CHO VINH DANH THIÊN CHÚA HƠN.
AD MAJOREM DEI GLORIAM.
CUỘC PHIÊU LƯU CỦA MỘT CHÀNG TRAI MANG TÊN PHANXICÔ XAVIÊ THẾ KỶ 16.
CÁCH RIÊNG TẠI NHẬT BẢN 1549 – 1552.
ẢNH HƯỞNG TẠI VIỆT NAM.
Phanxicô Xaviê, sinh tại lâu đài Xaviê, xứ Navarre, Tây Ban Nha, ngày 7 tháng 4 năm 1506 , trong một gia đình danh giá.
Tên chàng ngày nay được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Sam Fransisku Xavier hoặc Sanv Fransisk Xavier trong tiếng Konkan, San Frantzisko Xabierkoa trong tiếng Basque, San Francisco Javier trong tiếng Tây Ban Nha, Saint Francois Savier, tiếng Pháp, Saint Francis Xavier, tiếng Anh, São Francisco Xavier trong tiếng Bồ Đào Nha, 성자 프란체스코 사비에르 trongtiếng Triều Tiên, フランシスコ・ザビエル trong tiếng Nhật Bản, 聖方濟沙勿略 trong tiếng Trung Quốc, và Franciscus Xaverius trong tiếng Latinh. Từ năm 1904, thánh Giáo hoàng Pi ô 10 , thuộc Giáo hội công giáo tuyên phong làm “Thánh bổn mạng các xứ truyền giáo” đặc biệt ở Á Châu.
Năm 19 tuổi được gửi sang Đại học Paris và tám năm sau tốt nghiệp, trở thánh giáo sư danh tiếng, lòng tràn ngập giấc mơ danh vọng, giàu sang, hưởng thụ thế tục. Nhưng có anh chàng đồng hương là Inhaxiô Loyola, lớn tuổi hơn, người đã từng trãi qua giấc mộng đó, nay giác ngộ nhắc nhỡ: Ðược lời lãi cả và thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì ?”.
Cuối cùng Phanxicô đã bị Lời Chúa đánh gục. Nhóm 8 người bạn quyết dứt bỏ thế trần để phục vụ Giáo hội công giào “Ad maiorem Dei gloriam Cho danh Thiên Chúa được cả sáng hơn và mưu ich cho các linh hồn..Năm 1539, Ðức Thánh Cha Phaolô III và nhà vua Bồ Đào Nha, đang có đặc ân bảo trợ (jus Patronatus) sai chàng sang Á Châu truyền giáo. Năm ấy vừa tròn 35 tuổi.
Xuống tàu tháng 04.1541, tại Lisbon và mãi 14 tháng sau, sau khi vòng quanh Mũi Hảo Vọng (cape Hope) tàu mới đến Goa, Ấn Độ.
Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) chàng đã đi cả trăm ngàn cây số.
Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó, đến Indonésia, cùng anh em trong dòng Tên đã đem Tin mừng Chúