Khánh Giáo phận Đà Nẵng, linh mục Antôn Nguyễn Trướng Thăng ghi lại những sự kiện quan trọng của Giáo phận Đà Nẵng, theo dòng thời gian, dựa vào các Bản thông tin Địa phận Qui Nhơn và Đà nẵng 1957 đến 1975, trong nhiệm kỳ của Dức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, giám mục tiên khởi.
XEM MỤC : KIM KHÁNH GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 1963-2013 TRONG antontruongthang.com hay địa chỉ dưới đây.
https://antontruongthang.com/kim-khanh-giao-phan-da-nang-1963-2013/
QUANG CẢNH NGÀY NHẬM CHỨC GIÁM MỤC ĐÀ NẴNG
CỦA ĐỨC CHA PHÊ RÔ MARIA PHẠM NGỌC CHI. 01-05-1963.
ĐÀ NẴNG NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 2013.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
THÁNH LỄ AN TÁNG
LM BIỂN ĐỪC NGUYỄN TẤN KHÓA
PHÚ THƯỢNG 7 GIỜ, NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2013.
THÔNG TIN
https://antontruongthang.com/que-h%C6%B0%C6%A1ng/lm-bien-duc-nguyen-tan-khoa-phu-thuong-da-nang/
TỪ NGHĨA TRANG NHÌN VỀ NHÀ THỜ.
ĐÀ NẴNG 17 THÁNG 4 NĂM 2013.
TỪ BIỆT LINH MỤC BIỂN ĐỨC NGUYỄN TẤN KHÓA
TRONG TANG LỄ LÚC 15 GIỜ NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2013.
Ảnh Trường Thăng
Cha Bênêđictô NGUYỄN TẤN KHÓA
1935 – 2013.
ĐỨC CHA PHAO LÔ TỊNH NGUYỄN BÌNH TĨNH
VÀ LM ANTÔN TẠI NHÀ TANG LỄ GX CHÍNH TÒA ĐN.
ĐÀ NẴNG NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2013
CON CÚP!
Hôm nay, trời im mát, về lại Hội An thăm vườn xưa đã xa rời từ mấy tháng qua. Ngôi nhà “rường” xanh cây duối vẫn soi bóng trên ao cá. Cây xoài sai quả. Khoai lang củ bự. Bắp to trái. Gà, thỏ quen thuộc chào mừng. Anh chị vịt xiêm giới thiệu bầy con 14 đứa vừa nở. Hai cô heo rừng gốc Thái vừa nở nhụy khai hoa, một cô 10 con. Cô em 5 con. Ông bố khoe bộ răng nanh khá cong. Các dì , các anh chị to con mập mạp, lên ký, dài đòn.
VỊT BẠCH : THẰNG TRẮNG…KHÔNG PHẢI LÀ CON TUI ĐÂU.
ĐỪNG HIỂU LẦM!
CHÚNG MÌNH SINH NGÀY SONG THẬP 10-10- 2012.(HÌNH DƯỚI)
NAY ĐÃ THẾ NẦY ĐẤY! ( HÌNH TRÊN LOAI NHỎ)
CHÍN ANH EM TRÁI DƯA ..MÚP RỤP
DÌ BA VÀ 5 CON…HƠI KHÓ TÍNH.
CÚP…CÔ ĐƠN!
Chỉ tội con “cúp”. Cũng con dòng cháu giống heo rừng mà “số phận long đong”!
Trước hết nó mang tên “CÚP”… không phải “CUB”… vì chào đời vào GIỜ TRÁI ĐẤT 2013, tức 23 tháng 3 năm 2013. Giờ “cúp điện”! Tính ra chưa được 3 tuần tuổi. Tuy là chị “hai” tức sinh ra sau anh cả, trước lũ em, nhưng trong khi anh và các em múp rụp, thì cô nàng lại quá nhỏ con. Một mình yếu ớt không thể địch nổi với 9 tên dành bú to xác. Cô suýt bỏ mạng vì khát sữa. Thương tình mẹ A. nhận làm con nuôi. Ẳm bế, nâng niu và cho bú…Vinamilk. Mẹ đặt tên là “cúp” để nhớ sự kiện Giờ trái đất. Không ngờ Cúp qua khỏi cơn nguy tử và sống mạnh khỏe. Cũng thời gian đó dì chó Bin sinh được 3 em, cũng thương tình ấp yêu và cho bú.
CÚP UỐNG SỮA..VINAMILK.
CÚP NGỦ VỚI CÚN CON.
TRANH THỦ BÚ TÍ.
NHẦM…. RỒI CÚP ƠI.
CHÓ NHÀ…LỢN RỪNG CÒN THƯƠNG NHAU..
LOÀI NGƯỜI SAO MÃI HẬN THÙ?
Lm Antôn dự tính sẽ đưa CÚP về Đà Nẵng nuôi dạy..thay chó kiểng!
ĐÀ NẴNG NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2013.
GIỖ LẦN THỨ 9
LINH MỤC TAĐÊÔ NGUYỄN HỮU MỪNG.
(5- 4- 2004 5-4-2013)
XEM TIỂU SỬ :
CỒN DẦU SAU 47 NĂM DÂNG HIẾN (1954- 2001)
CỦA LINH MỤC TAĐÊÔ . Ảnh 2009.
CỒN DẦU THEO ƯỚC MƠ
CỦA NHỮNG NHÀ QUY HOẠCH “SINH THÁI VÀ PHONG THỦY”!
SAU 4 NĂM…VỚI BAO BIẾN CỐ ! 2013.
ĐÀ NẴNG 05 THÁNG 4 NĂM 2013.
VỌNG PHỤC SINH.
CỘNG ĐOÀN HƯU DƯỞNG PHAOLÔ BẮC MỸ AN.
LỬA MỚI ĐÃ BÙNG LÊN.
CHÚA KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI TỪ CỎI CHẾT!
EXULTET ! MỪNG VUI LÊN !
XIN GIỮ LẤY NỤ CƯỜI PHỤC SINH SOEUR ƠI !
70 NĂM TRƯỚC,”CHÀNG” VỪA CHÀO ĐỜI
CÒN CÁC ”NÀNG” MỚI 24, 26 XUÂN XANH
ĐÃ KHẤN TRỌN ĐỜI CHUNG THỦY VỚI ĐẤNG PHỤC SINH.
TRE TÀN , MĂNG MỌC.
BẮC MỸ AN, ĐÀ NẴNG ĐÊM 30 THÁNG 3 NĂM 2013.
MẸ ĐỒNG LAO CỌNG KHỔ VỚI CHÚA CỨU THẾ.
THỨ SÁU TUẦN THÁNH.
Nhìn Con lòng Mẹ xót xa,
Thương Con lòng mẹ hải hà khóc Con.
Khóc cho sầu thảm nước non,
Cho dòng huyết lệ chảy mòn đôi mi.
Chảy mờ mắt, Mẹ sầu bi,
Lời Kinh về Mẹ đã ghi đúng lời.
Khóc cho vang dội cõi đời,
Cho hoa ứa lệ, cho trời nhỏ sương,
Cho ngơ ngẩn khách qua đường
Cho tim Con Mẹ thấm hương tình Người.
Trông Con thảm quá Con ơi !
Ngọc sa vũng lấm, châu rơi bãi sình.
Nào người đồng tử đồng sinh,
Nào người thân nghĩa thân tình ở đâu ?
Ai xui Con Mẹ dãi dầu,
Cho buồn tử biệt cho sầu sinh ly.
Con đi Mẹ ở làm chi !
Mất Con Mẹ sống làm gì hỡi Con !
Đêm nay dưới bóng trăng tròn,
Mẹ ru Con ngủ cho ngon cho lành.
Đêm nay Mẹ thức cầm canh,
Ru Con an giấc cho thanh thản lòng.
Qua rồi đinh sắt lưỡi đòng,
Con ơi cứ ngủ cho nồng cho say.
Mẹ ngồi thức trắng đêm nay,
Để Con dệt mộng trên tay Mẹ hiền.
Ru Con, Con ngủ cho yên,
Để Con quên hết ưu phiền, Con ơi !
Đức Mẹ khóc Con ( Trích Sứ Điệp Tình Thương từ câu 9093-9120)
Linh mục F.X. Nguyễn Xuân Văn.
“Con ao ước được cùng với Mẹ
đứng bên cây thánh giá
và hợp nhất cùng Mẹ trong tiếng khóc than” (Stabat Mater dolorosa)
Khóc tội loài người và tội con đã khiến Chúa chết thảm thương.
ĐÀ NẴNG 29 – 3 – 2013.
TÌNH YÊU & PHẢN BỘI
THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
Chúa đã yêu và “YÊU CHO ĐẾN CÙNG”
Người “vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình đang còn ở thế gian. Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).
Nhưng đúng như Xuân Diệu linh cảm : “Vì mấy khi yêu mà đã được yêu. Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu”.
Giuđa Iscariốt tham tiền nộp thầy còn nham nhở : Cả con nữa sao??
Không riêng gì ông mà mỗi người khi kết nghĩa với quỷ dữ cũng đã từng như vậy.
Còn nổi đau nào hơn phụ tình và tình phụ.
Xin cho con biết quay trở lại với tình yêu của Chúa và chấp nhận việc quay lưng của mọi người .
Chi tiết bích họa “Cái hôn của Giudà” vẽ vào những năm (1304–06),
của bậc thầy Giotto tại nhà nguyện Scrovegni , thành phồ Padua, Ý.
ĐÀ NẴNG NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2013.
BƯỚC THEO CHÂN THẦY !
Con Đường Chúa Đã Đi Qua .
Sáng Tác : Lm Văn Chi
Ca Sĩ : Lm Nguyễn Sang
http://www.youtube.com/watch?v=UBmgd8vWMcE
1) Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua,
Con đường nào Ngài ra pháp trường,
Mão gai nào hẳn lên đau xót.
Lạy Chúa, Thánh Gíá nào Ngài vác trên vai,
Đau thương nào phủ kín tâm tư,
Đường tình đó Ngài dành cho con
ĐK: Lạy Chúa, xin cho con bước đi với Ngài,
Xin cho con cùng vác với Ngài,
Thập Gíá trên đường đời con đi .
Lạy Chúa, xin cho con đóng đinh với Ngài,
Xin cho con cùng chết với Ngài,
Để được sống với Ngài vinh quang.
2) Lạy Chúa, mũi đau nào đâm thấu con tim,
Đinh nhọn nào còn loang máu đào,
Sỉ nhục nào còn vương trên mắt.
Lạy Chúa, những bước nào ngục ngã đau thương,
Bao roi đòn hẳn vết thê lương,
Đường tình đó Ngài dành cho con.
Bài hát ”Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu”
Thơ: Bước chân trần trên đá (M. Madalena Hoa Ngâu)
Thể hiện: Diệu Hiền
Nhạc: Phạm Trung
http://vietcatholic.org/News/Html/103625.htm
LỂ LÁ 2013
CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH HUẾ.
SIT TRANSIT GLORIA MUNDI !
VINH QUANG TRẦN GIAN VỤT QUA NHƯ THẾ ĐÓ !
Sầu chất nặng, thêm giấm chua mật đắng
Ðinh sắt, lưỡi đòng, gai nhọn, đâm thâu
Thân nát tan và máu nước tuôn trào
Cho vũ trụ càn khôn được thanh tẩy!
Ta tin thật muôn rừng xanh chẳng thấy
Một cây nào: cành, hoa, quả như ngươi!
Mấy mũi đinh nhẹ quá, thập tự ơi,
Sao mang nổi tấm hình hài vô giá?
Rủ cành xuống, hỡi cây cao bóng cả,
Giãn thớ ra cho thân cứng hóa mềm,
Như chiếc giường vừa trải nệm ấm êm
Chờ Vua Cả đến đặt mình nằm xuống.
Ôi thập tự, chỉ ngươi là xứng đáng
Giá chuộc đời, đem cất giữ trong tim!
Biển trần gian, tàu cờ hiệu Máu Chiên
Ngươi rước kẻ đắm chìm cho cập bến.
Cung trầm bổng dệt bài ca cầu nguyện
Xin khấu đầu thượng tiến Chúa Ba Ngôi
Ðã đổ hồng ân cứu chuộc loài người,
Muôn muôn thuở, xin dâng lời vinh chúc!
( THÁNH THI KINH SÁNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ)
HỞI CÁC CHÀNG TRAI TUỔI ĐÔI MƯƠI.
HÃY LÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ VỚI CHÚA GIÊSU CỨU THẾ.
CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH HUẾ 24 THÁNG 3 NĂM 2013.
BLOG antontruongthang.com được 80,182 views
PHONG TRÚC AM.
CHỢT NHỚ VỀ “PHONG TRÚC AM THANH BÌNH” NAY CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM! CÁM ƠN ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ ĐÃ NHẮC NHỞ GIÁO HỘI “BÀI CA VẠN VẬT ” CỦA CHA THÁNH PHANXICÔ ÁT XI DI ! HÃY YÊU MẾN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG!
https://antontruongthang.com/t%E1%BB%B1a-thoang-may-bay/phong-truc-am/
XEM THÊM : XANH XANH BÓNG TRE.
https://antontruongthang.com/vh-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt/xanh-xanh-bong-tre-lang-tre-phu-an/
PHONG TRÚC AM THANH BÌNH. (1999-2006)
NHÀ RƯỜNG XANH HỘI AN. (2007-2012)
XEM : NGHỆ THUẬT CÔNG GIÁO TẠO HÌNH BẰNG CÂY XANH TOPIARIUS – CATHOLIC TOPIARY .
MÁI TRANH “NGHÈO” ĐÀ NẴNG ( 2012-? )
RỒI SẼ TAN ĐI TẤT CẢ….!!!
XỨ HUẾ 3-2013.
LỄ ĐĂNG QUANG ĐTC PHANXICÔ.
RÔMA 19 THÁNG 3 NĂM 2013.
ĐẠI LỄ THÁNH GIUSE.
Hàng trăm ngàn người đã quy tụ về Rôma trong một ngày xuân nắng đẹp để tham dư và cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng Phanxicô. Ngài đang hướng về hòa bình, hòa giải, người nghèo và bảo vệ thiên nhiên như vị thánh Phanxicô Assidi.
Trích một câu trong bài chia xẻ:
“Nhiệm vụ của Giáo Hội có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng các môi trường chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ người, thể hiện mối quan tâm yêu thương mỗi người , đặc biệt là trẻ em, người già, những người có nhu cầu, mà thường là những người cuối cùng mà chúng ta nghĩ tới họ”.
NHẬN CHIẾC NHẪN NGƯ PHỦ PHÊRÔ.
ĐỪNG KHÓC NỮA..CÓ CHA ĐÂY.
CHA KHÔNG SỢ BỊ ÁM SÁT À? KHÔNG THẤY CHIẾC PAPAMOBILE QUEN THUỘC!
HUẾ NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2013.
THÁNH CẢ GIUSE.
BÌNH THƯỜNG MÀ PHI THƯỜNG.
THEO HỌA SĨ VIVI.
Một tiêng xin vâng không lời; một cuộc đời tin,cậy, mến ; mãi mãi sáng ngời một mẫu gương !
Chứng từ của một vị thánh, nữ thánh tiến sĩ Giáo hội Têrêxa Avila (1515 – 1582)
“..Tôi thấy Chúa ban cho các vị thánh khác được quyền cứu giúp trong một số trường hợp. Nhưng đối với Thánh Cả GIUSE, tôi kinh nghiệm thấy Thánh Cả cứu giúp trong bất cứ trường hợp nào chúng ta kêu cầu Ngài. Khi trao ban cho Thánh Cả GIUSE quyền năng như thế, Chúa muốn dạy chúng ta hiểu rằng:
– Nếu ngày xưa, trong cuộc đời dương thế, Chúa GIÊSU đã chấp nhận Thánh Cả GIUSE làm Cha nuôi, và sẵn sàng tuân phục Thánh Nhân, thì ngày nay trên Thiên Quốc, Chúa GIÊSU vẫn tiếp tục lắng nghe mọi lời Thánh Cả cầu xin. Những người tôi khuyên nên khẩn cầu cùng Thánh Cả GIUSE, cũng có cùng kinh nghiệm như tôi
… Nếu ai không tin lời tôi nói đây, thì cứ tự thử đi, và kinh nghiệm sẽ chứng minh cho thấy rằng, phó thác và sùng kính Thánh Cả GIUSE, luôn luôn đạt được những điều may lành. Đặc biệt những người sống trong bậc chiêm niệm, cần phải mộ mến Thánh Cả GIUSE hơn, vì tôi không biết làm sao người ta có thể nghĩ đến Đức MARIA, Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần, về những ngày Mẹ sống cạnh Con Trẻ GIÊSU nơi dương thế, mà lại không dâng lời cảm tạ Thánh Cả GIUSE đã hết lòng bảo trợ Hai Đấng. Ước gì những ai không tìm được vị thầy hướng dẫn trong việc suy ngắm thì nên chọn Thánh Cả GIUSE làm Thầy hướng dẫn, và như thế họ sẽ không bị lạc đường. Cầu mong chính tôi cũng không bị lầm lạc khi cao rao lòng sùng kính Thánh Cả GIUSE ..” ( Bản dịch nữ tu Minh Nguyệt).
HUẾ, 18 THÁNG 3 NĂM 2013.
HOA NGÔ ĐỒNG
VÀ MÙA XUÂN CỐ ĐÔ HUẾ.
Bao bài viết về cây ngô đồng bên Trung quốc và xứ Huế khiến nhiều người ngẩn ngơ.
Ngô Đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
(Một lá ngô đồng rụng. Cả thiên hạ biết mùa thu tới)
Còn ở cố đô Huế, hoa ngô đồng nở lại báo tin xuân về.
Hôm nay vào Đại nội, lang thang giữa Tử cấm thành…tử nầy là màu tím (purple) … có lẻ cũng gần màu tím hồng hoa ngô đồng.
VỚI HOA BAN TÂY BẮC !
LÁ NGÔ ĐỒNG RỤNG…LẠI BÁO MÙA XUÂN XỨ HUẾ.
MẤY HÌNH NẦY “CHÔM” TRÊN MẠNG INTERNET.
TRƯỜNG THĂNG CHỈ CHỤP ĐƯỢC CỞ NẦY THÔI.HIHI.
HUẾ , 17 THÁNG 3 NĂM 2013.
ĐẠO & ĐỨC.
NHÀ VĂN, NHÀ NGHIÊN CỨU
PHÊRÔ DỤC ĐỨC PHẠM ĐÌNH KHIÊM TỪ TRẦN.
Đang khi tin vui về Đức Tân Giáo hoàng Phanxicô I tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, linh mục Antôn vừa nhận đươc ai tín: cụ Phêrô Phạm Đình Khiêm đã về với Chúa. Dẫu biết rằng cụ đã 93 tuổi nhưng vẫn thấy tiếc thương. Một con người trọn đời sống vì đạo và đức giữa lòng Giáo hội, xã hội và gia đình. Hai năm trước được hạnh phúc gặp nhau, nay chỉ là kỷ niệm. Mời quý độc giả xem bài viết dạo đó.
NHÀ VĂN, NHÀ NGHIÊN CỨU CÔNG GIÁO
PHỂ-RÔ DỤC ĐỨC PHẠM ĐÌNH KHIÊM
SINH 1920 TẠI KIM SƠN,
NINH BÌNH, GP.PHÁT DIỆM
ĐÃ QUA ĐỜI
13-3-2013, TẠI SÀI GÒN
HƯỞNG THỌ 93 TUỔI
NGÀY 14-3: 17g30 : NGHI THỨC NHẬP QUAN-
THÁNH LỄ TẠI GIA
NGÀY 15, 16, VÀ 17 -3: CÁC THÁNH LỄ TẠI GIA
VÀ GIỜ CẦU NGUYỆN
NGÀY 17-3, 22g00: NGHI THƯC TẨM LIỆM
VÀ TIỄN BIỆT CỦA GIA ĐÌNH
NGÀY 18-3: 05g00: ĐỘNG QUAN
06g00: THÁNH LỄ AN TÁNG
TẠI NHÀ THỜ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP,
DÒNG CHÚA CỨU THẾ,
38 KỲ ĐỒNG, QUẬN 3 SÀI GÒN
Sau thánh lễ an táng:
NGHI THỨC HỎA THIÊU
TẠI NGHĨA TANG BÌNH HƯNG HÒA
HUẾ 14 THÁNG 3 NĂM 2013.
VÀ KHÓI TRẮNG ĐÃ XUẤT HIỆN!
HABEMUS PAPAM. CHÚNG TA CÓ GIÁO HOÀNG!
– Sáng mai, thế nào cũng có tin vui “habemus papam” ( chúng ta có Giáo Hoàng).
Linh mục Antôn nói với các bạn trong giờ ăn tối như vậy. Không ngờ mình nói “tiên tri”!
Chuông báo thức 4 giờ 30 của chủng viện vừa vang lên, bạn bè đã gọi điện từ Rôma cho biết tên và gốc gác vị Tân Giáo hoàng. Bật Internet lên đã có đủ tin tức kề cả bản dịch bài nói chuyện lần đầu với Urbi et orbi (thành Rôma và thế giới) trên các trang mạng và điện thư. Quả là thời đại toàn cầu hóa, tốc độ ánh sáng! Ngày xưa dân Đại Việt “ki ri xi tan” (tên gọi công giáo theo lối Nhật) thế kỷ 17 cả năm sau mới biết.
Lm Antôn cũng mong có một vị Giáo hoàng gốc Mỹ Châu Latinh nhưng tối qua một người bạn có nêu tiểu sử vị Hồng y Argentina nầy, nói rằng trước đây ngài được nhiều phiếu sau Đức Biển Đức 16, linh mục Antôn vội “xóa”(delete) vì thấy đã …76 tuổi! cho là quá già!
Không riêng mình mà giới truyền thông “cả và thiên hạ” trong đạo, ngoài đời, cũng chẳng ai lưu ý. Vậy mà Chúa Thánh thần đã chọn ngài!
Phanxicô I.
Francesco I, Francis I, Francois I…tên nầy trùng với vua Francois I nước Phalangsa đây, nhưng rồi sẽ quen.
Thánh Phanxicô nào?
Thánh Phanxicô nào cũng tốt! Phanxicô Assidi, khó nghèo, hòa bình! Phanxicô Xaviê truyền giáo! Phanxicô Salêdiô, hiền hòa, đối thoại! Phanxicô Thuận…cũng quá tuyệt! Xin ngài tổng hợp các nhân đức cao quý trên lại! Gốc Argentina, Maradona, Messi,Tango…không chỉ quốc gia nầy mà cả Mỹ châu Latinh cũng hoan hỉ! Gốc tổ tiên :Italia, dân Ý đại lợi và Rôma cũng được ủi an vì là đồng hương! Học ở Espana và Đức quốc…dân “Tây Bán nhà ” và “Nhật nhĩ man” cũng được nhắc đến. Sống giản đơn, bình dân…rất cần. Chỉ tội … thiếu một lá…phổi.
Chúa đã chọn, Chúa sẽ lo liệu!
13-03-2013 cọng lại 13! Số hên.
MỘT NGÀY HÂN HOAN QUÝ BÁU CHO HAI NGƯỜI.
CẬU TRAI ĐẦU LÒNG NẦY RỒI SẼ THẾ NÀO?
MÁI ẤM GIA ĐÌNH. HAI GÁI, BA TRAI.
LINH MỤC TRẺ JORGE MARIO.
HÌNH ẢNH. NGUỒN INTERNET.
ĐỌC THÊM:
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất, vị Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936.
DIỄN TỪ :
Chào anh chị em thân mến
Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế… kết cuộc là… Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng đoàn giáo phận Rôma.
Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta .. Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.
Lạy Cha chúng con ở trên trời …
Kính mừng Maria …
Sáng danh Đức Chúa Cha …
Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.
Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo hội.
Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.
Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:
Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.
Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.
Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.
Chúc anh chị em ngủ ngon!
XUÂN BÍCH HUẾ 14 THÁNG 3 NĂM 2013.
KHÓI ĐEN BỐC CAO,
NHƯNG KHÓI TRẮNG SẮP XUẤT HIỆN!
Sau nhiều ngày chờ đợi, cánh cửa nhà nguyện Sixtina, Rôma, đã đóng lại và công cuộc mật nghị đã bắt đầu, ngày 12 tháng 3 hôm qua 2013.
- Tuổi trung bình của 115 vị Hồng Y cử tri là 71 tuổi.
- Đức Hồng Y cao niên nhất là Đức Hồng Y Walter Kasper của Đức.
- Đức Hồng Y trẻ nhất là Đức Hồng Y Baselio Cleemis Thottunkal, người Ấn Độ, 54 tuổi.
- Người kế tiếp là Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle sẽ mừng sinh nhật thứ 56 vào tháng 6 tới.
- 60 vị Hồng Y đến từ Âu Châu (tức là hơn ½ số vị Hồng Y cử tri). Mỹ Châu La Tinh có 19 vị, Bắc Mỹ 14 vị, Phi châu 11, Á Châu 10 và Úc châu có 1 vị là Đức Hồng Y George Pell.
- Ý có 28 Hồng Y cử tri, tiếp đến là Hoa Kỳ với 11 vị, Đức 6 vị, Tây Ban Nha và Ba Tây mỗi nước có 5 vị.
67 vị Hồng Y được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 (58%) và 48 vị được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong.
Toàn thể dân Chúa đang cầu nguyện và chờ đợi làn khói trắng bay lên từ nóc nhà nguyện.
Kết quả bầu cử trong 110 năm qua kể từ Đức Giáo Hoàng Piô 10 cho thấy thời gian lâu nhất là Đức Piô 11 phải 14 vòng và mất 5 ngày.
Hai vị nhanh nhất là Đức Piô 12, bỏ phiếu 3 lần và mất 2 ngày cũng như Đức Biển Đức 16 3 vòng và mất 2 ngày.
Năm | Đức Hồng Y được bầu | Tước Hiệu Giáo Hoàng | Số vòng bỏ phiếu | Số Ngày |
1903 | Giuseppe Sarto | Pio X | 7 | 4 |
1914 | Giacomo della Chiesa | Benedict XV | 10 | 3 |
1922 | Achille Ratti | Pio XI | 14 | 5 |
1939 | Eugenio Pacelli | Pio XII | 3 | 2 |
1958 | Angelo Roncalli | Gioan XXIII | 11 | 4 |
1963 | Gioanni Batista Montini | Paul VI | 6 | 3 |
1978 | Albino Luciano | John Paul I | 4 | 2 |
1978 | Karol Wojtyla | John Paul II | 8 | 3 |
2005 | Joseph Ratzinger | Bênêđíctô XVI | 3 | 2 |
Do đó có thể phỏng đoán, chậm nhất là thứ sáu tới chúng ta sẽ có tân giáo hoàng.
Trong thời gian nầy, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần xuống ơn cho các vị Hồng y sáng suốt bầu cho Giáo hội một vị Giáo hoàng xứng đáng là đại diện của Chúa ở trần gian.
Chúng ta nhớ lại những lời Chúa hứa với thánh Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi “Nầy con là đá, trên viên đá nầy thầy sẽ xây Hội thánh của thầy và các cửa địa ngục sẽ không thắng được” Matth. 16,18
Trãi qua 2000 năm lịch sử, trong khi bao đế quốc, vương quốc, lãnh tụ hùng cường đã sụp đổ hoặc biến mất, thì Giáo hội Chúa tuy mong manh như con thuyền Phêrô chập chờn giữa biển đời bão tố, vẫn còn đó và không có dấu hiệu gì sắp chìm đắm.
“Sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian” (Ga 17, 14-16). . Những vị đầu tiên đã bị Đế quốc Rôma hành quyết : Phêrô, Linô, Clêtô, Clêmênte…Rồi trãi qua năm tháng trong số các giáo hoàng, nhiều vị được phong thánh; nhưng cũng có kẻ gây gương mù, ham mê quyền lực, óc cục bộ, bè phái…Nhiều đấng được tôn trọng cũng có vị bị sĩ nhục như Napoléon lưu đày Đức Piô 7…Không sao! Tảng đá Kêpha như lời thách thức của Chúa vẫn vững chải trường tồn và quả thật trên tảng đá đó nhiều “cây búa nện xuống đã bị bễ tan”!
Hãy cảm tạ ơn Chúa vì trên 100 năm qua, Chúa đã ban cho chúng ta những vị Giáo hoàng thật xuất sắc. Từ Đức Giáo hoàng Piô 10, người phải đương đầu với bao khám phá khoa học kỹ thuật mới lạ, bao triết thuyết, bao chế độ, tưởng sẽ xóa sổ Giáo hội công giáo nhưng dưới sự lãnh đạo cương quyết ngài đã “restaurare omnia in Christo”, canh tân Giáo hội không phải bằng những phương pháp thế trần mà trong Đức Kitô. Chúng ta vui mừng vì hai vị Giáo hoàng truyền giáo Biển Đức 15 và Piô 11 đầu thế kỷ 20 đã tin tưởng trao quyền hành cho các Giáo hội địa phương Phi, Á, Mỹ, Úc…trong đó có Giáo hội Việt Nam. Khi Đức Piô 12 danh tiếng lẩy lừng qua đời, một ông già béo mập và nhân hậu lên ngôi với tước hiệu Gioan 23, mọi người hơi thất vọng cho rằng ngài chỉ là vị Giáo hoàng chuyển tiếp. Thế nhưng chính ngài được Chúa Thánh Thần thúc đẩy đã tiến hành Thánh Công đồng Vatican 2, và sau ngài Đức Phaolô 6 thực hiện cuộc canh tân thay đổi toàn diện cuộc sống Giáo hội trên toàn thế giới, trã lại sự tươi trẻ xinh đẹp của Mẹ Giáo hội. Thế hệ hôm nay cũng đã biết về các Đức Thánh cha Gioan Phaolo 1, Gioan Phaolô 2 và vị Biển Đức 16 vừa khiêm nhường rút lui vào hậu trường tạo cơ hội cho chúng ta sắp đón nhận một vị Tân Giáo hoàng mới.
Như Đức Ki tô phải trải qua đau khổ, Giáo hội sẽ tiếp tục bị thế gian ghét bỏ, chống đối, bách hại…nhưng như Chúa hứa “ Can đảm lên…Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33) Giáo hội Chúa sẽ tiếp tục bước theo chân thấy chí thánh trong mầu nhiệm khổ nạn và Phục sinh.
Chúng ta hãy cầu nguyện nhiều cho Giáo hội giữa bao gian nan thử thách cuộc đời, con cái Chúa luôn giữ vững đức tin và sẵn sàng tuân phục quyền bính của vị tân đại diện cúa Chúa trên trần gian nầy.
Cho đến giờ nầy, khói đen vẫn ngùn ngụt, vị giáo hoàng tương lai chưa xuất hiện, nhưng hướng về ngài chúng ta cầu “ Chúa gìn giữ, tăng gấp sinh lực và ban cho ngài đời nay hạnh phúc. Đừng trao người cho ác tâm quân thù”.
Như Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. ” trong Buổi triều yết cuối cùng ngày 27.02.2013 đã lưu ý: “Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn cả qua các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế. Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới” Amen.
ĐCV XUÂN BÍCH HUẾ, 5 GIỜ 30 14 THÁNG 3 NĂM 2013.
GIOAN BAOTIXITA TRẦN NGỌC QUỲNH,
LINH MỤC TU HỘI XUÂN BÍCH,
GIỖ LẦN THỨ 17 (1996-2013)
(1932 – 1996)
Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Quỳnh sinh ngày 23 tháng 9 năm 1932, tại Nghĩa Dục, Nghĩa Hưng, Hà Nam. Ngài bắt đầu vào Tiểu Chủng viện Trung Linh, Ninh Cường năm 1946. Đến năm 1951, Ngài học tại Đại Chủng Viện Quần Phương (Bùi Chu) rồi chuyển sang học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích Hà Nội và Vĩnh Long. Ngày 8 tháng 8 năm 1953, Ngài được thụ phong linh mục. Di cư vào nam, Ngài đi phục vụ cho địa phận Kontum với cương vị là giáo sư Tiểu Chủng Viện Kontum.
Năm 1966, Ngài được gởi đi du học tại Đại Học Công Giáo Paris, nước Pháp. Năm 1970, Ngài nhập Hội Linh Mục Xuân Bích làm giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế và phụ trách hai môn học Phụng Vụ và Thánh Nhạc.
Năm 1975, Ngài về Đà Nẵng làm quản lý cho Toà Giám Mục. sau đó được giao cho công việc mục vụ giáo xứ và đã làm chánh xứ Thanh Bình trong vòng 4 năm từ năm 1990 đến năm 1994. Thời gian nầy, Ngài đã xây dựng nhà thờ Thanh Bình.
Kể từ khi Đại Chủng Viện Xuân Bích được phép mở cửa lại năm 1994, Ngài trở lại Đại Chủng Viện Huế tiếp tục công việc giảng dạy cũng với hai môn Phụng Vụ và Thánh Nhạc, đồng thời làm phó giám đốc Đại Chủng Viện. Linh mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh ( sau này là Giám Mục giáo phận Đà Nẵng) làm Giám đốc. Trong khi công việc giảng dạy và điều hành Chủng Viện đang trôi chảy, đột nhiên Ngài qua đời sau một cơn tai biến vào ngày 9 tháng 3 năm 1996 và được an táng tại nghĩa trang Đại Chủng Vịên Xuân Bích Huế, để lại cho chủng sinh cũng như mọi người bao ngậm ngùi luyến tiếc về một cha giáo hiền lành, đạo đức và tài ba.
Ngoài những sách và bài viết sâu sắc về Phụng vụ, Ngài còn là một nhạc sĩ sáng tác nhiều bài hát dùng trong Phụng vụ giờ kinh
CÁC CHỦNG SINH THƯỜNG HÁT KINH NẦY
VÀO TỐI THỨ 7 TRƯỚC ĐÀI MẸ XUÂN BÍCH HUẾ.
LINH MỤC ANTÔN VÀ ANH CHỊ EM GIÁO XỨ THANH BÌNH
TRƯỚC MỘ CHA GIOAN BAOTIXITA TRONG NGÀY GIỖ LẦN THỨ 17.
KIM LONG, HUẾ 09 THÁNG 3 NĂM 2013.
PIERRE GASTINE BÙI ĐỨC TÍN
LINH MỤC XUÂN BÍCH
1906- 1997.
I. Tiểu Sử
Cha Pierre Gastine, tên Việt là Cha Phêrô Bùi Đức Tín, sinh ngày 25.6.1906 tại Royat (Puy-de-Dôme) nước Pháp, và thụ phong linh mục năm 1930, thuộc địa phận Bourges. Ngài gia nhập Hội Xuân Bích năm 1931 và được sai đến Việt Nam 1933, sau khi học xong hai năm triết học với văn bằng cử nhân.
BÊN MẸ LA VANG, MỘT CHIỀU MƯA.
MẸ LÀ HOA QUÝ VƯỜN XUÂN THIÊN QUỐC.
CON ĐẾN ĐÂY, KHÔNG XIN GÌ, KHÔNG DÂNG GÌ.
CHỈ NHÌN NGẮM MẸ MÀ LÒNG SƯỚNG VUI.
NHÌN MẸ THỔN THỨC BỒI HỒI.
CON LÀ CON MẸ, MẸ LÀ MẸ CON!
(LA VIERGE À MIDI. PAUL CLAUDEL)
LA VANG 03 THÁNG 03 NĂM 2013.
THÁNG 02- 2013
QUA ĐÈO HẢI VÂN… RA HUẾ.
Còn một món nợ chưa trả năm qua: phải ra Huế giúp các chủng sinh môn Lịch sử Truyền giáo tại Việt Nam. Xe qua cầu Nam Ô, cây cầu vồng tuổi thơ giờ mang chiếc áo xanh ngọc mới, song hành cùng hai cầu khác. Phía Tây là vùng Khe Răm, Phường Rác , Cu Đê…lịch sử, trước mắt là rặng Hải Vân chia cắt Champa, Đại Việt qua nhiều thế kỷ. Bao biến cố lịch sử ùa về.
– Lâu quá, không có dịp leo đèo Hải Vân. Lm Antôn nói bâng quơ.
_ Cha muốn, con chở đi.
_ Sợ bất tiện cho anh. Qua hầm cho nhanh.
– Không lâu lắm đâu?
– Vậy thì đi.
Con đường xưa thật đẹp, ngập nắng xuân chào đón chúng tôi. Xe bắt đầu leo đèo. Vịnh và thành phố Đà Nẵng vươn dài trên bải cát. Mừng vì những công trình hiện đại, buồn vì dấu cũ phai mờ. Kìa là Hòn Hành, làng Hòa Vân xinh đẹp…Đường đèo vắng xe hơn ngày xưa. Rồi đỉnh Hải Vân hiện ra với những áng mây quen thuộc. Qua những khúc cua gấp, hàng quán hiện ra. Không ngờ có rất nhiều xe chở du khách đến đây. Chiếc Zace không dừng lại, tiếp tục đổ đèo phía Bắc. Dưới xa kia, chuyến xe lửa Thống Nhất uốn mình như con trăn trên sườn núi, giữa hai màu xanh biển,trời và rừng xuân. Mơ màng nhớ lại chuyến đi xe lửa đầu tiên năm 1950. Rừng xưa cây cao và đa dạng nay không còn.
– Thế nào xe cũng dừng lại chờ xe lửa?
Và đúng như dự đoán. Một dịp tốt đề thu lại toàn cảnh Lăng Cô xinh đẹp và thơ mộng vào bất cứ thời điểm và mùa nào. Nhảy ra khỏi xe, nhờ anh bạn trẻ bấm máy. Hên quá. Sau khi dùng cơm ở Loan Lý, lại vượt qua hai đèo Phú Gia và Phước Tượng. Phải rình chụp cho được nhà thờ Phước Tượng
Ngày xưa, thế kỷ 17, 18, đi từ Đà Nẵng ra Huế mật ba ngày, nay chỉ mất vài giờ. Hồi tưởng lại những chuyến đi của người xưa, tuy chậm mà đầy hấp dẫn qua các ký sự.
Xe chạy theo sông An Cựu, qua dinh An Định.
-Mình đi cầu mới à.
Mấy năm trước câu đang thi công, nay mới khánh thành. Cây hoa đầu góc thành Tây Nam đón chúng tôi. Xe quẹo trái, chúng tôi sắp đến 30 Kim Long.
HUẾ 28 THÁNG 2 NĂM 2013.
TỐI NAY GIỜ RÔMA, ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16 TỪ NHIỆM.
NÚI ĐÁ VÀ THÀNH LŨY BẢO VỆ…TV 30,4.
SINH NHẬT LẦN THỨ 17!
À, QUÊN…LẦN THỨ 71!
“XẾP LI” QUÁ TRỜI…HAHA!
ẢNH TỰ CHỤP SÁNG NAY.
Thế mới biết “Còn duyên kẻ đón người đưa…Hết duyên đi sớm..về khuya, mặc tình” và “Còn tiền, còn quyền, còn đệ tử. Hết “đô”, hết “nhậu”…”cút bai” ngay!”. Nhưng không sao, có Chúa là nơi nương ẩn, thành lũy chở che… “No problem”! Phải không Đức Thánh Cha Biển Đức 16, Ngài còn đúng 3 ngày nữa ..cũng dzề hưu!
Xin cám ơn những ai còn nhớ lm Antôn và động viên “cố lên”!
MAI ĐÃ TÀN…NHƯNG HOA CÀI VÀNG MONG MANH VẪN NỞ!
QUẬT HỒNG CÒN AI NHỚ ĐẾN , BẮP ĐỎ QUÝ HƠN.
TUY KHÔNG BỘI THU… CŨNG MỪNG VÌ THÀNH QUẢ LAO ĐỘNG.
ĐÀ NẴNG 25 THÁNG 2 NĂM 2013.
TĨNH TÂM LINH MỤC ĐOÀN
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2013.
ĐỨC CHA VINH SƠN VÀ LM ANTÔN.
NHỚ LẠI NHỮNG NGÀY BÊN CHA F.X. NGUYỄN XUÂN VĂN.
ĐÀ NẴNG 23 THÁNG 2 NĂM 2013.
CÁT BỤI PHÙ VÂN.
KHAI MẠC MÙA CHAY THÁNH 2013
TẠI NÚI SỌ, GIÁO XỨ AN NGÃI QUÊ HƯƠNG.
AN NGÃI ĐÃ BIẾN DẠNG NHIỀU VÌ ĐÔ THỊ HÓA.
HÃY LÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ VỚI CHÚA KITÔ.
HÔM NAY, MỒNG BỐN TẾT, NHƯNG HÀNG NGÀN NGƯỜI ĐÃ QUY TỤ VỀ ĐÂY.
Về đến nhà, nhận được thư điện tử của ông bạn Tuyền, nhắc nhở mọi người.
“Hôm nay Lễ Tro..”Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro..”mở đầu cho Mùa Chay Thánh…mùa Hồng Ân,để mỗi người chúng ta chuẩn bị tâm hồn ,sẵn sàng đồng hành với Con Chiên Thiên Chúa trên đường lên Núi Sọ..con đường của Tin Yêu và Hy Vọng..
Xin gửi đến cả nhà chút suy tư để cùng chia sẻ trong…
MÙA CHAY THÁNH
Mùa Chay Thánh đến, mùa Hồng Ân
Sám hối, ăn năn lánh tội trần
Thân phận giọt sương, cơn gió thoảng
Kiếp người tro bụi, bóng phù vân
Bon chen chi lắm, rồi tay trắng
Tích góp cho nhiều, cũng bọt tan
Rũ bỏ thói đời,bao lỗi tội
Mau mau tỉnh thức, sống canh tân..
Dzuy sơn Tuyền.
HOA ÍT, GAI NHIỀU..XIN CHA RÁNG MÀ CƯỜI!
ĐÁ NẴNG, LỄ TRO , MỒNG BỐN TẾT , 13 THÁNG 2 NĂM 2013.
MỪNG XUÂN QUÝ TỴ.
ĐÀO HÀ NỘI
MAI SÀI GÒN…TRÊN BỜ SÔNG HÀN, ĐƯỜNG BẠCH ĐẰNG ĐÀ NẴNG.
SƠ SƠ CÓ 17 TỶ !
NHÀ MỚI TẠI GIÁO PHỦ DÀ NẴNG.
LÃO NÔNG TRƯỜNG THĂNG HẠNH PHÚC VUI THÚ ĐIỀN VIÊN
TẠI TÚP LỀU TRANH NẦY. AI DÁM BẢO “PHỒN VINH GIẢ TẠO”?
NƠI ĐÓ, BA THÁNG TRƯỚC ĐÂY.
LINH MỤC ANTÔN CHÚC MỌI NGƯỜI
‘KHÔN NHƯ CON RẰN , ĐƠN SƠ TỰA BỒ CÂU’ NHƯ CHÚA DẠY!
NÊN XEM BÀI : VIỆT NAM, ĐẤT CHẢY SỮA VÀ MẬT.
THÁNG 01- 2013
31 THÁNG 01 NĂM 2013
NGÀY GIỖ ĐẦU LINH MỤC PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO.
Mới có một năm mà thiên hạ đã quên cha Phêrô Lê Như Hảo.
KHOẢNH KHẮC THIÊN THU
CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ MARIA PHẠM NGỌC CHI.
HẦU NHƯ MỘT PHÉP LẠ…
KHI CÁC VỊ GIÁM MỤC MIỀN TRUNG TỰU VỀ ĐÀ NẴNG
MÀ KHÔNG ĐI HÀ NỘI..LẠI CÓ MẶT TẠI TRÀ KIỆU
VÀO GIỜ HẤP HỐI CỦA ĐỨC CHA PHÊ RÔ MARIA.
Hôm nay, 21 tháng Giêng Dương lịch, linh mục Antôn nhớ lại ngày dài nhất trong cuộc đời Đức Giám mục tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng, Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, ngày ngài giã từ cuộc đời đầy đa đoan nầy. Một hình ảnh nhắc lại một câu chuyện riêng tư. Linh mục Antôn đã “kêu Chúa” theo truyền thống người công giáo Quảng Nam. “Giêsu, Maria, Giuse, con phó dâng linh hồn con trong tay Ba Đấng! Giêsu, Maria, Giuse, xin giúp con trong giờ hấp hối! Giêsu, Maria, Giuse xin cho con đặng (được) chết bình an trong tay Ba Đấng!” Cứ thế lập đi lập lại nhiều lần. Các vị giám mục và tất cả vây quanh hiệp ý. Hai mắt Đức cha mở to như đang nhìn vào Đấng Cứu Thế và Mẹ Maria đang đến đón ngài. Rồi với một cái nấc nhẹ, linh hồn lìa khỏi xác trong an bình. Và linh mục Antôn vô danh, nhỏ bé kia đã được diễm phúc vuốt mắt Đức Cha lần cuối. Đôi mắt ấy đã nhắm lại mãi mãi trên cỏi trần nấy để được vào hưởng kiến vinh phúc (visio beatifica, vision béatifique) suốt đời mong đợi!
1/60 GIÂY BẤT TỬ ĐỐI VỚI LM ANTÔN.
ĐÀ NẴNG CHIỀU 21 THÁNG 01 NĂM 2013.
KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
HAI HÌNH ẢNH VÀO CÙNG THỜI ĐIỂM
10 GIỜ 30 SÁNG 18 THÁNG 01 NĂM 2013.
TƯNG BỪNG TẠI TRÀ KIỆU.
TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẴNG.
KHÔNG MỘT BÓNG NGƯỜI.
KHÔNG MỘT DẤU HIỆU.
MỘT RỪNG XE HƠI VÀ GẮN MÁY ÁN NGỮ CỔNG CHÌNH
HÌNH NHƯ CÓ AI MỪNG ĐÁM CƯỚI GẦN ĐÓ.
ĐÀ NẴNG 18 THÁNG 01 NĂM 2013.
KỶ NIỆM KIM KHÁNH GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
18 THÁNG 01 NĂM 1963 – 18 THÁNG 01 NĂM 2013.
398 NĂM TIN MỪNG ĐẾN TOURON (CỬA HÀN ĐÀ NẴNG)
VÀ FAIFOO (HỘI AN).
18 THÁNG 01 NĂM 1615 – 18 THÁNG 01 NĂM 2013.
Tuy sách KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ, một văn bản chính thức của triều đình cho biết việc rao giảng Tin mừng đã bắt đầu từ thời vua LÊ TRANG TÔN , Nguyên Hòa nguyên niên 1533 cũng như tài liệu lưu ý đã có nhiều tín hữu công giáo trước thế kỷ 17, nhưng các sử gia thường coi ngày 18 tháng 01 năm 1615 là ngày chính thức khai sinh đặt móng nền vững chắc của Giáo hội công giáo Việt Nam. Hai thành phố Cửa Hàn (Touron) và Faifoo (Hội An) nay thuộc giáo phận Đà Nẵng là nơi cập bến của phái đoàn Dòng Tên cho linh mục Francesco Busomi người Napoli (Ý) và Diego Carvalho ( Bồ Đào Nha) cùng 3 thầy trợ sĩ vào ngày 18 tháng 01 năm 1615. Ba trăm năm sau, khi thành lập giáo phận Đà Nẵng, Đức Thánh Cha Gioan 23 đã chọn ngày lịch sử nầy để công bố Tông sắc. Nhân dịp nầy, kính mời quý độc giả xem lại văn kiện trên.
ĐỨC THÁNH CHA GIOAN 23 VÀ DÒNG ĐẦU TÔNG SẮC
IN VITAE NATURALIS SIMILITUDINEM
“CŨNG NHƯ TRONG ĐỜI SỐNG TỰ NHIÊN”
Giám Mục Gioan, Tôi Tá của các Tôi Tá Chúa Ðể muôn đời ghi nhớ:
Cũng như trong đời sống tự nhiên của thân xác và tinh thần, đời sống siêu nhiên – làm cho ta được gọi và thật sự trở nên con cái Thiên Chúa ( I Jo.3,1) – theo chương trình thương xót những dấu tích bề ngoài, để rồi đổ xuống nhân gian và tồn tại trong các linh hồn.
Chính vì thế, khi Hội Ðồng Thánh Bộ Truyền Giáo nhận thấy rằng : muốn cho Ðạo Thánh được chóng phát triển trong Ðiạ phận Qui Nhơn, là một địa hạt bao la rộng lớn, cần phải đi đến giải pháp phân chia đất đai, thể theo lời đề nghị của Hiền Ðệ đáng kính Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám Mục Qui Nhơn, sau khi đã thỉnh ý Hiền Tử Phanxicô De Nittis, Xử lý thường vụ Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Ðông Dương. Ta đã lấy thượng quyền của Ta quyết định và chỉ thị những khoản sau đây :
Tách ra khỏi địa phận Qui Nhơn hai tỉnh Quảng nam, Quảng Trị, và lấy thị xã Ðà Nẵng, thành lập một Ðịa phận mới, đặt tên là Ðịa Phận Ðà Nẵng, theo như tên của thị xã vừa nói .
Ta chỉ định cho Ðịa phận mới và vị Giám mục Ðịa phận này thuộc thẩm quyền vị Tổng Giám mục Giáo khu Huế. Ðức Giám mục và Ðịa phận mới từ nay được hưởng tất cả những quyền lợi và những danh dự, theo Giáo Luật, đã dành cho các vị Giám mục Chánh Tòa và các Ðịa phận của các Ngài.
Việc quản nhiệm Ðịa phận mới, Ta ủy thác cho hàng giáo sĩ Triều Việt Nam : từ nay, Hàng Giáo sĩ nói đây hãy chịu khó, ân cần khuếch trương nước Thiên Chúa trong Tổ quốc của mình.
Trong việc cai trị và quản nhiệm Ðịa phận mới, phải tuân theo những khoản đã qui định trong Giáo Luật, và những chỉ thị của Thánh Bộ Truyền giáo.
Thi hành những điều vừa nói trên sẽ là phận sự của Hiền Tử De Nittis, hoặc đích thân hoặc ủy quyền. Nếu trong thời gian thi hành, một vị khác sẽ đảm nhiệm trách vụ này, thì cũng cứ phải thi hành những huấn lệnh của Ta.
Ai thi hành, sẽ có nghĩa vụ biên thảo những hồ sơ, ký tên, đóng dấu, gửi sang Thánh Bộ Truyền Giáo
Ta mong ước rằng Nghị định này sẽ có hiệu lực không những bây giờ, mà cả về sau; bởi thế ai có phận sự phải lo làm sao cho các khoản quyết nghị trên đây được tuân giữ và thi hành kịp thời.
Ðể bào đảm cho Nghị Ðịnh này được có hiệu lực hoàn toàn từ nay không một phải huấn lệnh nào có thể làm trở ngại ; bởi vì qua Nghị Ðịnh này, Ta sẽ phi bác hết cả.
Ngoài ra, không ai được phép xé hay hủy bỏ tập hồ sơ chứa đựng những huấn lệnh của Ta hôm nay. Trái lại những bản sao, hay những đoạn trích văn tập Nghị Ðịnh này, bất cứ in lại hay viết bằng tay, một khi được một vị nào trong chính quyền tôn giáo đóng dấu chứng thực cho, hay là được một lục sự nào của chính quyền dân sự ký nhận cho, thì cũng có giá trị và được tín nhiệm, y như là chính bản nguyên văn này.
Ban hành tại La Mã, gần đền Thánh Phêrô, ngày 18 tháng 1 năm 1963, năm thứ 5 Triều Ðại của Ta.
Hồng Y Gregorius P. Agagianian
Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo
Hồng Y Jacobus Aloisius Copello
Chưởng ấn Giáo Hội La Mã
Franciscus TinelloTrưởng Phòng Chưởng Ấn |
(Bản dịch của Cha V. Trần Ngọc Thụ
Bí thư Tòa Khâm Sứ)
Bernardus de Felicis, Prot. Ap.Joseph Rossi, Pro. Ap.
VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ, LINH MỤC ANTÔN LÀ MỘT CHÀNG TRAI TUỔI ĐÔI MƯƠI
CHUẨN BỊ THI TÚ TÀI 2. (TÚ TÀI TOÀN PHẦN).
ĐÀ NẴNG NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2013.
THƯƠNG NHỚ LINH MỤC F.X. NGUYỄN XUÂN VĂN.
GIỖ LẦN THỨ 11 (2002 – 2013)
Mộ thời gian dù tất cả chôn vùi
Mà hình bóng dấu yêu không xoá hết
( LM Nguyễn Xuân Văn).
NGHĨA TRANG LÀNG SÔNG, TUY PHƯỚC, QUY NHƠN.
CHIỀU 13 THÁNG 12 NĂM 2012.
Ngày mai kỷ niệm 11 năm ngày mất của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn. Chiều thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2002, vào khoảng 20 giờ, xe của giáo xứ Hòa Khánh, Đà Nẵng đưa chúng tôi đến nhà xứ Tuy Hòa. Nghe tin đoàn con đến, cha vui mừng đến nổi tuy đã liệt giường nhiều ngày, ngài yêu cầu nâng dậy để tiếp chuyện. Da ngài khá nhợt nhạt, nhưng đầu óc còn tỉnh táo nghe chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Tưởng như các lần khác, rồi Chúa sẽ cho ngài bình phục. Nhưng sáng hôm sau khi tiếng chuông nhà thờ vang lên báo giờ thánh lễ sáng, tôi được báo động và chạy sang phòng ngài. Cha đang hấp hối. Tôi ôm lấy ngài. Hình như cha rất đau đớn, dù vậy ngài chỉ rên rất khẻ. Chỉ vài phút sau ngài tắt thở trong vòng tay đứa con tinh thần. Tôi gục xuống hôn ngài lần cuối, lần thứ hai trong đời, tôi lại mồ côi cha. Mới đó mà đã 11 năm trôi qua!
Xin gửi đến những người thân yêu, bạn bè và môn sinh bài thơ ngài viết năm mừng 35 năm linh mục ngày 25 tháng ó năm 1991.
TÂM SỰ 35 NĂM LINH MỤC
25 / 01 / 1956 – 25 / 01 / 1991
Ba lăm năm mùa xuân đầy hoa mộng
Mộng Nước Trời gieo với mộng ngày xanh
Hoa trổ nhiều mà trái kết chẳng thành
Cây rậm bóng mà lá cành ngơ ngác !…
Xuân mùa chay khăng khăng đòi phạt xác
Đòi xé lòng xé ruột rắc tro vào !
Giữa mùa hoa, xuân e ngại biết bao !
Tình xuân nhạt mà ý xuân nồng ấm.
Rời chay tịnh xuân bắt đầu suy gẫm
Chuyện thương đau của Chúa thật dồi dào
Nghe như máu còn đổ, lệ còn trào
Xuân dã khóc, khóc nhiều cho tội lỗi.
Và rồi đây với tâm hồn thống hối
Với niềm vui mừng kỷ niệm phục sinh
Xuân hân hoan đem tất cả tâm tình
Dâng lên Chúa để thay lời cảm tạ.
Ba lăm năm mùa hè trời oi ả
Tiếng ve sầu ra rả dội vào tai
Biết làm chi qua những tháng ngày dài
Đây nhà Chúa, khách thừa lương vắng vẻ.
Mùa huệ nở tháng năm dành cho Mẹ
Tháng đèn hoa dâng kính Mẹ sớm chiều
Lòng bội bạc của những đứa con yêu
Khiến tim Mẹ thâm bầm và rướm máu .
Mùa phượng nở đỏ rực trời tháng sáu
Tháng bướm ong bay nhộn nhịp xôn xao
Khiến Thánh Tâm đau khổ biết dường nào
Vườn nho Chúa thiếu bàn tay săn sóc.
Ba lăm năm mùa thu đầy tang tóc
Cảnh sinh ly tử biệt nhớ không nguôi
Mộ thời gian dù tất cả chôn vùi
Mà hình bóng dấu yêu không xoá hết.
Thu ơi hỡi ! thu về gieo ý chết
Trong đường gân khô máu lá vàng rơi
Trong quả tim buốt lạnh giữa dòng đời
Trong ánh mắt người thân chào vĩnh biệt.
Ba lăm năm mùa đông tập quen biết
Những con người đói rét sống lề đường
Những trẻ em mất mẹ thiếu tình thương
Những bà lão cô đơn không chốn trọ.
Mùa vọng về trời than mây khóc gió
Cho kiếp người thêm lạnh lẽo xót xa
Cho Noel thêm ý nghĩa đậm đà
Cho hang đá Bêlem thêm u tối.
Cho sao lạ mọc soi đường dẫn lối
Cho mục đồng tìm gặp Chúa Hài nhi
Cho Ba Vua nghe tiếng gọi ra đi
Cho thiên hạ biết Tin Mừng xuân mới.
Chúa ôi ! Ba mươi lăm năm chờ đợi
Mõi mòn từ Xuân Hạ đến Thu Đông
Chờ đợi con vác Thánh giá về trồng
Trên ngôi mộ chôn sâu đời tội lỗi.
Ôi ! Chúa ôi ! con đau buồn quá đỗi !
Nước mắt đâu rửa sạch vết thương lòng !
Biết lấy gì gọt nạo những rêu rong ?
Mọc như nấm trong hồn trong xương tuỷ.
Dưới gối Mẹ con gục đầu rên rỉ
Nghe quả tim bị nghìn mũi kim châm
Lệ thương đau từng giọt nhỏ khôn cầm
Từng sớ thịt run lên như điện giật.
Giữa dêm khuya bao lần con thức giấc
Lòng nát tan xao xuyến chuyện ngày xưa
Tình Mẹ thương đền đáp mấy cho vừa
Trước ảnh Mẹ con cúi đầu lạy Mẹ.
Xuân Văn
XEM CÁC BÀI VIẾT VỀ LINH MỤC NGUYỄN XUÂN VĂN Ở MỤC VĂN THAO TRONG BLOG ANTONTRUONGTHANG NẦY.
https://antontruongthang.com/van-thao-linh-m%E1%BB%A5c-thi-si-f-x-nguy%E1%BB%85n-xuan-van/
ĐÀ NẴNG 12 THÁNG 01 NĂM 2013.
HÔM NAY SẼ MỪNG 70.000 CUỘC THĂM VIẾNG
BLOG ANTONTRUONGTHANG.
CÁC ĐỘC GIẢ CÒN NHỚ KHÔNG? CÁCH ĐÂY HAI NĂM VÀO NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2010, ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH BỞI LỜI CHA CHUNG BIỂN ĐỨC 16, LM ANTÔN ĐÃ “LIỀU MẠNG LÊN MẠNG”. MỘT KHUNG TRỜI MỚI, MỘT CÁNH CỬA MỞ RA ĐỂ NÓI “HELLO” VỚI NGƯỜI THÂN VÀ KẺ LẠ. SAU ĐÂY LÀ LỜI MỞ ĐẦU :
“Sau chuyến công du Fatima, về đến Rôma, ĐTC Biển Đức được 150.000 giáo dân đến quảng trường Thánh Phêrô bày tỏ lòng ngưởng mộ vào Chúa nhật lễ Thăng Thiên 16-5-2010. Trong bài nói chuyện với đề tài: “Linh mục và mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: các phương tiện mới nhắm đến việc phục vụ Lời Chúa”. Ngài nhắn gửi :
“ Tôi cũng muốn lặp lại lời kêu mời các anh em trong hàng linh mục, làm sao để cho cuộc đời và hành động của mình được nổi bật về việc làm chứng cho Tin mừng, và hãy sử dụng khôn ngoan các phương tiện truyền thông để cho mọi người được biết về Giáo hội, và giúp cho con người thời đại khám phá dung nhan của Chúa Kitô.”
( VietCatholic News (17 May 2010 09:16 )
MỘT SỨ ĐIỆP RẤT RÕ RÀNG…THÚC DỤC TÔI PHẢI LAO VÀO XA LỘ THÔNG TIN …CHẬP CHỬNG VÀO TUỔI U 70…TRƯỚC KHI BIẾN MẤT TRÊN MÀN HÌNH DƯƠNG THẾ. XIN THÔNG CẢM NẾU CÓ GÌ SƠ SUẤT.
HỘI AN, NGÀY LÊN MẠNG ĐẦU TIÊN, 05 THÁNG 7 NĂM 2010.
CỬA ĐẠI VÀ CÙ LAO CHÀM, HỘI AN,
MỘT CÁNH CỬA HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI XƯA VÀ NAY.
TỪ THUYỀN BUỒM ĐẾN XA LỘ THÔNG TIN INTERNET.
Và hôm nay, lm Antôn vui mừng với con số khá khiêm nhường 70.000. So với các bloggers khác thì là chẳng là cái “đinh” gì, nhưng quá hạnh phúc đối với mình . Internet quả là diệu kỳ, một phương tiện giúp bắt tay chào thăm và nói lên lời yêu thương mọi người dù không thấy mặt nhau. Xin chúc mừng Năm mới quý độc giả và cám ơn đã bỏ thời giờ để xem, để nghe ông lm An tôn “ba hoa chích chòe” đủ mọi thứ “chuyện trên trời dưới đất”. Được người khác lằng nghe…cũng coi như được an ủi rồi.
Sau đây là vài thông tin mà WORDPRESS cung cấp sáng nay 07 tháng 01 năm 2013.
All time
69,940
VỚI CON SỐ 69,940 NGÀY HÔM NAY KHÔNG BIẾT LÚC NÀO SẼ ĐẠT CON SỐ 70.000.
CÒN SAU ĐÂY LÀ THỐNG KÊ, XEM RA CŨNG CÓ CHIẾU HƯỚNG ĐI LÊN, SỐNG CHỨ KHÔNG “NGỎM”.hihi.
Average per Day
Recent Weeks
|
CHỈ CÓ KHÁC LÀ NGÀY ĐÓ Ở HỘI AN, NAY Ở TRUNG TÂM MỤC VỤ (TÒA GIÁM MỤC MỚI ĐÀ NẴNG), ĐƯỜNG THÍCH PHƯỚC HUỆ, PHƯỜNG PHƯỚC MỸ, QUÂN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. TỪ CÂN NẶNG 69 KÍ LÔ, NAY GIẢM CÒN CÓ 60 KÝ. DA MẶT “XẾP LI” NHIỀU HƠN. HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ AN NGÃI XINH ĐẸP HIỀN HÒA ĐẦU TRANG MẠNG NAY “TAN NÁT” VÌ ĐÔ THỊ HÓA! HAHA!HUHU!
12 GIỜ, 12 PHÚT, NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2012.
ĐÀ NẴNG NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2013
CÂY CÓ CỘI. NƯỚC CÓ NGUỒN.
CHIM CÓ TỔ. NGƯỜI CÓ TÔNG.
MỪNG TÂN LINH MỤC ANTÔN NGUYỄN XUÂN THUYÊN.
Hơn 150 năm trước đây, có hai thầy giảng trẻ tháp tùng Đức cha Stêphanô Cuenot Thể đến Cửa Hàn. Khi đến bải Ma Linh vùng Sông Cầu, họ đi bộ ra Quảng Nam. Hai nhân vật nầy đến trú ngụ tại nhà Trùm Nên “là nhà đạo đức” ( trích Hạnh Đức Cha Thể) và chuẩn bị cho việc trú ẩn của vị giám mục thời kỳ bách hại khủng khiếp của vua Minh Mạng. Vườn Trùm Nên nay là ngọn đồi trên đó tọa lạc nhà thờ Giáo xứ An Ngãi, giáo phận Đà Nẵng. Con gái Trùm Nên là chị Hai Nên lo cơm nước cho Đức cha và đoàn tùy tùng. Lửa gần rơm lâu ngày, tình yêu chớm nở giữa một chàng trai tộc Nguyễn Hữu gốc Nhà Đá, Suối Nổ gì đó với cô gái ngoan hiền xứ Quảng. Việc nầy chắc không qua mắt vị thánh tương lai và có lẻ được ngài khuyến khích cũng như cử hành hôn phối. Cuộc tình trong sáng thánh thiện đó có kết quả là trên 300 con cháu hôm nay tại thành phố Đà Nẵng. Linh mục Tađêô Nguyễn Hữu Mừng và nữ tu Albertine Nguyễn Hữu thị Thôi là đời thứ 4. Cháu ngoại là linh mục Antôn thuộc đời thứ 5. Trong khi đó tại Bình Định, bà con gốc xứ “Nẫu” sinh sôi đông đúc, vào Nhà trường (Chủng viện), đi nhà Phước (Tu viện) cũng bộn. Hôm nay một người miêu duệ Quy Nhơn là thầy phó tế Antôn Nguyễn Xuân Thuyên sẽ được Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi truyền chức linh mục cùng bảy vị khác, vào lúc 5 giờ 00 ngày 04 tháng 01 năm 2013.”Cậu Thăng” xin chúc mừng tân linh mục, linh mục nghĩa phụ Giuse Võ Tuấn, song thân Đôminicô Nguyễn Văn Tâm và Maria Nguyễn thị Xuân đang sinh sống tại Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa. Hy vọng tân linh mục cũng sẽ ra xứ Quảng cho bà được thấy dung nhan.
Xin thánh Stêphanô Cuenot Thể luôn hộ trì cho Đại gia tộc của chúng ta đang sinh sống nơi chân trời góc biển nào.
THÁNH TỬ ĐẠO STÊPHANÔ CUENOT THỂ
KÍNH GƯƠNG TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẶNG.
ĐÀ NẴNG 3 GIỜ 20 NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2013.
THÁNG 12 – 2012.
TRÚC XINH, TRÚC MỌC THIÊN ĐÌNH.
LINH MỤC GIUSE VŨ VĂN TRÚC.
(1939 -2012)
ÀNH TRƯỜNG THĂNG 1992.
Đáp lại lời mời gọi truyền giáo của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, thầy trẻ Giuse Vũ Văn Trúc, Phát Diệm, đã gia nhập giáo phận Quy Nhơn và sau đó Đà Nẵng khi làm linh mục. Bao công khó ngài đã thực hiện qua các giáo xứ mà địa điểm cuối cùng là SƠN TRÀ. Do bệnh tật ngài phải về Sài Gòn chữa trị. Ngài đã dự lễ Giáng Sinh cuối cùng tại trần gian để cây trúc xinh kia mãi mãi được chuyển về Thiên Quốc.
Sinh 20.11.1939, tại Kim Sơn, Ninh Bình, Phát Diệm
– 1951 – 1959: Học Tiểu Chúng viện Phúc Nhạc, Phú Nhuận
– 1959 – 1967: Học tại các Đại Chủng viện Phát Diệm, Quy Nhơn rồi đến Huế
– 1961 – 1963: Đi giúp tại Đông Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên
Chịu chức linh mục ngày 26.5.1967: tại Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế do Đức Cha Paul Seitz
– 1967 – 1968: Phó xứ Tam Kỳ, Giáo phận Đà Nẵng
– 1968 – 1970: Phó xứ Thanh Đức, Giáo phận Đà Nẵng
– 1970 – 1971: Phó xứ Sơn Trà, Giáo phận Đà Nẵng
– 1971 – 1973: Quản xứ An Hòa (Nông Sơn), Giáo phận Đà Nẵng
– 1973 – 1975: Quản xứ Ái Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng
– 1975 – 1991: Quản xứ Nhượng Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng
– 1991 – 2001: Quản xứ Gia Phước, Giáo phận Đà Nẵng
– 2001 – 2010: Quản xứ Sơn Trà, Giáo phận Đà Nẵng.
– Từ đầu năm 2010 đến nay: dưỡng bệnh tại gia đình ở TP.HCM.
Trong khi chờ đợi những thông tin chính thức, lm Antôn được biết.
Cha Chính xứ Bình Lợi và Gia quyến quyết định.
– 10 giờ ngày 27 tháng 12 năm 2012, tẩm liệm tại tư gia, đường TRỤC, phường 13, quận BÌNH THẠNH, TP HCM.
– 10 ngày 29 tháng 12 năm 2012, THÁNH LỄ AN TÁNG được cử hành tại nhà thờ THANH ĐA.
– HỎA TÁNG tại nhà tang lễ BÌNH HƯNG HÒA ( theo di chúc của ngài)
– An nghĩ tại tư gia.
XIN PHÂN ƯU CÙNG GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG VÀ TANG QUYẾN.
TIN GIỜ CHÓT:
ĐÃ KHÔNG CÓ THÁNH LỄ AN TÁNG. QUAN TÀI TRỰC CHỈ NHÀ TANG LỄ BÌNH HƯNG HÒA
ĐỂ ĐƯỢC HỎA THIÊU. TRO CỐT ĐƯỢC CHUYỂN VỀ GIA ĐÌNH.
MỘT LINH MỤC SUỐT ĐỜI VÌ GIÁO HỘI, CHẾT KHÔNG CÓ THÁNH LỄ AN TÁNG!
VÌ ĐÂU ĐẾN NÔNG NỔI NẦY???
QUÁ ĐAU ĐỚN!
NGÀY ĐÓ, 1972, CHÚNG TA CÒN TRẺ.
LIÊN ĐOÀN HIỆP HỘI THÁNH MẪU SƠN TRÀ, THANH BÌNH, PHƯỜC TƯỜNG, TAM TÒA.
“VÀ ĐÃ LÀM NGƯỜI”
MỘT KIẾP LONG ĐONG.
GIÁO XỨ NHƯỢNG NGHĨA ĐÊM 24.12.2012
THIÊN THẦN VÔ SỐ HIỆN XUỐNG LAO XAO.
CÙNG CHA XỨ NHƯỢNG NGHĨA P.LÊ HƯNG.
THIÊN CHÚA VINH DANH. THẾ NHÂN AN BÌNH.
TÚP LỀU “ĐẠI PHÚ GIA” TẠI TP SÔNG HÀN.
NƠI ĐÓ CÁCH ĐÂY HAI THÁNG. CÁM ƠN CÔNG DÂN HOUST.
ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2012
NHƯỢNG NGHĨA,TP ĐÀ NẴNG.
HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC
NƯỚC ĐỜI VÀ NƯỚC TRỜI.
LINH MỤC ANRÊ TÔN THẤT PHÁI.
1923 -2012
Trong số con cháu nhà Tiền Nguyễn và nhà Nguyễn từ vua Gia Long, không ít người gia nhập giáo hội công giáo. Vào thế kỷ 20, nhiều người trẻ thuộc Hoàng tộc đã trở thành tu sĩ và linh mục như linh mục Anphong Bửu Dưởng, linh mục Bửu Đồng, linh mục Anrê Tôn Thất Phái… Cha Anrê thuộc danh gia vọng tộc. Thân phụ ngài là Tôn Thất Bàn, một vị quan triều đình. Mẹ ngài là con gái thượng thư Lô giang Nguyễn Văn Mại. Từ đó suy ra cậu ngài là linh mục Giuse Maria Sản Đình Nguyễn Văn Thích, một thánh nhân và một vĩ nhân xứ Huế. Dì ngài là Như Ngộ. Hai nhân vật nầy đã làm náo động đất Thần kinh Huế năm 1920, hai anh em chẳng những gia nhập giáo hội công giáo mà lại còn lại đòi đi tu, vì họ là con cái của quan đại thần Nguyễn Văn Mại. Gia đình kịch liệt chống đối nhưng hai anh em vẫn cương quyết và giữ tròn đạo hiếu cũng như đạo Chúa. Chị Như Ngộ vào Dòng Kín Carmel Huế, lấy tên Agnes Nguyễn thị Ngọc và ngày 29-9-1921 khấn dòng với tên thánh Marie de l’Eucharistie. Ảnh hưởng các cậu dì nầy rất mạnh đến nổi đến lượt các cháu cũng đua nhau vào dòng Chị Tôn nữ Quật Hồng dòng Phan Sinh và mất sớm vào năm 1947, còn rất trẻ. Nữ tu Như Mai, Dòng Kinh sĩ Augúttinô ( Chanoinesse de Saint Augustin) rất được chị em yêu quý, đã qua đời. Thân phụ Tôn Thất Bàn được Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền ban phép thánh tẩy, với thánh hiệu Phaolô, thời gian ngắn trước khi qua đời. Anh trai cha Phái là Tôn Thất Hàn cũng gia nhập công giáo với tên thánh Phêrô. Đến lượt chàng trai Tôn thất Phái cũng lên đường theo ơn gọi từ trời. Đọc bài Duyên đi tu để hiểu thêm về gia đình nầy.
https://antontruongthang.com/vh-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt/duyen-di-tu/
Sinh ngày 06.7.1923, tại Xuân Long, Thành phố Huế,
nay thuộc Giáo xứ Kim Long, Tổng Giáo phận Huế.
– 08.9.1952: Mặt áo nhà tập tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế
– 08.9.1953: Khấn lần đầu tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế
– 08.9.1955: Khấn trọn đời tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế
– 23.5.1959: Thụ phong linh mục tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế do Đức Cha Urrutia (Đức Cha Thi).
– 1959 – 1964: Dạy học tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế
– 1964 – 1967: Làm việc tại tại Đan viện mới tại Ban Mê Thuột
– 1967 – 1968: Làm việc tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế
– 1968 – 1970: Phó xứ Chu Lai, Giáo phận Đà Nẵng
– 1970 – 1971: Phó xứ Hòa thuận, Giáo phận Đà Nẵng
– 5.1971–11.1971: Quản nhiệm Phú Thượng, Giáo phận Đà Nẵng
– 08.4.1972: Cha được Tòa Thánh chấp thuận chuẩn lời khấn dòng để trở thành linh mục Giáo phận Đà Nẵng
– 1972 – 1974: Phó xứ Trà Kiệu, Giáo phận Đà Nẵng
– 1974 – 1975: Quản xứ Vĩnh Điện, Giáo phận Đà Nẵng
– 1975 – 1990: Quản xứ Ái Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng
– 3.1990 – 01.1991: Quản nhiệm Gia Phước, Giáo phận Đà Nẵng
– 1991 – 08.2001: Quản xứ Hòa Cường, Giáo phận Đà Nẵng
– 08.2001: Nghỉ hưu tại Tòa Giám mục Đà Nẵng
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 20 giờ 45, ngày 22 tháng 12 năm 2012
(Nhằm ngày 10 tháng 11 năm Nhâm Thìn)
tại nhà hưu Tòa Giám mục Đà Nẵng.
Hưởng thọ 90 tuổi, với 54 năm linh mục.
Thi hài Cha Anrê được quàn tại Hội trường Giáo xứ Chính Tòa,
156 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng.
Nghi thức tẩm liệm vào lúc 14 giờ 00, Chúa Nhật, ngày 23 tháng 12 năm 2012
Thánh lễ An táng vào lúc 8 giờ 00 Thứ Hai, ngày 24 tháng 12 năm 2012,
tại Nhà Thờ Chính Tòa, Giáo phận Đà Nẵng
An nghỉ tại Nghĩa trang linh mục Giáo phận tại Giáo xứ An Ngãi, Giáo phận Đà Nẵng
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Anrê.
ĐẤT TRỜI DÙ CÓ ĐỔI THAY.
Hôm nay, 21 tháng 12 năm 2012, những ngày qua , trên các hệ thống thông tin toàn cầu, người ta báo động về ngày tận thế, lại nhằm ngày kỷ niệm thụ phong linh mục của đông đảo các lớp chủng sinh Giáo hoàng Học viện Đà Lạt và 41 năm linh mục của “cụ” Antôn. Vào tuổi nầy, tận thế cũng tốt thôi nhưng cứ theo “lý đoán”, hầu như khó xảy ra, vậy các bạn và mình cứ mừng vui thôi.
XIN CỨ GIỮ LẤY NỤ CƯỜI NHƯ 41 NĂM TRƯỚC ĐÂY CHA ƠI!
NHƯ KHI 35 NĂM.
DÙ ĐẤT TRỜI ĐỔI THAY.
DÙ XÁC THÂN TÀN TẠ.
DÙ TRÒ ĐỜI DỐI GIAN.
DÙ GÌ GÌ ĐI NỮA.
CON VỮNG TIN, CHÚA ĐÃ CHỌN CON VÀ MÃI MÃI YÊU CON.
ĐÀ NẴNG NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2012.
KỶ NIỆM ÂM THẦM 41 NĂM LINH MỤC.
MẸ MARIE ROSE NGUYỄN KIM NGUYỆT
“QUẢ BOM NGUYÊN TỬ NHỎ” ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VỀ TRỜI.
(1920 – 2012)
Ngày Mẹ vào dòng, linh mục Antôn chưa chào đời và cô gái Hà Nội xinh đẹp, thông minh và đầy cá tính đó đã quyết định hiến dâng cuộc sống cho Thiên Chúa và nhân loại như quan thầy, thánh nữ Clara thành Assidi và khi lấy tên dòng đã chọn vị thánh gốc Nam Mỹ, Rosa Lima, một trinh nữ can trường khác làm mẫu mực. Là một nữ tu nhưng cũng là một sinh viên khoa học xuất sắc đại học Sorbonne, cuộc đời nàng dâng Chúa trên trời nhưng hai chân đứng vững trên mặt đất. Khoa học và đức tin không hề mâu thuẫn trong đời sống của con người tận hiến nầy. Bao trọng trách nặng nề nhất là 23 năm làm Mẹ Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, người phụ nữ đó không bao giờ chùn bước trước thử thách dù trong sâu thẳm tâm hồn không khỏi có những phút giây cô đơn, lo âu, đau đớn. “Jusqu’au bout!” (đến tận cùng), Mẹ thường nhắc con cái như vậy. Chuyên viên Sergio Regazzoni của CCFD (Ủy ban chống đói và phát triển của Hội Đồng Giám mục Pháp), vào các thập niên 80, 90 thế kỷ 20, thường lui tới làm việc tại Đà Nẵng so sánh Mẹ Rose Kim Nguyệt với “la petite bombe atomique” (một quả bom nguyên tử nhỏ). Không có lơ mơ, lờ mờ, lập lửng, lừng khừng…Chẳng những là “công, dung, ngôn hạnh” theo tiêu chuẩn cũ, mà còn đa tài, từ cách tổ chức quản trị của một nhà khoa học trong kinh doanh sản xuất thời bao cấp đầy khó khăn…đến âm nhạc, văn nghệ; từ việc hướng dẫn tỉnh dòng địa phương đến tham gia công hội quốc tế, việc gì “bà đầm thép của Chúa” đều hoàn thành đến nơi đến chốn.
Bài từ biệt của Chị Giám tỉnh Tỉnh dòng Phao lô Đà Nẵng trong giờ trước giờ khâm liệm sáng nay 14 tháng 12 năm 2012 giúp chúng ta hiểu thêm về Mẹ Marie Rose Kim Nguyệt.
LỜI TẠ TỪ MẸ CỰU GIÁM TỈNH QUÁ CỐ MARIE ROSE
Trứơc giờ Tẩm liệm ngày 14.12.2013
Trọng kính Mẹ của chúng con,
CHỊ GIÁM TỈNH MARIE NGUYỄN XUÂN LAN
THAY MẶT TỈNH DÒNG SPC ĐÀ NẴNG NÓI LỜI TỪ BIỆT.
Kính thưa Mẹ,
Xin Mẹ cho phép chị em chúng con được quây quần bên Mẹ trong giờ phút này,/ cùng với những chị em đang Truyền giáo và phục vụ xa quê hương, hay tại các miền Tây Nguyên, Duyên hải của Đất Nước, vắng mặt cũng như hiện diện nơi đây, để hồi tưởng về Mẹ và bày tỏ tâm tình đối với Mẹ đang nung náu tâm hồn chúng con.
Kính thưa Mẹ, sáng sớm ngày thứ Năm 13.12 lúc chúng con vừa rời Nhà nguyện, bình an trong tâm tình kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể và bầu khí phụng vụ, thì những hồi chuông điện thoại hoặc những lời loan báo khẩn cấp về tin “Mẹ Đã Ra Đi” làm chúng con bàng hoàng xúc động, Bởi vì mặc dầu chúng con đã tiên liệu cho giờ phút này, nhưng tâm tư mỗi người chúng con luôn mang nặng hình ảnh của Mẹ trong cuộc sống từ nhiều năm nay, từ khi Mẹ rời Đất Pháp để về với Tỉnh Dòng.
Trước hết, trong công tác giáo dục, với trọng trách Hiệu trưởng Trường Tư Thục Thánh Tâm, Mẹ đã đem hết nhiệt huyết và tài năng đã thu thập được trong những năm du học ở nước ngoài về phục vụ quê hương, bằng cách nâng cao đạo đức và nghiệp vụ của các Thầy Cô trong trường, đẩy mạnh việc rèn luyện đạo đức và mở mang kiến thức cho giới trẻ trong Trường từ Nhà Trẻ , Mẫu Giáo đến Trung học Cấp Hai cấp Ba, góp phần đưa nhà Trường sánh bước với đồng nghiệp trên đà tiến của nền giáo dục đất nước và quốc tế. Với trí tuệ sắc bén, kiến thức rộng rãi trên nhiều lãnh vực đạo đức, khoa học, nhân bản, thực tiễn của cuộc sống, Mẹ đã làm cho số đông người trí thức tại thành phố Đànẵng trong đó có Giáo Sư Vĩnh Linh không ngại phát biểu trong một buổi họp mặt: “ Mẹ là người trí thức liêm khiết”.
Như vậy, Mẹ đã nêu cao ý thức Sứ vụ Giáo dục theo Linh đạo Hội Dòng cho toàn thể chị em chúng con.
Tuy nhiên, Chúa muốn dùng Mẹ trong trọng trách lớn lao gấp bội, đó là chức vụ Bề Trên Giám Tỉnh người Việt đầu tiên của Tỉnh Dòng Phaolô Đànẵng . Mẹ đã can đảm gánh vác Tỉnh Dòng trong thời gian dài chiến tranh loạn lạc, đặc biệt trong Mùa Hè đỏ lửa 1972 và Biến cố 1975. Mẹ đã đồng hành cùng chị em trong suốt quãng thời gian đầy thử thách, đau khổ, mất mát để cuộc Hành trình này được ghi đậm Dấu ấn Tử Nạn Phục sinh theo Linh đạo Hội Dòng.
Trong quãng thời gian gần 30 năm. Mẹ đã trở thành Cây Đại Thụ cho đoàn con nương náu, để âm thầm sống Mầu Nhiệm Tử Nạn Phục sinh của Đức Kitô, Mẹ là Tấm Gương sáng cho chị em chúng con noi theo trong đời sống Dâng hiến đầy đức Tin, tuyệt đối trung thành với Luật Dòng, cầu nguyện và hoạt động tông đồ bằng cách thức mà Chúa đã hướng dẫn.
Qua sự dìu dắt của Mẹ, chúng con đã học được nơi Mẹ sự công bằng, nghiêm túc trong lao động, Mẹ đã kiên trì đưa dẫncon trong công việc mưu sinh qua các ngành nghề để hoà nhập với xã hội, sống tinh thần Phúc âm giữa lòng đại chúng bằng cách thánh hoá công ăn việc làm hiện tại của chúng con lúc đó: từ vót chẻ từng sợi mây, lặn lội trong đồi núi để chặt từng cây sặt cho mây tre mành trúc…đến từng đường kim mối chỉ trong việc đan len và thêu thùa…chúng con đã cùng với mọi người góp phần nhỏ bé xây dựng xã hội và đời sống chúng con theo kế hoạch của Chúa.
Và do đó, chúng con có điều kiện bảo toàn tài sản thiêng liêng và vật chất của Tỉnh Dòng dưới sự lãnh đạo của Mẹ, kể cả những năm tháng Mẹ trải qua cảnh tuổi già sức yếu bệnh tật cô đơn… Tỉnh Dòng đã thấy bình minh bắt đầu ló rạng, tia sáng Phục sinh giọi chiếu mỗi ngày một sáng hơn trên Tỉnh Dòng vào những thập niệm 90 trở đi cho đến ngày nay. Đó là do sự hy sinh lớn lao của Mẹ trong suốt 30 năm qua, Chúng con xin thành kính cúi đầu tri ân Mẹ…..
Kính thưa Mẹ, công đức lớn lao của Mẹ bao phủ từng tâm hồn chúng con, kể cả những trải nghiệm riêng tư trong cuộc sống của Mẹ, từ Sứ điệp Khó nghèo của Thánh Nữ Clara, quan thày của Mẹ, từ những thử thách Mẹ đã vượt qua, Mẹ đã sẵn sàng trao lại cho chúng con khi Mẹ kiên trì giáo dục từng người chúng con , Mẹ khéo léo uốn nắn rèn luyện để chúng con tiến bước đứng đắn trên con đường Dâng hiến để đến ngày hôm nay, khi gặp nhau mà hồi tưởng về Mẹ, chúng con có thể vui mừng nói với nhau: “chúng con thật hạnh phúc được lớn lên như ngày hôm nay/ và có thể trao lại món quà tinh thần quý báu đó cho những em nhỏ bước sau chúng con. Đó là nhờ những ngày tháng được Mẹ rèn luyện giáo dục/ mà nhiều khi, lúc đó chúng con chưa nhận thức được/ nên đôi lúc có những phản ứng không đẹp trước tình thương có trách nhiệm của Mẹ đối với chúng con !……
Kính thưa Mẹ, Giờ phút này chúng con xin tâm thành tạ lỗi với Mẹ……. Xin Mẹ thương tha thứ và tiếp tục cầu nguyện cho đến khi chúng con được sum họp với Mẹ trong Nhà Cha trên trời. Chúng con xin kính tạm biệt Mẹ.
Đànẵng ngày 14.12.2013
MÙA HÈ 2010. ẢNH BÙI VĂN TỤ.
CÓ THỂ LÀ BỨC ẢNH CUỐI CÙNG.
ẢNH CHỤP NGÀY 4 THÁNG 12 NĂM 2012.
PHOTO BÙI VĂN TỤ.
ĐÀ NẴNG 14 THÁNG 12 NĂM 2012.
GIỮ CHẶT MỐI DÂY!
Sau ngày khánh thành Thánh đường Đà Nẵng, nhóm cựu huynh trưởng và đoàn viên HIỆP HỘI THÁNH MẪU thiếu nhi Tam Tòa 1972-1974 có dịp gặp gở, thăm viếng nhau. Hôm nay, họ đi hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu , trên đường về họ quyết đến thăm linh mục Antôn, vị tuyên úy ngày xưa, lúc làm phó xứ Tam Tòa. Gần 40 năm đã trôi nhưng họ vẫn giữ được cái chất trẻ trung ngày nào.
MỚI RA RÀNG…TAM THẬP!
THƠM HẾT XẨY!
CÁCH ĐÂY 40 NĂM …TUỔI TRĂNG TRÒN.
Rồi tay trong tay, giờ tàn lửa, họ siết tay cùng nhau ca bài : GIỮ CHẶT MỐI DÂY!
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, cùng nhau nắm tay.
- Nét thương yêu nhau tỏ bày, giữ chặt mối dây.
- Sông núi không ngăn tình thương, mưa gió không lay can trường.
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, giữ chặt mối dây.
- Dẫu khi xa xôi đường dài, lòng ta chớ phai.
- Nét thương yêu nhau tỏ bày, giữ chặt mối dây.
- Tâm trí ta luôn cùng nhau, thanh khí ta luôn tương cầu.
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, giữ chặt mối dây.
Sông núi không ngăn tình thương, thời gian không xóa nhòa kỷ niệm…hãy ngẩng cao đầu các bạn nhé, dù ngày mai chưa biết sẽ ra sao, ai còn và ai mất…. Giữ chặt mối dây, giữ cho chặt mối dây.
XE MẤT HÚT VÀO MÀN ĐÊM..
KHÔNG GIỮ ĐƯỢC MỘT BÀN TAY,
KHÔNG GIỮ ĐƯỢC MỘT CON NGƯỜI,
NEARER TO ME.. MY GOD!
GẦN MÃI BÊN CON, CHÚA ƠI!
ĐÀ NẴNG 10 THÁNG 12 NĂM 2012.
NGÀY VUI ĐÃ TỚI….
Hai năm trước đây, giáo dân Tam Tòa Đà Nẵng bắt đầu triệt hạ ngôi nhà thờ cũ để xây dựng nơi thờ phượng mới. Hôm nay họ hân hoan khánh thành công trình nầy.!
NHÀ THỜ TAM TÒA ĐỒNG HỚI.
TÀI LIỆU DƯƠNG VĂN KÍNH.
SAU CUỘC CHIẾN.
TRẠI ĐỊNH CƯ TAM TÒA TẠI ĐÀ NẮNG 1955.
LƯU Ý VỊNH ĐÀ NẴNG CÒN NẰM SÁT TAM TÒA.
Tam Tòa và các họ đạo lân cận, với bề dày gần 400 lịch sử theo Chúa Kitô trên vùng đất Quảng Bình nổi danh với 4 vị thánh tử đạo Matthêô Nguyễn văn Phượng, linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, Tôma Trần văn Thiện chết năm 18 tuổi và Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, hậu duệ của Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lớn trong công cuộc Nam tiến; với Chiêu Nghi công Chúa xinh đẹp được Võ Vương sũng ái; với thi sĩ Hàn Mạc Tử tài hoa, mà năm nay giới văn học vừa tổ chức mừng 100 năm ngày sinh.
40 NĂM TRƯỚC VÀ NAY.
TUỔI TRẺ QUA ĐI.
NIỀM VUI VẪN SỐNG.
Năm 1972, Đức cha Phê rô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã sai tân linh mục Antôn về làm phó xứ Tam Tòa, dưới quyền cha sở Phaolô Maria Nguyễn văn Thái. Mới đó mà 40 năm đã trôi qua. Tam Tòa là “mối tình đầu” của linh mục Antôn. Buồn vui lẫn lộn. Hôm nay, bên cạnh niềm vui chung của giáo xứ cũng có hạnh phúc riêng khi sau có khi gần 40 năm, cha con lại mới có dịp gặp nhau. Còn đâu những chàng trai tuấn tú, những cô gái xinh đẹp, trưởng Hiệp Hội Thánh Mẫu năm xưa! Cha con không còn nhận ra nhau và bùi ngùi nhắc lại tên những người đã khuất hay còn lưu lạc khắp thế giới. Nhưng vẫn còn đó trái tim nóng bỏng tình yêu Chúa, Giáo Hội và con người. Con cái họ sẽ tiếp bước họ tiến lên …. Xin tạ ơn Chúa vì cuộc sum họp bất ngờ nầy…
LIÊN ĐOÀN HIỆP HỘI THÁNH MẤU :
PHƯỚC TƯỜNG, SƠN TRÀ, THANH BÌNH, TAM TÒA.
ĐÀ NẴNG NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2012.
HOA MÀU RUỘNG ĐẤT VÀ CÔNG LAO CON NGƯỜI.
Kể từ ngày ra quân tấn công đồng cỏ đến nay, hơn một tháng đã qua. Đã lỡ ra tay phát động thì phải cố gắng đạt tới kết quả mong ước. Hơn 1200 cây keo lá tràm và phi lao đã được trồng. Hơn một sào khoai lang , cọng bắp công nghiệp và dắt hom sắn mì xanh mơn mởn. Đậu “co ve” ăn trái non ( có cắm choái) và một sào “cô ve” lùn hứa hẹn một vụ tốt đẹp. Hàng tấn gốc bói và gạch đá “răm le” đã được dọn sạch để có thề trồng trọt. Bây giờ lại nghĩ đến các giàn bí bầu và ở giữa một chỗ núp mưa nắng,
Một túp lều tranh dành cho nhiều quả tim vàng.
Và nó đã thành hình.
BÀI ĐỌC THÊM:
NGÀY ĐÓ.
ĐÁ SỎI DỒN LẠI.
MỘT CÁI NỀN.
CHE MƯA.
MỘT MÁI TRANH NGHÈO!
CHƯA XONG NHƯNG KHÁ XINH.
CÓ NGƯỜI KIA RẤT “HẾP PI” !
Mới bà con chiêm ngưởng.
Không được nhà tài trợ nào ủng hộ, dĩ nhiên là phải hao tài.
5 người thợ, mỗi ngày 200 000 đồng, một triệu đồng mỗi ngày, một tuần nghĩ ngày Chúa nhật còn 6 ngày còn lại 200.000 nhân 6 “vị chi” sáu triệu mỗi tuần…mà nay đã bảy tuần rồi, Chưa kể việc mua sắm trang thiết bị và giống má.
Hãy tiếp sức cho lm Anton bà con ơi !
PHƯỚC MỸ, SƠN TRÀ, DÀ NẴNG NGÀY 7 THÁNG 12 NĂM 2012.
THÁNG 11 – 2012.
MÂY TRẮNG NHẸ BAY VỀ TRỜI.
NGHĨA TRANG LINH MỤC GIÁO XỨ AN NGÃI.
TƯỞNG NIỆM VÀ TỪ BIỆT LINH MỤC MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
TRONG THÁNH LỄ AN TÁNG 8 GIỜ NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2012.
LM MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
NĂM 1992 PHOTO TRƯỜNG THĂNG.
Kính thưa Đức Cha Giuse , Giám mục Đà Nẵng.
Đức Đan viện phụ, đan viện Thiên An.
Thưa toàn thể gia quyến huyết tộc, linh tông, thân hữu cha Martinô.
Quý vị khách quý, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và toàn thể anh chị em.
Dẫu biết rắng : “nhân sinh tự cổ thùy vô tử”. Con người từ xưa ai không chết. Có sống, có chết.
Dẫu biết rằng “sinh ký tử quy“, sống gửi chết về.
Dẫu biết rằng cuộc sống nhân sinh ” như bóng đèn, như mây nổi như gió thổi như chiêm bao”, một giấc mơ không trọn, một giấc Nam Kha, “nồi kê chưa chín”. Công danh phù thế như lá rụng đầy sân, như bèo dạt hoa trôi, nước chảy qua cầu, bóng ngựa qua cửa sổ.
Lại được Lời Chúa và đức tin soi dẫn.
Chúng ta biêt rất rõ : Cát bụi sẽ trở về cát bụi. Biết đi đâu, về đâu. Sống là một cuộc lữ hành, chết là được về bên Chúa. Biển đời ta chèo chống, nhưng thiên đàng mới là bến đậu.
Dù biết rõ Chúa là “sự sống lại và là sự sống”.
Dù vẫn tin vào lời ca ” chết đi là khi vui sống muôn đời” và khi Chúa thương gọi về ” hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ”
Thế nhưng mang trái tim con người xác thịt, chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi phải ly biệt những người thân yêu, một chuyến đi với lời hẹn “xin vĩnh biệt mọi người, tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại, hẹn nhau trên nước trời“. Làm sao có thể ngăn dòng lệ trên bờ mi khi mãi mãi không “còn thấy nhau trên cỏi đời nầy”, không nghe tiếng nói, không còn nắm được bàn tay ấm áp, không còn nhìn thấy nụ cười, chia xẻ với nhau niềm vui và nổi khổ!
Một cuộc chia ly quá sức chịu đựng của trái tim con người.
Chỉ trong thời gian chưa đến một năm, giáo phận Đà Nẵng chưa có thêm một tân linh mục nào lại phải tiển đưa đến năm vị : lm Phêrô Lê Như Hảo, Lm Giuse Ngô Đình Chính, Lm F.X Nguyễn Tiến Cát, lm Gioan Baotixita Nguyễn Bá Vi và hôm nay linh mục Martinô Trần Văn Đoàn.
Ngày 11 tháng 11 vừa qua, linh mục còn nhận nhưng lời chúc mừng quan thầy Martinô, qua điện thoại ngài báo cho biết tình hình sức khỏe khá hơn. Mọi người chờ đợi ngày cha trở về giáo phận Đà Nẵng thân yêu.
Và cách đây hai hôm, ngài đã trở về, trở về trên một chiếc xe tang.
Ý Chúa thật nhiệm mầu.
Tin cha Martinô qua đời đã loan nhanh với tốc độ ánh sáng qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Gần như đồng lúc mọi người quen biết tại Việt Nam và trên thế giới bàng hoàng : làm sao chuyện nầy có thể xảy ra? Nhưng cuối cùng tất cả phải đón nhận sự thật không vui nầy.
Cha ra đi vào năm 73 tuổi, sau 45 năm phục cụ Thiên Chúa, Giáo hội và quê hương. Một khoảng thời gian tương đối dài so với đời người, nhưng mấy ai sống bên ngài lâu năm mà biết rõ về ngài? Nếu không có những thông tin chính tay ngài ghi và lưu lại trong công hàm giáo phận Đà Nẵng, có lẻ chúng ta sẽ rất lúng túng khi ghi lại lý lịch trích ngang.
Từ làng quê Thanh Hương, cậu bé Martinô đã ước muốn dâng mình cho Chúa trong dòng nhưng mộng không thành như lời ngài tâm sự với các đệ tử ruột, khuyến khích họ đừng nản lòng ” hồi nhỏ đi tu cha học kém nhất, có lần bị đuổi nhưng nhờ có chị làm “xơ” mới đi tu tiếp” . Nên nhớ lại khi Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi về địa phận Qui Nhơn, nhận thấy quá thiếu linh mục mà đào tạo qua Tiểu chủng viện phải mất nhiều thời gian và ngài tìm ra giải pháp là “tu muộn“. Chính nhờ dịp may đó mà anh Martinô trở thành linh mục. Cha thường nói “cha đi tu muộn ” là vậy.
Từ Qui Nhơn, Gia Hựu đến Chủng viện Xuân Bích Huế, rồi làm linh mục phục vụ nhiều nơi như Tam Kỳ, Hà Tân, Tam Tòa, Hòa Ninh…mái tóc sớm bạc màu, cái lưng cong cong, bóng dáng của cha Martinô in đậm nét trong lòng mọi người.
Giờ đây xin cho phép tôi được đại diện cho tất cả bày tỏ vài tâm sự trước linh cửu cha Trần Văn Đoàn.
Cha Martinô kính mến.
Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thân xác cha sẽ được đưa vào lòng đất mẹ. Nhận nhiệm vụ nói lên những lời tưởng niệm và từ biệt, con cảm thấy bối rối và lúng túng vì tuy quen biết nhau trên 40 năm, con cũng chưa thực sự biết rõ ngọn ngành. Ngay cái giáo xứ Thanh Hương cha ghi con cũng không tìm thấy trên mạng Tổng Giáo phận Huế. Bạn bè cha cũng không rõ tại sao cùng lớp, cùng chịu chức ngày 13 tháng 6 mà họ thì bảo do tay Đức cha Phêrô Maria, còn cha lại ghi Đức cha Paul Seitz Kim, giáo phận Kontum.
Tuy vậy, mọi người sẽ đồng ý với con rằng linh mục Martinô là một con người rất dễ thương.
Từ quê hương Thanh Hương Phong Điền, đến Qui Nhơn, Gia Hựu. Từ Hà Tân, Tam Tòa đến trại giam Hòa Sơn hay An Điềm. Từ Hòa Ninh đến Manila, Hoa Kỳ. Từ vai trò giám đốc ơn gọi dự tu đến nhà hưu dưởng. Bất cứ nơi đâu và thời gian nào cha vẫn giữ được nét mặt vui tươi, ánh mắt hiền lành, giọng nói chậm rãi, từ tốn và một nụ cười mĩm rất có duyên.
Mùa xuân năm 1974, cha không tìm được linh mục nào cùng cha lên Hà Tân giúp giáo dân chuẩn bị Năm Thánh 1975. Cha đã thuyết phục con leo lên xe gắn máy cùng cha lên Thượng Đức. Đường gập ghềnh, nhiều ổ gà, ổ voi, cầu gảy. Cha bình tĩnh lạ thường, còn con nín thở, xanh mặt, lo âu khi đi ngang qua vùng Ba Khe, nơi thường xảy ra các vụ nổ xe cán mìn, phục kích và bắn sẻ…Hà Tân trong cơn lửa đạn, dân chúng vùng không an toàn tụ về đây, không công ăn việc làm, cha vội lên kế hoạch định cư, sản xuất. Cha dẫn con đi thăm các cơ sở, say sưa giải thích chổ nầy khai thác mỏ than, nơi kia canh tác trồng trọt. Chỉ một thời gian ngắn sau, mặt trận Thượng Đức bắt đầu, mọi công sức bỏ ra đều trôi sông trôi biển. Cha trằng tay nhưng vẫn hăng say “xóa bàn làm lại”. Bất cứ nơi nào Bề Trên sai đến, cha vui vẻ nhận lời, không tính toán so đo, hết lòng yêu mến phục vụ. Cha là người biết khơi dậy tiềm năng của giáo dân, chấp nhận khả năng tương đối của người khác, để từ từ nâng họ lên tham gia công việc chung. Những giáo dân ngày nay xưa còn là những cô bé, cậu bé nhút nhát nay tiếp tục là những chức việc, trưởng nhóm nhiệt thành tại các giáo xứ là một bằng chứng. Cha thường khuyên khích họ “Cán bộ của cha Đoàn phải là Sony, vững bền chứ không phải loại nào khác”. Cha đem thương hiệu danh tiếng Sony bền bỉ và hiệu năng để nói lên ước mơ của mình. Cha phát động việc học giáo lý và Lời Chúa, xây dựng nhiều hội đoàn trẻ và mệt mõi với ba thánh lễ buổi sáng Chúa Nhật, dành buổi chiều cho các sinh hoạt. Không những lo việc đạo, như con ong cần cù lao động, cha gây ngạc nhiên khi giữa thời bao cấp khó khăn tiền bạc và giấy phép, đã trùng tu được thánh đường Tam Tòa xuống cấp trầm trọng. Thánh đường xưa không còn nhưng trong một tuần lễ nữa, Tam Tòa sẽ khánh thành một thánh đường mới, đồ sộ và nguy nga hơn.
Nhưng vẫn còn đó ngôi nhà thờ áp đá Hòa Ninh và nhà xứ xinh đẹp trên một ngọn đồi. Vẫn còn đó cây vả Hòa Ninh sai trái, giống lấy từ quê hương Thừa Thiên của cha.
Vẫn còn đó bao bạn trẻ, bao người nghèo nhờ cha mà cố gắng vươn lên thóat khỏi tuyệt vọng. Nơi nào cha cũng quan tâm đến nồi cơm của giáo dân, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Giáo dân Tam Tòa còn nhớ không, vào thời bao cấp, có gia đình nhiều con phải ăn trái bầu thay cơm, nghe thế cha vội về nhà đem gạo đến giúp. Với nghề làm cà rem cha giúp nhiều người có thực phẩm: cụ già vót que, thanh niên sản xuất, trẻ con, người yếu đi bán kem… Các thiếu nữ Tam Tòa vẫn xinh đẹp nhờ ngồi trong bóng mát, thoăn thoắt móc len, bán sản phẩm cho cả nước và xuất khẩu. Thanh niên trai tráng khai thác sặt , tham gia ngành mành trúc… thay vì nhảy tàu buôn lậu, bất hợp pháp và dễ mất mạng. Ngày nay có người là tỷ phú, là ông nọ bà kia, các bạn và gia đình có còn nhớ đến thưở hàn vi, nhớ công ơn cha, mà biết chia xẻ cho những người kém may mắn hơn không?
Và cũng vì nhiệt thành trong công việc, thẳng thắn trong ứng xử mà phải chuốc lấy bao tai bay vạ gió. Nhưng như vị thầy khả kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, cha đã luôn ngẩng cao đầu trước thử thách, luôn giữ vững niềm tin, hy vọng để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Giờ cha sắp ra đi, bao giòng lệ nhớ thương cha sắp tràn trào. Con xin đại diện cho giáo phận Huế, Qui Nhơn. Đà Nẵng và tất cả nói lên lời tri ân cảm tạ một con người hết lòng vì Chúa và vì mọi người.
Trong chuyến độc hành về quê trời, xin Chúa thương tha thứ những khuyết điểm, tội lổi yêu đuối của con người và ghi nhận bao công khó phần hồn phần xác cha đã thực hiện.
Chúng con biết rằng Chúa là gia nghiệp đời cha, là người nắm giữ phần phúc của cha, xin Người sớm nói với cha những lời âu yếm.
” Hởi con Martinô, đầy tớ tốt lành và trung tín..Con hãy vào hưởng sự vui mừng với Chủ con”
Chúng con xin hứa tiếp tục cầu nguyện, hy sinh giúp đở cha, Phần cha, một ngày kia trên quê hương vinh phúc, hãy cầu xin Thiên Chúa độ trì cho đoàn con được vững bước như cha nhất là trong năm thánh Đức tin nầy.
Xin bái biệt cha Martinô yêu quý.
Chúng con không nói lên lời vĩnh biệt mà chỉ là lời tạm biệt.
Hẹn một ngày tái ngộ trên quê trời hạnh phúc.
Tạm biệt cha.
Tạm biệt cha.
THỘNG TIN ĐỊA PHẬN ĐÀ NẴNG THÁNG 10.1968.
ẢNH QUÝ…THÁNG 8 NĂM 1974, TRẬN THƯỢNG ĐỨC ĐÃ TÀN PHÁ TẤT CẢ.
TRƯỜNG THĂNG CHỤP TỪ TRỰC THĂNG TRÊN CHUYẾN VỀ MÙA XUÂN 74.
VÒNG TRÒN HÉLIPORT ĐỒN THƯỢNG ĐỨC.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.
ĐÀ NẴNG NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2012.
NHƯ GIÓ THỔI, NHƯ CHIÊM BAO.
LINH MỤC MARTINÔ TRẦN VẮN ĐOÀN
( 1940 -2012)
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống”
(Ga 11,25)
CÁO PHÓ
Giáo phận Đà Nẵng và Gia Đình
thành kính báo tin:
Cha MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
Linh mục Giáo phận Đà Nẵng
Sau thời gian ngã bệnh, đã an nghỉ trong Chúa
lúc 15 giờ 00, ngày 27 tháng 11 năm 2012
(Nhằm ngày 14 tháng 10 năm Nhâm Thìn)
tại Bệnh viện Nha Trang.
Hưởng thọ 73 tuổi, với 45 năm linh mục.
Thi hài Cha Martinô được đưa về tới Đà Nẵng lúc 2g30 ngày 28/11/2012
và quàn tại Hội trường Giáo xứ Chính Tòa, 156 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng.
Nghi thức tẩm liệm vào lúc 19 giờ 30 ngày 28 tháng 11 năm 2012.
Thánh lễ An táng vào lúc 8 giờ 00 Thứ Sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012,
tại Nhà Thờ Chính Tòa, Giáo phận Đà Nẵng
Ngài sẽ an nghỉ tại Nghĩa trang linh mục Giáo phận tại Giáo xứ An Ngãi,
Giáo phận Đà Nẵng.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Martinô.
R.I.P.
TIỂU SỬ
CHA MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
Sinh ngày 01.02.1940, tại Thanh Hương, Thừa Thiên Huế,
thuộc Giáo xứ Thanh Hương, Tổng Giáo phận Huế.
– 1960 – 1962: Học triết học tại ĐCV Xuân Bích, Huế.
– 1962 – 1964: Đi thực tập tại Gia Hựu, Quy Nhơn.
– 1964 – 1968: Học thần học tại ĐCV Xuân Bích, Huế.
– 13.6.1968: Thụ phong linh mục tại Đà Nẵng
do Đức Cha Paul Seitz.
– 1968 – 1970: Phó xứ Tam Kỳ, GP Đà Nẵng.
– 1970 – 1974: Quản xứ Hà Tân, GP Đà Nẵng.
– 1974 – 1975: Quản lý Tòa Giám mục Đà Nẵng.
– 1975 – 1984: Quản xứ Tam Tòa, GP Đà Nẵng.
– 1984 – 1987: Đi cải tạo tại An Điềm, Quảng Nam.
– 1987 – 1993: Nghỉ dưỡng tại Nhà hưu Tòa Giám mục
– 1993 – 2004: Quản xứ Hòa Ninh, GP Đà Nẵng.
– 2004 – 2008: Du học tại Manila, Phi-luật-tân.
– 2008 – 2010: Giám đốc dự tu Giáo phận.
– Từ năm 2010: Đặc trách nhà hưu,
phó Giám đốc Caritas Đà Nẵng.
Văn Phòng Tòa Giám mục Đà Nẵng
TẨM LIỆM 19 GIỜ 30
NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2012.
… NẰM CHẾT NHƯ MƠ…
NAY ANH…MAI TÔI!
THƯƠNG NHỚ LM MARTINÔ .
ĐÀ NẴNG 21 GIỜ 30 NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2012
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
THÁNG 10 – 2012.
TẤN CÔNG ĐỒNG CỎ .
KHAI HOANG VỞ HÓA.
Không như sau năm 1975 mà ngay tại TP ĐN , khu đất thuộc quyền Giáo phận Đà Nẵng, bị cỏ cây phủ lấp um tùm.\
NGÀY LÀM VIỆC THỨ BA.
TƯỜNG RÀO ĐÃ LỘ RA.
NGÀY LÀM VIỆC THỨ HAI
NGÀY LÀM VIỆC THỨ NHẤT.
LAU LÁCH TRẮNG TRỜI.
ĐỘNG VIÊN… LÀ CHỦ YẾU.
THẾ LÀ MỘT BUỔI SÁNG VÀ MỘT BUỔI CHIỀU.
ĐÓ LÁ NGÀY THỨ NHẤT 23 THÁNG 10 NĂM 2012.
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
TỪ NGÀY 17 ĐẾN NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2012.
TRUNG TÂM MỤC VỤ PHƯỚC MỸ, SƠN TRÀ.
NGÀY THỨ BA.
LỄ THÁNH SỬ LUCA .
MỜI XEM BÀI SUY NIỆM CỦA LINH MỤC ANTÔN TRẦN VĂN TRƯỜNG.
CHỤP HÌNH CHUNG.
NGÀY THỨ NHẤT
XEM :
SAU BÃO … HEO RỪNG CON CHÀO ĐỜI.
Ngày 10 tháng 10 năm 2012, vào thăm trang trại Hội An…Buổi sáng, heo mẹ có vẻ mệt mõi. Vào lúc ba giờ chiều, có tin vui…”mẹ tròn con vuông”.
BUỔI SÁNG “NÀNG”…LO ÂU, LO LẮNG!
BUỔI CHIỀU…MẸ TRÒN, CON SỌC’
ANH CHỊ, BÀ CON…NGƠ NGÁC!
VỪA CHÀO ĐỜI, MỞ MẮT…BÚ TÍ LIỀN.
ÔI XINH QUÁ LÀ XINH!
ĐÀ NẴNG 10 THÁNG 10 NĂM 2012.
MƯỜI NGÀY … DI DỜI … LẠI RA ĐI.
REPARTIR!
TẠM BIỆT… GIÁO XỨ HỘI AN CN 23 THÁNG 9 NĂM 2012
GẦN 6 NĂM TRƯỚC, CÁC CON CÒN CON CON!
NHÀ THỜ AN NGÃI, QUA BAO DÂU BỂ … 9O NĂM.
HÀNG CỘT GỔ VẪN CÒN ĐỨNG VỮNG.
LỰC SĨ TUẤN KIỆT…VỪA THÔI NÔI
ĐANG PHƠI NẮNG VÀ TẬP CHẠY TRƯỚC NHÀ ÔNG CẬU.
QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH … NƠI TIẾP NĂNG LƯỢNG ĐỂ LẠI RA ĐI.
TRUNG TÂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 3/10/2012.
ĐẶC TRÁCH VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ
“CHÚA ĐÓNG CỬA CHÍNH, NGÀI SẼ MỞ CỬA SỒ”
(Tục ngữ Bồ Đào Nha)
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI
THÁNG 9 – 2012.
TÌM HIỂU LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.
BÌNH MINH CÙ LAO CHÀM – HỘI AN.
ẢNH TRƯỜNG THĂNG 2008.
DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA.
GIÁO DÂN VIỆT NAM PHẢI BIẾT LỊCH SỬ ĐẠO CHÚA.
Để yêu thương, thông cảm.
Để rút ra những bài học thành công và thất bại.
Tránh sai lầm, vươn đến hội nhập.
Để không nao núng trên con đường TIN, CẬY, MẾN.
KÍNH MỜI VÀO MỤC TÌM HIỂU LỊCH SỬ RAO GIẢNG TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM
TỪ BUỔI KHAI SINH ĐẾN GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH. ( SẼ LẦN LƯỢT LÊN MẠNG)
TRONG antontruongthang blog.
https://antontruongthang.com/tim-hieu-lich-su-cong-giao-tai-viet-nam/
NGHỆ THUẬT THÁNH.
ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT TÔN GIÁO.
VIẾNG PHÒNG TRANH ĐAMINH TRẦN THÁI HIỆP
https://antontruongthang.com/vh-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt/nghe-thuat-thanh-dinh-cao-nghe-thuat-ton-giao-vieng-phong-tranh-daminh-tran-thai-hiep/
VUI BUỒN SƯỚNG KHỔ.
MẸ Ở ĐÂY VỚI CHÚNG CON!
DƯỚI CHÂN NÚI CHỨA CHAN.
https://antontruongthang.com/tra-kieu-mot-thoi-de-nho/vui-buon-suong-kho-me-o-day-voi-chung-con/
SÀI GÒN O9 THÁNG 9 NĂM 2012.
TÌNH QUÊ .
HỌP BẠN ĐỒNG HƯƠNG DUY TRUNG.
https://antontruongthang.com/tra-kieu-mot-thoi-de-nho/tinh-que-hop-ban-duy-trung/
LƯU BAN VÀ TRƯỜNG THĂNG.
BÚT KÝ CỦA KHIẾU THỊ HOÀI.
https://antontruongthang.wordpress.com/wp-admin/post.php?post=7449&action=edit&message=1
GỪNG CAY MUỐI MẶN.
XIN ĐỪNG XA NHAU.
https://antontruongthang.com/tra-kieu-mot-thoi-de-nho/gung-cay-muoi-man-xin-dung-xa-nhau/
SG 3/9/2012
NHỮNG BÀI VIẾT
THÁNG 7 VÀ 8 – 2012.
HỌP BẠN HÒA HƯNG 25 THÁNG 8 NĂM 2012.
INTER NOS, NHÂN LỄ THÁNH PIÔ 10 GIÁO HOÀNG.
SÁNG SỚM TẠI NHÀ HỎA TÁNG
NGHĨA TRANG BÌNH HƯNG HÒA
SG 22 THÁNG 8 NĂM 2012.
ĐÂU RỒI BẠN CŨ, THẦY XƯA.
NHÂN LỄ THÁNH PIÔ X,
NHỚ VỀ GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN ĐALAT.
(trước năm 1968)
https://antontruongthang.com/t%E1%BB%B1a-thoang-may-bay/t%E1%BB%B1a-thoang-may-bay-1939-1942-bai-1/dau-roi-ban-cu-thay-xua/
SG , NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2012.
LỄ THÁNH PIÔ X, GIÁO HOÀNG.
ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
TAM QUAN CHÙA TỪ HIẾU,
CỐ ĐÔ HUẾ QUA MỘT TÁC PHẨM
CỦA HỌA SĨ PHI HÙNG.
THÊM SỨC
TẠI NHÀ THỜ HOÀ HƯNG
CHÚA NHẬT 22 THÁNG 7 NĂM 2012
KỶ NIỆM SINH NHẬT TRÊN TRỜI
LẦN THỨ 368 Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN.
CHO ĐẾN CHẾT!
https://antontruongthang.com/t%E1%BB%B1a-thoang-may-bay/cho-den-chet/
NHỚ VỀ CHƯ TỘC PHÁI TRÀ KIỆU.
https://antontruongthang.com/tra-kieu-mot-thoi-de-nho/nho-ve-chu-toc-phai-tra-kieu/
HỌA SƯ CELSO LEON LÊ VĂN ĐỆ
TÌM GẶP CHÍNH NGUỒN CHÂN-THIỆN-MỸ:
THIÊN CHÚA.
NHỮNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT CÔNG GIÁO
TẠI NHÀ THỜ ĐỒNG TIẾN, SÀIGÒN.
LINH MỤC MARTINÔ ĐỖ VĂN DIỆP
CHUYỂN NHÀ VỀ QUÊ TRỜI.
Linh mục Martinô Đỗ Văn Diệp
sinh ngày 13 tháng 11 năm 1932 tại Hà Nam
chịu chức linh mục ngày 08 tháng 07 năm 1961 tại Sài Gòn
đã trở về Nhà Cha lúc 20g10 ngày Thứ Hai 30 tháng 07 năm 2012,
tại giáo xứ Thánh Giuse An Bình, hưởng thọ 80 tuổi, sau 51 năm linh mục.
Những ngày qua, anh em Chủng viện Làng Sông liên tiếp chuyển tin cha giáo Martinô Đỗ Văn Diệp đã về với Chúa. Linh mục Antôn thuộc lớp trước nên ít biết ngài. Sáng nay, cùng cha Hạt trưởng Hạt Phú Thọ, mình cũng đến đồng tế lễ an táng của ngài với sực hiện diện của hai Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và Mathêô Nguyễn Văn Khôi tại nhà thờ Tháng Giuse An Bình, số 4 đường An Bình. Đây là nhà thờ dành cho anh em giáo hữu gốc Hoa, nơi mà cha Martinô sau khi rời Giáo phận Qui Nhơn đã học tiếng Hoa và giúp đở công đoàn nhỏ bé nầy. Trong phần tiểu sử có nhắc là ngài khi còn là đại chủng sinh đã giúp làm giám thị trường Trung học Sao Mai, Đà Nẵng. Sự có mặt của mình cũng mang một ý nghĩa. Sau thánh lễ, ngài được an táng tại đất thánh Tam Hà.
Nhân dịp nầy, linh mục Antôn cũng mừng được gặp Đức cha Mathêô và các bạn Qui Nhơn. Đi đâu cũng gặp bạn bè, quả là vui. Xin gửi vài hình ảnh”nóng hổi” cho anh em Chủng viện Làng Sông, Qui Nhơn. Xin cầu nguyện nhiều cho kẻ “hêtssmơlôm” tiếng Anh, “xizabran” tiếng Pháp, dịch ra tiếng Việt là “vô gia cư”!
SG, NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2012.
SỰ SỐNG THAY ĐỔI
MÀ KHÔNG MẤT ĐI.
LỄ AN TÁNG LINH MỤC F.X. NGUYỄN TIẾN CÁT.
14 GIỜ NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 2012.
LINH MUC F.X. NGUYỄN TIẾN CÁT, GIỜ LÀ NGƯỜI CỦA LỊCH SỬ. XIN CHUYỂN THÔNG TIN NHỮNG NGÀY QUA VÀO MỤC LỊCH SỬ TRÊN antontruongthang blog.
https://antontruongthang.com/que-h%C6%B0%C6%A1ng/linh-muc-phanxico-xavie-nguyen-tien-cat-1934-2012/
TẠI HUẾ; 5 GIÁM MỤC, KHOẢNG 150 LINH MỤC, ĐÔNG ĐẢO TU SĨ, CHỦNG SINH, GIÁO DÂN HUẾ VÀ ĐÀ NẴNG.
SG ngày 30 tháng 7 năm 2012.
GIỚI THIỆU
TRANG WEBB LINH ĐỊA TRÀ KIỆU.
www.trakieu.net
Sáng hôm nay 30 tháng 7 năm 2012, linh mục Antôn đã nhận được điện thư với nội dung chính như sau: “….một số anh em nhiệt huyết Trà Kiệu đã lập một trang web: www.trakieu.net như là một chuyên trang về Trà Kiệu cả đạo lẫn đời. Vì lòng nhiệt huyết chúng con cứ làm, chứ thực ra biết rằng để cho trang được phát triển thì có vô vàn khó khăn…”. Một nhóm tức không phải trang chính thức của Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu, dù sao đây cũng là công cụ cần thiết để biết thông tin về đất, người và giáo xứ Trà Kiệu. Trước đây, anh em hải ngoại, trong nước và linh mục Antôn đã dày công xây đắp bản Thông tin Con cái Đức Mẹ Trà Kiệu vào thập niên 80 thế kỷ 20, một cây cầu kết nối những ai yêu Đức Mẹ và quê hương Trà Kiệu, nhưng không rõ vì sao tờ thông tin đó bị….bức tử, trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Hãy rút lấy kinh nghiệm và thực thi đúng những nguyên tắc đã nêu ra…một việc không dễ dàng.
Xin giới thiệu và chúc trang webb…sống mãi, sống lâu, giúp mọi người yêu mến Giáo xứ và vùng quê lịch sử Trà Kiệu.
LINH MỤC F.X. NGUYỄN TIẾN CÁT ĐÃ VỀ VỚI CHÚA.
LƯU Ý : CÁC BẢN THÔNG TIN TRƯỚC ĐÂY CỦA ANTONTRUONGTHANG BLOG NAY CHUYỂN VỀ MỤC QUÊ HUƠNG THEO ĐỊA CHỈ.
https://antontruongthang.com/que-h%C6%B0%C6%A1ng/linh-muc-phanxico-xavie-nguyen-tien-cat-1934-2012/
KÍNH BÁO:
CHA PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN TIẾN CÁT TỪ TRẦN
LINH MỤC F.X. CÁT (ÁO SỌC XANH) CÙNG
CÁC VỊ KỲ CỰU TRONG TU HỘI XUÂN BÍCH.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG XIN PHÂN ƯU VỚI CÁC ĐỨC GIÁM MỤC VŨ TẤT, ANTÔN VŨ HUY CHUƠNG, BÀ MARIE ASSOMPTION SPC ĐÀ NẴNG; ĐẠI GIA ĐÌNH XUÂN BÍCH, HUYẾT TỘC, LINH TÔNG VÀ MÔN SINH TIỂU CHỦNG VIỆ\N GIOAN ĐÀ NẴNG CỦA CHA PHANXICÔ XAVIÊ.
HUẾ, NGÀY VỀ.
TƯỜNG TRÌNH CHUYẾN TRỞ VỀ
CỦA LINH MỤC F.X.NGUYỄN TIẾN CÁT SSP.
CÁT BỤI MỊT MỜ !
LINH MỤC F.X. NGUYỄN TIẾN CÁT SẮP RA ĐI.
LẠY bok thánh LIÊN KONTUM!
VIẾT NHÂN GIỖ ĐẦU CỦA
LM GIUSE NGUYỄN THANH LIÊN.
Lẻ ra ngày 24 tháng 7 mới chính thức cử hành kỷ niệm giỗ đầu của cha Giuse Nguyễn Thanh Liên, nhưng để gặp được đông đủ anh em và bà con nên thấy cần tổ chức sớm hơn.
Buổi lễ diễn ra vào lúc 10 giờ 30 tại Giáo xứ Hoà Hưng, đường Tô Hiến Thành, Sài Gòn. Anh em ôn lại nhiều kỷ niệm khó quên về anh. Tất cả xác nhận tình yêu thương, khiêm hạ phục vụ của anh, bền bỉ và đầy hiệu quả ngay từ khi còn là chủng sinh cho đến hơi thở cuối cùng. (Chẳng hạn hy sinh giờ chơi để cắt tóc cho anh em, sửa chữa trên 50 chiếc xe đạp để anh em có phương tiện hoạt động tông đồ)
Với riêng tôi, tuy còn chờ phán quyết của Toà thánh -không chắc có –tôi đã coi người anh ra đi trước của mình như một vị thánh của Chúa : lạy bok thánh Liên (Thanh Liên) Xin cầu bàu cho anh em !
TẠM BIỆT GIÁO XỨ HỘI AN.
KHU TRƯNG BÀY TRUYỀN THỐNG GIÁO PHẬN
CÓ THỂ CHUYỂN SANG ĐỊA ĐIỂM KHÁC
MÀ KHÔNG CẦN TỐN KÉM XÂY DỰNG.
HỘI AN, THỨ SÁU 13 THÁNG 7 NĂM 2012.
NHỚ EM HỌ TÊRÊXA NGUYỄN THỊ ĐÀO QUY + 1971
VUI BUỒN TRÊN XA LỘ THÔNG TIN.
Sau nữa thê kỷ tiếp xúc với tư tưởng linh mục Pierre Teilhard de Chardin SJ, tuy chưa đào sâu, nhưng tôi loáng thoáng thấy Thế giới tư tưởng (noosphere) của linh mục như được dần dần hiện thực qua việc toàn cầu hóa (mondialisation) và xa lộ thông tin Internet (cyberspace). Theo lời khuyên của Đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức 16, cách đây hai năm, tuy đang chuẩn bị qua cầu 70, tôi cũng cố gắng chập chửng bước vào khung cảnh huyền ảo nầy. Với gần 300 bài góp nhặt đó đây cũng như của riêng mình, tuy là con người hữu hạn trong không gian và thời gian, tôi như được thăng hoa, hòa đồng với thế giới tư tưởng mọi người. Vui có, buồn có… tôi như bay lượn, như bơi lặn, để chiêm ngưởng cuộc sống đa dạng và phong phú của nhân loại kim cổ, đang hiện hữu trong mầu nhiệm thông công tôn giáo hoặc thông hiệp loài người. Bỗng nhiên, tôi nhận ra cuộc đời đáng quý biết bao và thời giờ cũng vô cùng giá trị.
Xin cám tạ Chúa đã cho tôi hiện hữu và “yêu quý trần gian…nơi có cả vui sầu ” ( Phụng hiến, Bùi Giáng) nầy. Ngày mai. với đức tin soi dẫn và Linh mục Pierre Teilhard de Chardin đã tiên báo, thế giới loài người sẽ không quay cuồng mãi mãi trong không gian bao la nầy mà được cuốn hút vào điểm Omega để bước vào Cảnh vực Thần Linh. Nơi đó mới thực là hạnh phúc vô biên, bên nhau và bên Chúa, nguồn Tình Yêu Vĩnh Cửu.
Hai năm , chẳng là bao sao so với kiếp người, nhưng cũng là khoảng thời gian quý báu cho kẻ lữ hành đã đi về phía sườn núi phía tây. Cho đến ngày áp kỷ niệm nầy đã có 51,988 cuộc thăm viếng. Trước đây con số người trong nước vào thăm nhiều nhưng hiện nay hình như nhiều “fan” không vào được. Phải chăng văn hóa, lịch sử, tôn giáo…cũng không đơn giản ? Ngày nhiều khách nhất là ngày 3 tháng 3 năm 2012 với 242 cuộc thăm viếng. Từ đầu tháng 6 tới đây, qua thống kê của wordpress có những quốc gia và con số thống kê như sau:
· 2012-06-04 to Today
Country | Views |
Viet Nam | 1,724 |
United States | 401 |
Switzerland | 57 |
Australia | 43 |
France | 40 |
Italy | 34 |
Hong Kong | 23 |
Germany | 14 |
Poland | 13 |
Canada | 10 |
Iceland | 7 |
Singapore | 5 |
Japan | 5 |
Denmark | 4 |
Taiwan | 3 |
Thailand | 3 |
Republic of Korea | 3 |
India | 3 |
United Kingdom | 2 |
Indonesia | 2 |
Brazil | 2 |
Lao People’s Democratic Republic | 2 |
Ireland | 2 |
Philippines | 2 |
Turkey | 1 |
Russian Federation | 1 |
Colombia | 1 |
Finland | 1 |
Austria | 1 |
Norway | 1 |
New Zealand | 1 |
Macao | 1 |
Noosphère – Noosphere
Trung bình một ngày có chứng 100 cuộc vào thăm , đan cử như sau.
Country | Views |
Viet Nam | 55 |
Switzerland | 55 |
United States | 45 |
Hong Kong | 2 |
Italy | 1 |
Russian Federation | 1 |
Germany | 1 |
Iceland | 1 |
Rất tiếc không tìm được cách lấy thống kê các bài được thăm viếng nhiều nhất. Trước kia thỉnh thoảng wordpress cho biết, nay không rõ vì sao không thấy xuất hiện nữa. Ai biết xin giúp chỉ MẸO !
Xin chân thành cám ơn WORDPRESS VÀ CÁC BẠN HỮU XA GẦN’
HỘI AN, NGÀY 4 CHU LAI (4 JULY) 2012.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
THÁNH LUY GONZAGA.
(1568- 1591)
QUAN THẦY LỄ SINH GX HỘI AN.
HỘI AN NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2012.
CHÚA THƯƠNG GỌI VỀ.
LM GIUSE NGÔ ĐÌNH CHÍNH.
( 1931-2012)
Tòa Giám mục Đà Nẵng thông báo sự ra đi về với Chúa của linh mục Giuse Ngô Đình Chính, một vị linh mục đã hiến thân phục vụ Chúa và Giáo hội 40 năm qua. Từ trường Sao Mai, qua Tiểu chủng viện Thánh Gioan, những tháng năm gian khổ tại miền quê Bình Phong sau chiến tranh v,v, Phúc đã đầy, công đã trọn, chén Vườn Dầu đã uống cạn…Xin Chúa hãy trã lại tuổi xuân và hạnh phúc tràn đầy cho ngài.
TIỂU SỬ
Linh mục GIUSE NGÔ ĐÌNH CHÍNH
Sinh ngày 24/9/1931 tại Vạn Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình
– 1942 – 1963 : Tu học tại Tu viện Thánh Tâm, TGP Huế
– 1963 – 1966 : Giúp Trường Trung học Sao Mai Đà Nẵng
– 1966 – 1972 : Tu học tại Đại Chúng viện Xuân Bích, Huế.
Thụ phong Linh mục ngày 13/5/1972 tại Xuân Lộc.
– 1972 – 1975 : Giáo sư TCV Thánh Gioan Đà Nẵng.
– 1975 – 1991 : Quản xứ Bình Phong.
– 1991 – 1998 : Quản xứ Nhượng Nghĩa.
– 2001 – 2005 : Quản xứ Hòa Cường
– 2005 – 2012 : Hưu dưỡng.
XEM
http://giaophandanang.org/articles/view/cha-giuse-ngo-dinh-chinh-da-ve-voi-chua
19 giờ 30 NGHI THỨC TẨM LIỆM.
HỘI AN, NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 2012.
SÔI NỔI VẬN ĐỘNG.
XÂY DỰNG NHÀ TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO HỘI AN.
(NAY CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM)!!!!
TIN BUỒN : THÁNG 4, 5, 6 NĂM 2012 LÀ CAO ĐIỂM CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NHÀ TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO HỘI AN. NHƯNG NAY CHỈ CÒN LÀ KỶ NIỆM VÌ BỀ TRÊN CHƯA… ĐỒNG THUẬN. EXCUSE ME!
https://antontruongthang.com/soi-noi-van-dong-xay-dung-nha-truyen-thong-cong-giao-hoi-an/
2
NGUYỆT SAN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP SỐ 310, TRANG 64, THÁNG 6 NĂM 2012.
XEM
Tập san VỀ BÊN MẸ LAVANG, SỐ 169. TRANG 10, THÁNG 4 VÀ 5 NĂM 2012,
RADIO ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP TẠI LONGBEACH ĐÃ DÀNH NỮA GIỜ PHỎNG VẤN LINH MỤC ANTÔN VỀ DI SẢN VĂN HOÁ, LỊCH SỬ THẾ GIỚI HỘI AN VÀ NHÀ TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO SĂP XÂY DỰNG VỚI NHIỀU THIÊN CẢM. XIN NGHE NỮA ĐOẠN SAU GIƠ PHÁT THANH NẦY.
http://radioducme.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=44&Itemid=63
CÁC NỮ TU CỘNG ĐỒNG NHÀ MẸ DÒNG MẾN THÁNH GIÁ
QUI NHƠN TRÊN ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG
GHÉ ĐỀN THÁNH AN RÊ PHÚ YÊN TẠI PHƯỚC KIỀU
VÀ GIÁO XỨ CÔNG GIÁO HỘI AN NGÀY 12/6/2012.
Ai cũng quý cái nôi Giáo hội Việt Nam tại Hội An, còn con cái Giáo phận Đà Nẵng thì sao???
HỘI AN NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2012.
HÀNH HƯƠNG VỀ NGUỒN.
CÁC THẦY MÃN KHÓA TRIẾT
HỌC VIỆN SALEDIEN – DON BOSCO , ĐÀ LẠT
GHÉ THĂM GX HỘI AN.
SAU CHUYẾN HÀNH HƯƠNG DÀI NGÀY VỀ NGUỒN,
16 GIỜ HÔM NAY ĐOÀN ĐẾN HỘI AN,
THĂM VIÊNG ĐỀN THÁNH PHƯỚC KIỀU.
HÃY GIỮ NGHĨA CÙNG CHÚA GIÊ SU …. CÁC THẦY ƠI!
TẮM BIỂN AN BÀNG, CƠM TỐI TẠI “BIỆT THỰ”
ANH NHÀ QUÊ
VỚI CÁC MÓN ” DÊ TẠI VƯỜN”.
VÀ QUA ĐÊM TẠI NHÀ XỨ HỘI AN,
SỨC TRẺ CÓ KHÁC…TIẾP TỤC EURO 2012
TRÊN CÁI NỀN NHÀ VỪA BỊ PHÁ BỎ.
ĐÊM NAY HÀ LAN – ĐAN MẠCH.
PHẢI LÀM GƯƠNG SÁNG CHO GIÁO DÂN KHI DỰ LỄ.
MẮT MUỐN NHẮM LẮM…SONG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP!
Đừng có xem mặt mà bắt hình dong nhé! Quần đùi áo cánh như các chàng sinh viên “cơm bụi” như thế nhưng “chất xám” thuộc loại “chất lượng cao” đấy! Tuy vừa kết thúc các năm triết học…nhưng những “triết gia” nầy được trang bị toàn những ngành nghề thực tế giúp giới trẻ lao động khắp nơi trên thế giới theo tinh thần vị sáng lập Thánh Don Bosco. Còn lý tưởng của họ phải nói là tuyệt vời. Tinh thần hy sinh phục vụ của họ không kém lớp cha ông. Họ sẽ là những sứ giả của đất nước Việt Nam trên các châu lục, là miles Christi ( chiến sĩ Chúa Kitô)tại nhiều quốc giá trên thế giới. (BC. Cũng vì khuyến khích mọi người làm “chiến sĩ Chúa Kitô” tại Đại Việt mà linh mục Alexandre de Rhodes Dòng Tên, sống thế kỷ 17, bị những người thế kỷ 20, phang cho hai từ: thực dân…Pháp vào thế kỷ 19, mặc dù ngài là công dân Đức Giáo hoàng (citoyen du Pape) ở Avignon, chẳng dính dáng gì đến Pháp sau Cách mạng 1789. nước đã chiếm đoạt và sáp nhập vùng đất nhỏ bé nầy vào Đại Pháp. Quái đản!). Chắc chắn các chiến sĩ Chúa Kitô nầy không dọn đường cho người Việt chiếm Brazil, Uruguay, Pakistan hay nhiều nước khác ở Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ đâu, xin các nước đó đừng có sợ. Họ chỉ muốn yêu thương, hy sinh và phục vụ cho con người được hạnh phúc hơn và “Danh Cha cả sáng”. Tuy ngày nay phương tiện giao thông nhanh chóng…nhưng biết đâu có những bạn sẽ không còn gặp lại những người thân trong gia đình và nước Việt thân yêu như thời các vị truyền giáo xa xưa Francisco de Pina, chàng trai người Bồ Đào Nha, người tiên phong khai sinh chữ quốc ngữ mà nắm tro tàn còn vương vất đâu đó trên mảnh đất Hội An.
Chuyến hành hương về nguồn 18 ngày trên ba miền Tổ quốc như một lời tạm biệt và cũng cò thể là vĩnh biệt!
Hãy tận hưởng những phút giây đoàn tụ yêu thương nầy các bạn ơi, vì ngày mai các bạn có thể không còn nghe được tiếng Việt “mẹ ru từ lúc nằm nôi”. Chuyến đầu 17 trong nhóm gần 3o “tên’ nầy sẽ lên đường những ngày gần đây.
Cố lên các bạn ơi, hãy đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho yêu thương và hòa bình nở hoa trên thế giới, làm vẻ vang cho dân Việt tại quê hương thứ hai mình phục vụ.
Làm rạng rở khuôn mặt xinh đẹp của Giáo Hội Việt Nam còn nhiều nếp nhăn ưu tư!
Cố lên, cố lên các bạn ơi,
Hẹn một ngày tái ngộ!
Có Chúa cùng đồng hành, các bạn đừng sợ!
ĐỒNG LÚC THỐNG KÊ CHO BIẾT antontruongthang blog
sau một năm 11 tháng sắp nhảy sang số 50.000 .
PAS MAL (không tệ lắm) CHO MỌT BLOG KHÁ KÉN ĐỘC GIẢ,
-
49,968 views all-time
CHÂN THÀNH CÁM ƠN WORDPRESS.
MANY THANKS TO THE WORDPRESS.
HỘI AN 23 GIỚ 10 NGÀY 8 THÁNG 6 NĂM 2012.
PHẬN NỮ TÌ HÈN MỌN,
CHÚA ĐOÁI THƯƠNG NHÌN TỚI.
TRÀ KIỆU 31 THÁNG 5 NĂM 2012.
BẤM XEM THEO ĐỊA CHỈ:
TRONG ĐOÀN KIỆU HÔM NAY CÓ MỘT CON CHIÊN RẤT NGOAN ĐẠO.
KIỆU ĐẾN NHÀ THỜ NÚI
HOAN HÔ MẸ MARIA, VẠN TUẾ MẸ MARIA.
XEM THÊM:
http://giaophandanang.org/articles/view/dai-hoi-hanh-huong-duc-me-tra-kieu-nam-2012
VÀ TRÊN VIETCATHOLIC.
http://vietcatholic.org/News/Html/98244.htm
HỘI AN ĐÊM 31 THÁNG 5 NĂM 2012. GHI NHANH CỦA TRƯỜNG THĂNG.
HỘI TRẠI THIẾU NHI THÁNH THỂ
XỨ ĐOÀN HỘI AN TẠI PHƯỚC KIỀU.
16 GIỜ NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2012,
KHAI MẠC HỘI TRẠI TẠI ĐỀN THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN
PHƯỚC KIỀU, ĐIỆN BÀN,
90 EM LỚN BÉ HỐI AN, PHƯỚC KIỀU, GÒ NỔI ĐÃ THAM DỰ.
CÙNG TRẠI TRƯỞNG PHAOLÔ TRẦN NGỌC HOÀNG, PHÓ XỨ HỘI AN.
GIỖ LẦN THỨ BA
ANH INHAXIÔ NGUYỄN Ý NHẠC tức KHÁNH THỌ.
HOA VÀNG LẠI RỰC RỞ, NHƯNG ANH KHÔNG CÒN.
NHỚ ANH NHIỀU… NGƯỜI DIỄN VIÊN ĐÃ RỜI
PHIM TRƯỜNG HOLLYWOOD TRẦN GIAN!
HỘI AN, NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 2012.
HỘI AN ĐỘNG ĐẤT?
NHÀ XỨ HỘI – AN SẬP?
7 giờ sáng 22 tháng năm 2012
LÀM LÂU PHÁ NHANH
NHƯ MỘT TRẬN ĐỘNG ĐẤT!
NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 2005.
NGÀY CỦA MẸ. MOTHER’S DAY
FETE DES MERES. 13.5.2012
Vào ngày cuối năm con Mèo, trên đường từ Đà Nẵng về Hội An, tôi thấy người mẹ già nầy, có lẻ từ một tỉnh phía bắc, tay ôm chiếu, lưng còng lại mang một gói nặng, và tuy nhỏ con nhưng bà bước đi thoăn thoắt . Bà đi đâu vào xế chiều cuối năm nầy? Tìm con? Mấy lần tôi vòng xe lại để ghi hình. Bà không để ý, cứ lầm lủi đi. Tôi bất chợt nghĩ đến bao bà mẹ cả đời lận đận vì gia đình. Mẹ đã đi bao ngày, mẹ ơi? Tất cà những tòa nhà hào nhoáng kia là của người nước ngoài, không bao giờ là của mẹ! Sao mẹ khổ thế. mẹ Việt Nam ơi!
MẸ TRẦN GIAN KHÔNG Ở ĐỜI VỚI TA.
NHƯNG NGƯỜI MẸ THIÊN QUỐC SỐNG BÊN TA MÃI MÃI.
… XIN ÔM CON TRONG VÒNG TAY MẾN THƯƠNG ….
TRANH TRƯỜNG THĂNG ( TRÀ KIỆU 1987)
HỘI AN, 13 THÁNG 5 NĂM 2012.
LINH MỤC PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO
100 NGÀY.
MỚI ĐÓ MÀ NAY ĐÃ 100 NGÀY.
HỘI AN, 10 THÁNG 5 NĂM 2012.
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAKH 2556
CHÙA PHÁP BẢO HỘI AN TRƯỚC NGÀY ĐẠI LỄ.
Đối với tín đồ Phật giáo , lễ Vesakh kính nhớ các biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Phật như Đản sinh, Thành đạo, Viên tịch và Nhập Niết bàn. Trong Sứ điệp nhân dịp lễ Vesakh/Hanamatsuri của Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch và Tổng Giám Mục Pier Luigi Celata, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn công bố hôm 3-4-2012 tại Vatican với chủ đề : Giáo dục các thế hệ trẻ về công lý và hòa bình nhờ đối thoại liên tôn có đoạn:
“3. Cùng với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, chúng tôi nhìn nhận rằng nền giáo dục chân chính hướng chúng ta về siêu việt cũng như về những người quanh chúng ta. Nơi nào giáo dục là một thực tại, thì nó cũng là một cơ hội đối thoại trong sự đối tác với nhau và trong sự lắng nghe đón nhận người khác. Trong bầu không khí như thế, người trẻ cảm thấy họ được quí chuộng vì thực chất của họ và vì đóng góp mà họ có thể mang lại; sự quí chuộng anh chị em thuộc tín ngưỡng và những lối sống đạo khác với mình chính là một cơ hội để tăng trưởng. Như thế bầu không khí ấy mang lại vui mừng vì họ nhận ra nhau như những người có khả năng liên đới và cảm thông, được mời gọi kiến tạo một xã hội công chính và huynh đệ, điều ấy mang lại cho họ niềm hy vọng nơi tương lai (Xc Sứ điệp nhân ngày Hòa bình thế giới, 1-1-2012).
4. Trong tư cách là Phật Tử, quý bạn thông truyền cho người trẻ một điều khôn ngoan: đó là đừng làm hại tha nhân, sống quảng đại và cảm thông, thực thi lòng quí mến và biết ơn, một món quà quí giá đối với xã hội. Đó là một cách diễn tả cụ thể qua đó một tôn giáo có thể góp phần giáo dục các thế hệ trẻ, trong sự chia sẻ trách nhiệm và cộng tác với tha nhân.
5. Thực vậy, người trẻ là một lợi điểm cho mọi xã hội. Do sự chân thực của họ, họ khích lệ chúng ta tìm ra một câu trả lời cho những vấn đề cơ bản nhất về sự sống và sự chết, về công lý và hòa bình, ý nghĩa đau khổ và những lý do để hy vọng. Như thế, họ giúp chúng ta tiến triển trong hành trình về Chân Lý. Do sự năng động của họ, như những người xây dựng tương lai, người trẻ buộc chúng ta phải phá đổ các bức tường đáng tiếc là vẫn còn chia cách chúng ta. Qua những vấn nạn của họ, họ kích thích chúng ta đối thoại giữa các tôn giáo và các nền văn hóa.” (G. Trần Đức Anh OP chuyển dịch)
GIÁO XỨ CÔNG GIÁO HỘI AN CHÚC MỪNG CÁC TĂNG NI VÀ PHẬT TỬ TP HỘI AN
NHÂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2556.
KHÁNH THÀNH THÁNH ĐƯỜNG
GIÁO XỨ XUÂN THẠNH ( BÀ RÉN)
Ai đi qua cầu Bà Rén ( Quảng Nam), nhìn về phía Tây, đều thấy dễ dàng một nhà thờ nhỏ bé in trên sóng nước. Cầu Bà Rén nay xuống cấp trầm trọng, đang hình thành một cây cầu mới, còn thánh đường đã đi một bước trước. Sau hơn một năm cha con vất vã, ngày 1 tháng 5 năm 2012 vừa qua, nhân đầu tháng Đức Mẹ Maria và lễ thánh Giuse lao công, thành đường đã được khánh thành trọng thể trong niềm vui của toàn giáo phận Đà Nẵng và nhất là giáo xứ Xuân Thạnh.
NGÀY KHÁNH THÀNH THÁNH ĐƯỜNG XUÂN THẠNH ( BÀ RÉN)
ẢNH : TRƯỜNG THĂNG CHỤP TỪ CẦU BÀ RÉN ( POH REN?)
ƠN GỌI, QUÀ TẶNG
CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.
SỨ ĐIỆP NGÀY ƠN GỌI 2012.
Chủ đề của Sứ điệp Ngày Ơn Gọi năm 2012, lần thứ 49, được công bố ngày 13-2-2012, với chủ đề “Ơn gọi, Quà tặng của tình yêu Thiên Chúa”.
Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng: “Mỗi Ơn gọi riêng biệt đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là quà tặng của Tình yêu Thiên Chúa! Chính Chúa đi “bước đầu” chứ không phải vì sự tốt lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn, đó là do sự hiện diện của chính tình yêu Chúa được “đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh” (Rm 5,5).
ĐTC nhấn mạnh vai trò Gia đình quan trọng :
• Gia đình là “cộng đồng sự sống và tình yêu” giúp trẻ có kinh nghiệm về tình yêu dâng hiến.
• Gia đình là nơi ưu tiên “huấn luyện về nhân bản và Kitô giáo”.
• Gia đình là “chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo” cho mọi ơn gọi.
ĐTC kết thúc Sứ điệp bằng Phép lành Toà Thánh với lời mời gọi: Các bạn trẻ:
• Hãy ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa gọi,
• Hãy sẳn sàng đón nhận tiếng gọi đó với tấm lòng quảng đại và trung tín.( Theo VCT)
HỘI AN, CHÚA NHẬT 29 THÁNG 4 NĂM 2012
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA
GIÁO XỨ HỘI AN
NGÀY 23 VÀ 28 THÁNG 4 NĂM 2012
HỌC HỎI VÀ HỘI THẢO.
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, các linh mục dòng Tên đang truyền giáo tại Nhật bị trục xuất, đã đến Hội An với ý định ban đầu là để giúp các tín hữu Nhật đang nương náu tại đó. Ngày 18/01/1615, đoàn truyền giáo dòng Tên, với cha trưởng đoàn Francesco Buzomi (người Ý), cha Diego Carvalho và thầy Antonio Dias (người Bồ-đào-nha), thầy Giuse và Phaolô (người Nhật) cập bến Cửa Hàn, đánh dấu ngày khởi sự công cuộc truyền giáo có tổ chức. Ngoài việc giảng đạo, các thừa sai tiên phong này đã góp công xây dựng văn hóa Việt Nam qua công trình chế tác và phổ biến chữ Quốc Ngữ, trong đó cha Francesco de Pina (1585-1625) là người có công nhiều trong giai đoạn khởi xướng. Chính tại dinh trấn Thanh Chiêm, nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là nơi khai sinh chữ Quốc Ngữ. Tiếc thay cha Pina bị chết đuối khi việc truyền giáo đang tiến triển tốt đẹp! Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhôdes), đến Đàng Trong năm 1624, tiếp tục hoàn thiện công trình chữ Quốc Ngữ. Ngài đã lập Hội Thầy Giảng để đào tạo những người giúp dạy giáo lý và điều hành cộng đoàn. Trong số các thầy giảng có thầy Anrê Phú Yên, tử đạo tại Phước Kiều (Giáo xứ Hội An) vào ngày 26/07/1644. Thầy Anrê là chứng nhân tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Chân Phước vào ngày 05/3 Năm Thánh 2000. ( Trích bài mở đầu)
Xin Cha ban Thánh Thần xuống canh tân đời sống từng người,/ từng gia đình và cộng đoàn chúng con. / Xin lấp đầy những hố sâu ngăn cách, / giúp chúng con cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống / để cánh cửa đức tin được mở ra cho nhiều người đến với Chúa Ki-tô, / là Mục Tử nhân lành đã hiến dâng mạng sống / “để chiên được sống và sống dồi dào.” / Nguyện Danh Cha được chúc tụng bây giờ và cho đến muôn đời. / Amen. ( Trích Kinh nguyện Đại Hội)
NGÀY TRÁI ĐẤT. EARTH DAY APRIL 22.
Hàng năm vào ngày 22 tháng 4 Dương Lịch, ngày Xuân Phân, thế giới mừng “Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên của Trái Đất” (Wikipedia).
Là con cái Đấng Tạo Hoá. Hãy dâng lời ngợi khen và hãy tiếp tục công trình sáng tạo đã được khởi đầu từ hàng tỷ năm trôi qua.
Là anh em Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, người đánh giá từng “con chim se sẻ…, từng đoá huệ ngoài đồng…, từng chiếc lá vả thay màu.”…hãy yêu mến thiên nhiên.
Là thành viên Hội Thánh . Hãy giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh sống.
“Bảo vệ môi sinh là một bổn phận luân lý vì liên hệ đến sự sống và phẩm giá của hàng triệu người trong hiện tại cũng như trong tương lai. ( Trích Cẩm nang ĐH Dân Chúa GP Đà Nẵng 2012, tr 39)
CÁC NGƯỜI ĐẸP ĐÀ NẴNG …
THĂM ” BIỆT THỰ ANH NHÀ QUÊ”, HỘI AN.
THÔNG TIN GX HỘI AN
TỪ CÁC LINH MỤC HƯU TRÍ.
“HÃY QUAN TÂM ĐẾN NHAU”.
Trích Sứ điệp Mùa chay của ĐTC Biển Đức 16.
Mùa Chay vừa qua, một số các linh mục hưu trí còn khoẻ đã đi thăm các Giáo xứ trong Giáo phận Đà Nẵng. Qua trang webb giaophandanang.org các ngài (5 bài viết) đã cho một số thông tin và hình ảnh. Đây là thông tin các ngài ghi nhận tại Giáo xứ Thánh Tâm, Hội An.
http://giaophandanang.org/articles/view/vong-quanh-giao-phan-ky-cuoi
NHÀ NHƯ RI THÌ … TỰ HÀO DI TÍCH LỊCH SỬ SAO NỔI?
LÀM XẤU PHỐ CỔ HỘI AN.
CÒN CÔNG TRÌNH MƠ ƯÓC
XIN PHÉP ĐÃ KHÓ… XIN TIỀN LẠI KHÓ HƠN!
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN.
Có bao điều chúng ta tận mắt chứng kiến mà không hề tin có thật. Nhưng cũng có bao điều mắt không hề thấy mà lòng vững tin.
https://antontruongthang.com/y-nh%E1%BA%A1c-2-2/th%E1%BA%A5y-ma-khong-tin-ti%E1%BA%BFt-m%E1%BB%A5c-%E1%BA%A3o-thu%E1%BA%ADt-b%E1%BB%93-cau/
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.
Lòng thương xót Chúa trãi qua đời nọ đến đời kia.
Ngàn Đời Chúa Vẫn Trọn Tình Thương – Phạm Trung.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=P7rrmwnNe2s#!
TUẦN THÁNH & ĐẠI LỄ PHỤC SINH 2012
GIÁO XỨ THÁNH TÂM
PHỐ CỔ HỘI AN.
CANH THỨC PHỤC SINH
TỐI NGÀY 7 THÁNG 4 NĂM 2012.
SÂN NHÀ THỜ HỘI AN
MỜI XEM BÀI SUY NIÊM PHỤC SINH
CANH THỨC PHỤC SINH TẠI RÔMA VÀ GIÊRUSALEM.
http://www.youtube.com/watch?v=xNuBQo3ZMMs&feature=youtu.be
THÔNG ĐIỆP URBI ET ORBI (THÀNH RÔMA VÀ TOÀN THẾ GIỚI)
http://www.youtube.com/watch?v=_bRnEN-KdN8&feature=youtu.be
CHÚC MỪNG PHỤC SINH,
SAU LỄ SÁNG 8/4/2012
HÃY LÊN ĐƯỜNG THƯƠNG KHÓ VỚI CHÚA!
LỄ DÀU TẠI ĐÀ NẴNG, SÁNG THỨ NĂM TUẦN THÁNH.
CHÚA NHẬT LỄ LÁ.
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN THÁNH
VÀ ĐẠI LỄ PHỤC SINH
TẠI NHÀ THỜ
THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
GIÁO XỨ CÔNG GIÁO HỘI AN NĂM 2012.
CHÂN DUNG CHÚA GIÊSU KITÔ THEO KHĂN LIỆM TÔRINÔ.
(DỰA THEO NGHIÊN CỨU PHÁP Y)
Tấm khăn liệm gọi là Turinô ( Turino, Turin) có phải là khăn liệm Chúa Giêsu hay không? Một đề tài tranh cải cho đến hôm nay. Giáo hội không quả quyết nhưng để cho các nhà khoa học và nghiên cứu làm việc… Càng lúc họ càng đi đến kết luận nhân vật trong khăn liệm không thể ai khác ngòai Chúa Giêsu. Hãy gõ trên Google các từ ” Khăn liệm Turino” bằng nhiều ngôn ngữ, sẽ thấy xuất hiện rất nhiều bài viết và hình ảnh.
Mời xem thông tin nầy.
http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20100420/4605
HOLY WEEK AND EASTER 2012
AT HOI AN SACRED HEART OF JESUS CATHOLIC CHURCH.
2 NGUYEN TRUONG TO . HOI AN CITY . VIETNAM.
TEL 0510 3916258, 0510 3917543 , MOB. 0914044075
EMAIL : antonthang@gmail.com
XEM :
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT. ALLE LUIA.!
GIỜ TRÁI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN
20 GIỜ 30 ĐẾN 21 GIỜ 30 NGÀY 31/3/2012.
HÒA VÀO DÒNG NGƯỜI THĂM PHÔ CỔ HỘI AN ĐÊM NAY.
MẸ GIÀ BÁN HOA ĐĂNG .
ÔNG CẨU CHÙA CẦU GẶP LẠI ÁNH SÁNG THẾ KỶ XA XƯA.
BẠN TRẺ PHỐ HỘI VỚI MỘT GIỜ KHÔNG ĐIỆN.
HỘI AN, 31 THÁNG 3 NĂM 2012.
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ 16
VIẾNG THĂM NƯỚC MEXICO
THỐNG KÊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO MÊHICÔ :
Mexico có diện tích bề mặt là 1.958.201 km vuông và dân số là 108.426.000, trong đó 99.635.000 (91,89%) là người Công Giáo. Có 93 địa hạt Giáo Hội, 6.744 giáo xứ và 7.169 trung tâm mục vụ của các loại. Hiện nay, có 163 giám mục, 16.234 linh mục, 30.023 tu sĩ, 505 thành viên tu hội đời, 25.846 giáo dân truyền giáo và 295.462 giáo lý viên. Số tiểu chủng sinh là 4.524 và đại chủng sinh là 6.495.
Tổng cộng có 1.856.735 học sinh tham dự 8.991 trung tâm giáo dục Công Giáo thuộc mọi cấp và 1.822 trung tâm giáo dục đặc biệt. Các tổ chức khác thuộc Giáo Hội được điều hành bởi linh mục hay tu sĩ ở Mexico bao gồm 257 bệnh viện, 1.602 trạm y tế, 8 trại phong, 372 nhà cho người già hoặc tàn tật, 329 trại trẻ mồ côi và nhà trẻ, 2.134 trung tâm tư vấn gia đình và trung tâm phò sự sống khác, cùng 340 tổ chức các loại khác.
MÁY BAY CHỞ ĐỨC THÁNH CHA SẮP HẠ CÁNH.
Khoảng 3,000 người đã chờ đợi Đức Giáo Hoàng khi ngài đến Mễ Tây Cơ buổi chiều thứ Sáu 24 tháng Ba. Đám đông đã hoan hô Đức Thánh Cha nhiệt liệt với những khẩu hiệu như “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 là người anh của chúng con, Đức Thánh Cha đã là người Mễ Tây Cơ” và ” Mễ Tây Cơ luôn luôn trung thành với Đức Thánh Cha.” (VTC)
http://www.youtube.com/watch?v=svfgtE4EiAk&feature=youtu.be
Dọc theo con đường từ sân bay về Học Viện Miraflores, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ đêm khoảng 20 dặm tức khoảng 32 km, khoảng 700.000 người đã tuốn ra hai bên đường để chào đón Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha gặp gỡ với các bạn trẻ tại quảng trường La Paz
Cha hạnh phúc được gặp gỡ các con và nhìn thấy khuôn mặt các con mỉm cười khi các con đứng chật quảng trường xinh đẹp này. Các con có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim của vị Giáo Hoàng này. Và trong những giây phút này, cha muốn tất cả trẻ em Mễ Tây Cơ biết điều đó, đặc biệt là những trẻ em phải chịu gánh nặng của đau khổ, bạo lực, bỏ rơi hoặc đói khát, trong những tháng gần đây, vì hạn hán đã làm tình hình tồi tệ hơn trong một số khu vực. Cha biết ơn vì cuộc gặp gỡ trong đức tin này, vì sự hiện diện tưng bừng và vui tươi thể hiện trong bài hát. Hôm nay chúng ta đang hân hoan, và điều này là quan trọng. Thiên Chúa muốn chúng ta luôn luôn hạnh phúc. Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta để cho tình yêu của Chúa Kitô thay đổi con tim chúng ta thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Đây là bí quyết của hạnh phúc đích thực. (VTC)
http://www.youtube.com/watch?v=8lMDVR-Y0CM&feature=player_embedded#!XEM YOU TUBE:
http://www.youtube.com/watch?v=ET1rzFmDgLU&feature=youtu.be
ADIOS MEXICO! HÃY Ở LẠI VỚI CHÚA, MEHICÔ!
VIVA CUBA! HOAN HÔ CUBA!
Trong những trường hợp này, tôi mạnh mẽ kêu gọi người Công Giáo Mễ Tây Cơ, và mọi người nam nữ thiện chí, đừng để mình bị khuất phục bởi một não trạng thực dụng là điều luôn dẫn đến sự hy sinh của những người yếu nhất và vô phương tự vệ nhất. Tôi mời gọi anh chị em hãy hướng đến một nỗ lực chung để xã hội có thể được canh tân từ nền tảng, nhằm đem đến một cuộc sống trong phẩm giá, công lý và hòa bình cho tất cả mọi người. Đối với người Công giáo, đóng góp này cho thiện ích chung cũng là một yêu cầu trong chiều kích thiết yếu của Tin Mừng, là nâng cao nhân bản, đồng thời đó cũng là một biểu hiện tối cao của lòng bác ái. Vì lý do đó, Giáo Hội hô hào tất cả các tín hữu hãy là những công dân tốt, ý thức rõ rệt trách nhiệm phải quan tâm đến lợi ích của tất cả anh chị em mình, đến cuộc sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Anh chị em Mễ Tây Cơ thân mến, tôi nói với anh chị em “Adios!” trong ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của thành ngữ Tây Ban Nha này là “Hãy ở lại với Thiên Chúa!” Vâng, “Adios”, luôn mãi trong tình yêu của Chúa Kitô, nơi đó chúng ta gặp nhau và một lần nữa sẽ gặp nhau. Xin Chúa ban phúc lành cho anh chị em và xin Đức Maria Chí Thánh phù hộ anh chị em! (VTC)
http://www.youtube.com/watch?v=17-Bt2EBSbA&feature=youtu.be
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ
VIẾNG THĂM QUỐC GIA CUBA
THỐNG KÊ GIÁO HỘI CUBA.
Cuba có diện tích bề mặt là 110.861 km vuông và dân số là 11.242.000, trong đó có 6.766.000 (60,19%) là người Công Giáo. Có 11 địa hạt Giáo Hội, 304 giáo xứ và 2.210 trung tâm mục vụ các loại khác. Hiện nay, có 17 giám mục, 361 linh mục, 656 tu sĩ, các thành viên 24 tu hội đời, 2.122 giáo dân truyền giáo và 4.133 giáo lý viên. Số tiểu chủng sinh là 13 và đại chủng sinh là 78.
Tổng cộng có 1.113 học sinh tham dự 12 trung tâm giáo dục Công Giáo thuộc mọi cấp và 10 trung tâm giáo dục đặc biệt. Các tổ chức khác thuộc các Giáo Hội được điều hành bởi linh mục hay tu sĩ ở Cuba bao gồm 2 trạm y tế, 1 trại phong, 8 nhà cho người già hoặc tàn tật, 3 trại trẻ mồ côi và nhà trẻ, và 3 tổ chức các loại khác.
ĐỨC MẸ BÁC ÁI EL COBRE.
“Tôi rất vui mừng được chia sẻ niềm vui của anh chị em trong dịp lễ kỷ niệm 400 năm ngày khám phá ra thánh tượng Đức Mẹ Bác Ái của El Cobre. Ngay từ đầu, Tượng Mẹ hầu như đã luôn có mặt trong đời sống cá nhân của người dân Cuba cũng như trong các sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là kể từ ngày độc lập, Mẹ đã được vinh danh như là người mẹ thực sự của nhân dân Cuba. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Mambisa đã làm cho đức tin luôn được duy trì và gợi hứng cho việc bảo vệ và cổ võ việc tôn trọng phẩm giá của thân phận con người và các quyền cơ bản của họ, và còn tiếp tục làm như vậy cho đến hôm nay với một sức mạnh to tát hơn nữa, tạo ra những chứng tá hiển hiện với thành quả của lời rao giảng Tin Mừng nơi miền đất này, và với cội rễ Kitô giáo sâu sắc là điều định hình bản sắc sâu xa nhất của tâm hồn Cuba. Theo bước chân của vô số khách hành hương qua các thế kỷ, tôi cũng muốn đi đến El Cobre để được quỳ xuống dưới chân tượng Mẹ Thiên Chúa, cám ơn Mẹ về mối quan tâm của Người đối với tất cả con cái Mẹ tại Cuba,và khẩn cầu Mẹ dẫn dắt tương lai của quốc gia thân yêu này vào đường lối của công bằng, tự do, hòa bình và hòa giải. Tôi đến Cuba với tư cách một khách hành hương của lòng từ thiện, để khẳng định với những anh chị em của tôi trong đức tin và củng cố trong họ niềm hy vọng được phát sinh bởi sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta. Tôi mang theo trong trái tim tôi một nguyện vọng ngay thật và những ước muốn chính đáng của tất cả người dân Cuba, dù họ ở bất cứ nơi nào, những đau khổ và niềm vui, những mối quan tâm, và mong muốn cao quý nhất của họ, của giới trẻ và giới cao niên, của thanh thiếu niên và trẻ em, của các bệnh nhân và công nhân, các tù nhân, gia đình của họ, hoặc những người nghèo và những người có nhu cầu”.( VTC)
http://www.youtube.com/watch?v=r4p-Kd9wsDY
CHỦ TỊCH CUBA RAUL CASTRO VÀ ĐTC BIỂN ĐỨC.
VÀ VỚI FIDEL CASTRO.
THÁNH LỄ CỦA ĐTC BIỂN ĐỨC TẠI QUẢNG TRƯỜNG CÁCH MẠNG LA HAVANA.
MỘT HÌNH ẢNH TƯỞNG SẼ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA.
ĐỌC THÊM : BÀI SUY NIỆM CỦA ĐTC BIỂN ĐỨC.
28-3-2012.
HÌNH ẢNH 107 GIÁM MỤC VIỆT NAM
NHẤN XEM:
http://www.youtube.com/watch?v=8lMDVR-Y0CM&feature=player_embedded#!
HỘI AN NGÀY 25,27 THÁNG 3 NĂM 2012.
CẢI LƯƠNG KI TÔ GIÁO VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA.
Trên mạng Internet và You tube thời gian qua đã xuất hiên những bài vọng cổ mang sứ điêp Kinh thánh kèm theo những hình ảnh đẹp. Lm Antôn xin giới thiệu một số bài thu thập được và cũng thấy thích hợp với Mùa Chay Thánh. Hãy xem câu chuyện : ĐỨA CON HOANG ĐÀNG hoặc TÂM SỰ TRƯỚC GIỜ LY BIÊT , Chúa Giêsu ca cả lương rất “mùi”.
Xem MỤC HOA THƠM CỎ LẠ CỦA antontruongthang blog.
https://antontruongthang.wordpress.com/y-nh%E1%BA%A1c-2-2/c%E1%BA%A3i-l%C6%B0%C6%A1ng-kinh-thanh/
THÁNG THÁNH CẢ GIUSE.
MỜI XEM CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC CẦU THANG KỲ DIỆU Ở NHÀ NGUYỆN LORETTO, THÀNH PHỐ SANTA FE, BAN NEW MEXICO, USA,
XEM MỤC HOA THƠM CỎ LẠ trong antontruongthang blog.
MỪNG QUAN THẦY GIÁO KHÓM GIUSE, HỘI AN.
HAI CHA VÀ BAN ĐẠI DIÊN GIÁO KHÓM GIUSE.
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY,
THIÊU NHI GIÁO XỨ HỘI AN
HÀNH HƯƠNG NÚI SỌ, GIÁO XỨ AN NGÃI
XEM bài MỤC THÔNG TIN ĐẠO ĐỜI TRONG antontruongthang BLOG NẦY
CHÂN DUNG Á THÁNH ANRÊ
THEO EM VIẾT THĂNG.
XEM BÀI VIẾT MỤC Á THÁNH ANRÊ TRÊN BLOG NẦY.
https://antontruongthang.wordpress.com/a-thanh-anre/chan-dung-a-thanh-anre-phu-yen-qua-tri-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-c%E1%BB%A7a-em-vi%E1%BA%BFt-thang/
CHỨNG NHÂN ĐỨC TIN HỘI AN.
LỄ AN TÁNG BÀ ANNA NGUYỄN THỊ HƯỜNG.
NHÂN NGÀY PHỤ NỮ 8-03-2012.
BÀ ANNA NGUYỄN THỊ HƯỜNG.
1916 – 2012
Một chứng nhân lịch sử từ vua Khải Định, Bảo Đại đến
Nước CHXHCN Việt Nam hôm nay.
Một chứng nhân đức tin của Giáo xứ Hội An…. gần một thế kỷ sống Tin mừng giữa bao thăng trầm …
Bà đã kiên trì cho đến cùng.
“Phúc cho ai chết và chết trong Chúa”.
CHÚC CÁC PHỤ NỮ CÔNG GIÁO SỐNG VÀ CHẾT NHƯ BÀ.
HÔI AN, NGÀY PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 NĂM 2012.
MŨI TÊN TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.
” He pierced my heart with his arrow of love“
“Il me blessa d’une flèche empoisonnée par l’amour”
Thánh nữ TÊRÊXA AVILA.
(1515-1582)
Tác phẩm Xuất thần của Nữ thánh Têrêxa Avila chất liệu cẩm thạch của điêu khắc gia
Bernini, Gianlorenzo
thực hiện vào những năm 1647- 1652
Thánh đường Mẹ Maria Chiến thắng
(Santa Maria della Vittoria), Roma
Một minh tinh màn bạc đang lên, những hợp đồng hàng triệu Mỹ Kim, một cuộc hôn nhân vì tình và hạnh phúc đang đón chờ… thế nhưng kết quả không như dự đóan, nàng đã giũ bỏ tất cả để tình nguyện suốt đời sống trong bốn bức tường của dòng kín ở Bethlehem, bang Connecticut.
Nàng là Dolores Hart.
Đóng 11 phim với ÔNG VUA NHẠC ROCK&ROLL
ELVIS PRESLEY.
Không ai còn nhắc đến tên nàng nếu nàng không xuất hiện vào Mùa xuân năm nay 2012, mùa giải Oscar của kinh đô Điện ảnh Hollywood.
Như Têrêxa Avila, Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Têrêxa Calcutta, như nữ tiến sĩ Edith Stein …và hàng bao nhiêu người đẹp, người tài khác, Dolores Hart đã giả từ tất cả vì người tình Thiên quốc mời gọi.
Hãy nhìn xem niềm hạnh phúc nội tâm lung linh qua đôi mắt màu xanh của vị tu sĩ đứng tuổi Dolores sau nữa thế kỷ mũi tên nào “say đắm bắn trúng con tim hồng”.
Mời thưởng thức bài Tình khúc do ca si GIA ÂN trình bày. Tác giả là linh mục tu sĩ ÂN ĐỨC phỏng theo thơ của Mẹ thánh TÊRÊXA AVILA.
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=35yNHkN-6E
LỜI BÀI : TÌNH KHÚC.
Lạy Đấng tình quân con tôn thờ
con nay thuộc về Chúa
Chúa nay thuộc về con
mũi tên nào say đắm
bắn trúng con tim hồng
Để từ nay con sống là sống cho, cho tình yêu
và dâu cho con chết là chết cho cho tình yêu.
Con xin làm nô lệ của tình yêu
con xin làm khí cụ của tình yêu
cho mọi người nhận biết chúa yêu thương, cho mọi người thức giấc sau đêm trường
Lạy Đấng tình quân con tôn thờ
con nay thuộc về Chúa
Chúa nay thuộc về con
mũi tên nào say đắm
bắn trúng con tim hồng
Để từ nay con sống là sống cho, cho tình yêu
và dầu cho con chết là chết cho cho tình yêu.
Chúa muốn gì trên bản thể đời con
Chúa muốn gì trên cuộc sống của con.
Con chỉ là tay trắng với hư không.
Con chỉ là tôi tớ bao cơ cùng
Con ước vọng theo Ngài suốt đời con.
Xin dâng Ngài lễ vật của đời con
Trong nguyện cầu thanh vắng với hi sinh.
Để nên lời ca hát khúc ân tình
Lạy Đáng tình quân con tôn thờ
con nay thuộc về Chúa
Chúa nay thuộc về con
mũi tên nào say đắm
bắn trúng con tim hồng
Để từ nay con sống là sống cho, cho tình yêu
và dầu cho con chết là chết cho cho tình yêu
Lạy Đấng Tình Quân, con xin làm tì nữ trong tay Ngài
LƯU Ý: VÀO YOU TUBE XEM NHƯ ABCNEWS SAU ĐÂY
http://www.youtube.com/watch?v=6H39k9jfKMw
hoặc
http://vietcatholic.org/News/Html/96201.htm
HÔI AN NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 2012.
TĨNH TÂM LINH MỤC THƯỜNG NIÊN 2012
GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
TƯỢNG MẸ THIÊN CHÚA TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẴNG.
TỪ NĂM 1923.
LINH MỤC ĐÒAN ĐÀ NẴNG DỰ TĨNH TÂM 2012.
TỪ 27- 02- 2012 ĐÊN 02 THÁNG 03 NĂM 2012.
KỶ LÔ HAI. CỔ LAI HI.
ĐỖ PHỦ.
TOURANE 25/02/1942.
ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
HỘI AN 25/02/2012.
CAO LÃNH, KIẾN TƯỜNG 25/02/1975
PHAOLÔ TRẦN NGỌC HÒANG.
HỘI AN 25/02/2012
KHÁC QUÊ, KHÁC TUỔI, NHIỀU THỨ KHÁC…NHƯNG GẶP NHAU TẠI HÔI AN
VÀ CÙNG CHUNG SỨ VỤ, CHUNG NGÀY SINH NHẬT.
MỚI ! MỚI ! MỤC MỚI ! NEW! NEW!
TIN TỨC ĐẠO ĐỜI!
KHAI MẠC MÙA CHAY TẠI NÚI SỌ AN NGÃI THƯ` TƯ LỄ TRO 2012.
TS ISABEL A, TAVARES MOURÃO THĂM HÔI AN.
https://antontruongthang.wordpress.com/wp-admin/post.php?post=5898&action=edit&message=1
MỘT CÔNG TRÌNH CHUẨN BỊ
CÁC NGÀY KỶ NIỆM RẤT QUAN TRỌNG
CỦA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
VÀ GIÁO HỘI VIỆT NAM.
XEM MỤC XÂY DỰNG TRÊN BLOG NẦY.
HỘI AN, NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2012.
THƯA, ĐỨC TIN ĐEM LẠI SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
NHÂN LÃNH BÍTÍCH KHAI TÂM KI TÔ GIÁO
GIÁO XƯ HỘI AN 19/02/2012.
GIA ĐÌNH, CÁC NGƯỜI ĐỞ ĐẦU HÃY NÂNG ĐỠ CÁC TÂN TÒNG.
TƯỞNG NIỆM LM PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO
TẠI GIÁO XỨ HỘI AN.
Sinh thời, linh mục Phê rô được mọi người mến mộ. Ngài là một nhân vật giao tiếp rộng, đặc biệt với chức sắc các tôn giáo và các nhân sự chính quyền. Tầm nhìn cao, rộng nên mọi người đều thương mến. Từ 1975 trở lại đây, ngài cũng tạo được nhiều mối quan hệ khắng khít với mọi tầng lớp trong đô thị cổ Hội An. Do đó, ngài rất được yêu kính.
LM PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO, CON NGƯỜI CỦA ĐỐI THỌAI.
ẢNH LƯU NIỆM NGÀY KHÁNH THÀNH THÁP CHUÔNG MỚI.
AI CÒN VÀ AI MẤT? TƯỞNG NIỆM TUẦN BA NGÀY SAU KHI AN TÁNG TẠI HỘI AN.
HÔI AN, NGÀY 7 THÁNG 02 NĂM 2012.
GIÁO DÂN THƯƠNG NHỚ LINH MỤC
PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO.
TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 2011.
Chiều 06 tháng 02 năm 2012, sau trưa, bác Phêrô Nguyễn Tất Quế, 81 tuổi, lọ mọ nhờ cháu chở đến gặp cha Quản xứ Hội An và trao cho một bài thơ. Lưng khòm, mắt mờ, di chuyển khó khăn nhưng trí óc minh mẫn. Bác cho biết khi hay tin cha Phêrô Lê Như Hảo qua đời:” Đêm qua (05.02.2012) con đã thức làm bài thơ nầy. Sáng nay (06.02.2012) con đọc cho vợ con nghe và bà đã khóc..”
Chắc không phải vì bài thơ hay mà vì những tình cảm và những biến cố rất chân thật… Xin gửi đến cho những người thân và giáo dân các nơi linh mục đã phục vụ.
NHỚ THƯƠNG
(Kính dâng linh hồn Cha Phêrô Lê Như Hảo)
¯
Cha Lê Như Hảo qua đời
Giáo dân xứ xứ bồi hồi nhớ thương!
Cha là Mục tử can trường,
Cuộc đời mục vụ nêu gương rạng ngời.
Hết lòng phụng sự Chúa Trời.
Giảng rao Lời Chúa cho đời kính tin.
Sớm hôm ra sức giữ gìn
Giáo dân giáo xứ đức tin vững vàng.
Khó khăn, không chút từ nan,
Hiểm nguy, từng trải tấm gan anh hào.
Trong cơn khói lửa binh đao,
Giữ yên giáo xứ, nêu cao tinh thần.
Động viên, khích lệ giáo dân
Vững tin vào Chúa, góp phần dựng xây …
Từ Trà Kiệu, Cha về đây,
Chỉnh trang giáo xứ, dựng xây Thánh đường.
Qua hai mươi chín năm trường,
Biết bao kỷ niệm thân thương, đậm đà.
Giáo đường vang vọng lời ca.
Nhiều lớp giáo lý mở ra đều đồng.
Dự tòng theo học khá đông.
Hội đồng giáo xứ góp công đêm ngày.
Lê-gi-ô bắt tay nhau
Công trình truyền giáo, ngày ngày tiến lên.
Cha xây vững chắc móng nền
Tháp chuông duyên dáng vượt lên giáo đường.
Cung Thánh sáng đẹp như gương,
Nguy nga, tráng lệ, nghiêm trang, tân kỳ.
Hội trường rộng rãi, tiện nghi.
Hang đá Đức Mẹ uy nghi lạ thường.
Nhiệm mầu hấp dẫn người lương.
Đến đây cầu nguyện, dâng hương, thầm thì …
Ơn Cha muôn thưở còn ghi,
Tình Cha sống mãi kẻ đi, người về.
Chiều nay, sương xuống nặng nề.
Chúng con cảm thấy tái tê, lạnh lùng!
Cha ôi! Thương nhớ vô cùng
Cha đã khuất bóng muôn trùng xa khơi!
Nguyện xin Thiên Chúa nhậm lời,
Cho Cha sớm được về nơi phúc nhàn.
Để Cha triều kiến Thiên nhan,
Đời đời an hưởng vinh quang Nước Trời.
PHÊRÔ NGUYỄN TẤT QUẾ
Giáo Khóm Lê Bảo Tịnh ( Khổng Miếu) Hội An, ngày 5 tháng ò năm 2012.
TIN THÊM VỀ LỄ AN TÁNG LM PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO trên trang mạng Giáo phận Đà Nẵng.
http://giaophandanang.org/articles/view/thanh-le-an-tang-cha-phero-le-nhu-hao
HỘI AN 07. 02.2012.
LẠI THÊM MỘT VỊ VỀ QUÊ.
LINH MỤC GIUSE ĐỖ QUANG CHÍNH DÒNG TÊN
( 25-11- 1929 *** 05- 02 – 2012)
THĂM CHA LẦN CUỐI, THỦ ĐỨC, THÁNG 8 NĂM 2011.
VỀ NHÀ.
LỄ AN TÁNG LINH MỤC PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO
THỨ BẢY 04.02.2012.
THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẴNG.
Hầu hết các linh mục trong Giáo phận Đà Nẵng hiện diện trong thánh lễ an táng vào lúc 8 giớ sáng 04/02/2012.Tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đến từ nhiều giáo xừ như Trà Kiệu, Phú Thượng, Phú Hạ, Thuận Yên, Hội An…Sau thánh lễ một đòan hàng trăm xe gắn máy và gần 50 xe du lịch và xe búyt kéo dài hơn cả cây số theo hướng Hòa Cầm tiến về nghĩa trang linh mục xứ An Ngãi. Trời nắng ấm. Cờ màu tím phất phới. Người đông nghịt tiển đưa cố linh mục Phêrô Lê Như Hảo về lòng đất mẹ sau 87 năm làm người và 58 năm phục vụ Giáo Hội Chúa.
AN TÁNG TẠI NGHĨA TRANG LINH MỤC AN NGÃI.
RIP.
LỄ MẸ DÂNG CHÚA VÀO ĐỀN THÁNH
02/02/2012
CẢM TẠ HỒNG ÂN KIM CƯƠNG, NGỌC KHÁNH, KIM KHÁNH
CÁC NỮ TU DÒNG THÁNH PHAOLÔ THÀNH CHARTRES ĐÀ NẴNG.
Muôn đời con sẽ cảm tạ hồng ân
Trên mọi bước đường tay ngài đỡ nâng
Tình thương hải hà Chúa ấp ủ con…
Ôi! hạnh phúc vô biên
Hạnh phúc tràn lan
Ngày tháng qua đi dưới ánh mắt Ngài
Còn gì vui hơn được sống trong Ngài…
( Thơ và nhạc Nguyên Kha)
KIM CƯƠNG, NGỌC KHÁNH.
KIM KHÁNH KHẤN DÒNG.
Ảnh Lm JB Duy Lượng.
GIÁO XỨ HỘI AN KÍNH VIẾNG CHA PHÊRÔ.
Sau khi nhận được tin buồn cha Phêrô qua đời. Các tôn giáo bạn tại Hội An : Giáo Hội Cao Đài, Tịnh xá Ngọc Cẩm do Hòa Thượng Thích Giác Tràng và một phái đòan đông đảo chính quyền Tp Hội An cùng phường Cẩm Phô ra tận Đà nẵng chia buồn và kính viếng người đã chia vui, buồn với Tp nầy nhiều năm tháng. Riêng Giáo xứ Hội An nơi linh mục đã phục vụ gần 29 năm, vào thời điểm khó khăn hậu chiến càng yêu kính và biết ơn cha già.
GIÁO XỨ HỘI AN THƯƠNG NHỚ VÀ TRI ÂN CHA PHÊRÔ
17 GIỜ NGÀY THỨ 5 2/2/2012.
TIN BUỒN
LINH MỤC PHÊRÔ LÊ NHƯ HẢO QUA ĐỜI
22 GIỜ NGÀY THỨ 3 31/01/2012.
ĐỨC CHA F.X. NGUYỄN QUANG SÁCH TẠM BIỆT BẠN CỐ TRI
“NAY BẠN…MAI TÔI”
HÌNH ẢNH CUỐI CÙNG …
… TRƯỚC KHI CHUYỂN VỀ…NHÀ MỚI!
19 GIỜ 30 NGÀY THỨ 4 01/02/2012.
THAM DỰ ĐẠI HỘI SONG NGUYỀN IV
NGÂN KHÁNH CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN
HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1987-2012
CHỦ ĐỀ :
NGÂN KHÁNH BÊN MẸ. SONG NGUYỀN YÊU THƯƠNG.
TẠI LINH ĐỊA LA VANG 30,31-01.2012 /01.02.2012.
LINH MỤC SÁNG LẬP CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN HÔN NHÂN
PHÊRÔ CHU QUANG MINH SJ.
THÁNH LỄ KHAI MẠC.
CÓ MẸ MARIA LA VANG ĐỒNG HÀNH.
ĐÒAN GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM.
YOU TUBE :
http://www.youtube.com/watch?v=e8Lf2WBcTEs&feature=youtu.be
ĐẦU NĂM MỚI NHÂM THÌN…
XIN THÒ TAY NGỌC…
XIN THỌC TAY VÀNG…MỞ HÀNG…
CHO MỘT CÔNG TRÌNH CHUẨN BỊ
CÁC NGÀY KỶ NIỆM RẤT QUAN TRỌNG
CỦA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG
VÀ GIÁO HỘI VIỆT NAM.
Linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng.
2 Nguyễn Trường Tộ
Thành phố Hội An.
Kính gửi : Quý vị Ân Nhân xa , gần.
Hội An, ngày 28 tháng 01 năm 2012.
Thưa quý vị.
Thành phố Hội An là di sản văn hóa thế giới. Ngày nay, du khách năm châu nườm nượp đến phố cổ nầy.
( ĐÃ CHUYỂN LÊN TRANG ĐẦU)
HỘI AN, NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2012.
Cư dân mạng Internet gửi cách Đốt Pháo Mừng Xuân khá “ngộ “
XIN CLICK VÀO ĐÂY và chích vào từng trái bong bóng
http://www.icq.com/img/friendship/static/card_16961_rs.swf
KỶ NIỆM TIN MỪNG ĐÊN CỬA HÀN và HỘI AN
18- 01 – 1615 – 18-01-2015
CÙ LAO CHÀM. NGUỒN INTERNET.
LM PHAOLÔ MARIA TRẦN QUÓC VIỆT ĐƯỢC
BỔ NHIỆM TỔNG ĐẠI DIÊN GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
XEM KỊCH BẢN TIN MỪNG ĐẾN ĐẾN ĐÀNG TRONG.
( Viết tại Giáo xứ Thanh Bình 2003 )
XEM YOU TUBE TẠI ĐỊA CHỈ:
http://www.youtube.com/watch?v=O89TRtBc7Oc&feature=youtu.be
HỘI AN, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2012.
MỜI XEM ĐÊM CANH THỨC
VÀ MỪNG ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 24, 25/12. 2011
TẠI GIÁO XỨ HỘI AN.
Mùa đông năm nay tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An mưa gió tơi bời. Mãi đến tối 23 trời vẫn còn mưa rã rích…Sẽ là một Đại lễ Giáng Sinh buồn? Làm lễ ngòai trời hay rút vào nhà thờ, ban đại diện băn khoăn. Riêng cha quản xứ là một kẻ “cứng đầu”. Cứ dâng lễ ngòai trời. Dĩ nhiên phải lo tính tình trạng xấu nhất…là mưa gió bằng cách tạo thêm những mái che …cha còn nhắc “ai thiếu đức tin thì đem dù và áo mưa tiện lợi theo”. Riêng cha xứ cứ tin “mù quáng” rằng: sau ngay Đông chí, trời sẽ lạnh hơn, ít mưa hơn, Hội An mình xa các vùng núi nên mây không tụ nhiều và nếu có mưa vào lúc tối thì mưa cũng sẽ nhẹ hơn “thơ mộng hơn” và cũng chỉ thóang qua. Nhưng ai mà dự báo thời tiết cho chính xác được kể cả đài khí tượng các quốc gia tiên tiến. Họ đã chẳng bảo nhau: khi nào Đài khí tượng báo “trời nắng” thì nhớ mang dù theo. Bó tay…với ông cha nầy. Bên ngòai cha có vẻ “cương quyết” nhưng bên trong cũng “bụng đánh lô tô”…Chuyện dự báo thời tiết mưa gió dạo nầy …xem ra chỉ có Chúa biết… nhưng không lẻ Chúa lại “không thương” đòan con vất vả cả tháng nay. Năm mùa Giáng Sinh đã qua tại Hội An, cũng có mưa lắc rắc đôi lần nhưng vượt qua được mà… ” Vậy cứ an tâm đừng sợ”…vì “quá khứ bảo đảm…cho tương lai”! Cha chỉ nhắc mình là đừng có hát cái câu “quan trọng kia” vào đêm Giáng Sinh.
Số là tại thành phố Đà Nẵng cách đây vài năm, đêm Giáng sinh tuyệt vời, trang trí thật hòanh tráng, đèn chớp lấp la lấp lánh, giáo dân đông nghịt…linh mục quản xứ NH lúc ấy rất phấn khởi và cao hứng mở màn đêm Canh thức bằng cách hô vang: Trời cao hãy đổ sương xuống và ngàn mây hãy MƯA…Đấng Cứu đời”. Trời không phụ ý nguyện thiết tha của cha nên “rầm rầm ràm rầm”, mưa tuôn xối xả, báo hại bà con chạy núp không kịp mà cũng chẳng có chổ nào mà núp…Không biết sau đó thế nào, hình như cha con đành rút vào nhà thờ “cố thủ”. Ha ha. Tôi khuyên các cha đừng “có dại…mà cương ẩu”!
Có lẻ nhờ bà con giáo dân cầu nguyện liên lĩ và nhờ cái đức tin nhỏ bằng hạt “electron” của cha xứ mà Chúa “lòng lành thương xót” sau ba đêm 24,25,26 tháng 12 trời im mát, hanh khô, giáo xứ Hội An hòan thành “tốt đẹp” chương trình mừng Đại lễ Giáng Sinh tại phố cổ Faifoo và Phước Kiều, qua đêm thứ tư và kế tiếp thì xin nhường lại cho “gió mưa mưa gió”. Tạ on Chúa! Deo gratias!
…..
Nói xa nói gần không qua nói thiệt…là có nhiều “cư dân mạng” yêu cầu: ” năm ngóai cha “post You tube” Đại lễ Giáng Sinh Hội An cho xem…xin cha tiếp tục công việc ấy năm nay”. Khổ nổi, năm ngóai tôi nhờ chuyên viên, năm nay chuyên viên ở mãi tận…ngòai Huế. Thôi thì cũng ráng học cách “cắt, cut, cúp, cụp,chép, gửi…”. Dân điện ảnh mà…khốn nổi hồi học năm thứ nhất Điện ảnh Đại học Minh Đức chưa được một năm thì “được giải phóng” phải bỏ học. Với lại thời đó học làm phim nhựa…kỷ thuật quả là qúa cổ lổ sĩ so với thời đai kỷ thuật số.
Sẽ có hai mục như năm rồi :
A. CANH THỨC GIÁNG SINH VÀ LỄ ĐÊM 24 THÁNG 12.
http://www.youtube.com/watch?v=KXDjqcdj0qI&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=szzuuEhxR_Q&feature=youtu.be
http://www.youtube.com/watch?v=tzLY-oigeyw&feature=youtu.be
http://www.youtube.com/watch?v=FJqhCTbtdnw&feature=youtu.be
http://www.youtube.com/watch?v=b21bT4I14xE&feature=youtu.be
http://www.youtube.com/watch?v=WUEqwIdju8U&feature=youtu.be
http://www.youtube.com/watch?v=596t6zt8ZNc&feature=youtu.be
B. VUI MỪNG LỄ GIÁNG SINH ĐÊM 25 THÁNG 12. ( MỘT SÔTIẾT MỤC)
http://www.youtube.com/watch?v=mliTQGoFmgc&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=Hun27KHRVHs
http://www.youtube.com/watch?v=yUJxY7_nylo&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=3tBuwskiOz8&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=IrNvQyV7g-A&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=rWtdiuJm9tg&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=HHJh7xgXa3U&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=hkLOqqvp-k8&feature=mfu_in_order&list=UL
http://www.youtube.com/watch?v=yUJxY7_nylo&feature=mfu_in_order&list=UL
HÔI AN 12 THÁNG 01 NĂM 2012
KHOẢNH KHẮC 10 NĂM
GIỖ LẦN THỨ 10 LM THI SĨ PHANXICÔ XAVIÊ
NGUYỄN XUÂN VĂN tức VĂN THAO.
(10.01.2002- 10.01.2012)
CON CHÁU RẤT THƯƠNG NHỚ CHA .
NHÀ THỜ TUY HÒA MÙA HÈ 1969.
PHOTO TRƯỜNG THĂNG.
GIỚI THIỆU BÀI VIẾT: THI HÀO NGUYỄN XUÂN VĂN, MỘT NHÀ THƠ LỤC BÁT CHUẨN MỰC CỦA BÁC SĨ VÀ NHÀ THƠ ĐOÀN XUÂN DŨNG Xem mục VĂN THAO trong antontruongthang blog .
HẠNH PHÚC NƠI TRỜI XUÂN VĨNH CỬU
XIN CHA ĐỘ TRÌ ĐOÀN CON CHÁU XA QUÊ.
( XUÂN MẬU THÂN 1968 TẠI PHƯỚC THÀNH
HÒA KHÁNH, ĐÀ NẴNG. PHOTO TRƯỜNG THĂNG.)
HỘI AN THỨ BA 10-01-2011.
TỪ LÀNG HOA VỀ THIÊN ĐÀNG.
HOA NÔNG ẤP TRỤ SỞ THẦY GIẢNG NĂM 1644
CỦA LM ALEXANDRE DE RHODES
Qua các trang tài liệu, linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng truy tìm trụ sở Hội thầy giảng của linh mục Alexandre de Rhodes vào năm 1644, năm thầy giảng Anrê Ranran ( Phú Yên) , 19 tuổi bị bắt và dâng lễ tế đầu mùa lên Thiên Chúa của Giáo Hội Đàng Trong (và Việt Nam).
Xem loạt 4 bài về làng HOA NÔNG nơi mục ANRÊ PHÚ
YÊN trong antontruongthang Blog..
HỘI AN NGÀY 9 THÁNG 01 NĂM 2012.
NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI
NGÀY ĐẠI LỄ ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA.
Trích Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
nhân Ngày Hòa bình Thế giới
1-1-2012
Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình
5. Tuy nhiên, hòa bình không chỉ là một ơn ban để đón nhận, nhưng còn là một công trình phải dựng xây. Để thực sự trở thành những người xây dựng hòa bình, chúng ta phải tự giáo dục mình về lòng trắc ẩn, tình liên đới, sự hợp tác, tình huynh đệ, phải tích cực hoạt động trong cộng đoàn và chuyên lo thức tỉnh lương tâm con người về các vấn đề quốc gia và quốc tế, về tầm quan trọng của việc tìm kiếm phương thức thích hợp để tái phân phối của cải, để thúc đẩy tăng trưởng, hợp tác phát triển và giải quyết các xung đột. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”, Chúa Giêsu đã nói như thế trong Bài giảng trên Núi (Mt 5,9).
6. Các bạn trẻ thân mến, các bạn là món quà quý giá cho xã hội. Đối mặt với những khó khăn, các bạn đừng để mình bị nản chí và đừng chiều theo các giải pháp sai lầm, vốn thường tự cho là cách dễ nhất để giải quyết các vấn đề. Đừng ngại dấn thân, đương đầu với nỗ lực và hy sinh, đừng ngại chọn những con đường đòi phải trung thành và kiên trì, khiêm tốn và tận tụy. Hãy cứ vui sống tuổi thanh xuân với những ước muốn sâu xa về hạnh phúc, vẻ đẹp, và tình yêu chân thực mà các bạn cảm nghiệm! Hãy sống hết mình giai đoạn rất phong phú và đầy hứng khởi này của cuộc sống.
Hãy ý thức rằng chính các bạn là tấm gương khích lệ người lớn. Các bạn càng cố gắng thắng được những bất công và tham nhũng, càng mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn và dấn thân xây dựng tương lai ấy, các bạn càng thực sự trở thành tấm gương cho họ. Hãy ý thức tiềm năng của các bạn và đừng bao giờ thu mình lại, nhưng hãy biết hành động vì một tương lai tươi sáng hơn cho mọi người. Các bạn không bao giờ đơn độc. Giáo Hội tin tưởng các bạn, dõi theo các bạn, khích lệ các bạn và muốn hiến tặng các bạn điều quý giá nhất của mình: khả năng hướng nhìn lên Thiên Chúa, để gặp Chúa Giêsu Kitô, Đấng là công lý và hòa bình.
(http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20111217/13950 Bản dịch Đức Thành )
VUI XUÂN KHÔNG QUÊN ĐI LỄ
ĐOÀN NỮ SINH MÊHICÔ XÔNG ĐẤT NHÀ THỜ HỘI AN NĂM MỚ I 2012.
HỘI AN 01 THÁNG 01 NĂM 2012.
GIÁO XỨ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU, HỘI AN VÀ LINH MỤC QUẢN XỨ ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG KÍNH CHÚC QUÝ ĐỘC GIẢ MỘT MÙA GIÁNG SINH THÁNH THIỆN VÀ NĂM MỚI BÌNH AN.
THE SACRED HEART OF JESUS CATHOLIC CHURCH OF HOI AN
AND THE PASTOR ANTHONY NGUYEN TRUONG THANG WISH YOU
A HOLY CHRISTMAS AND A HAPPY HAPPY NEW YEAR 2012.
UNE SAINTE FETE DE NOEL ET UNE BONNE ANNEE 2011
Trả lời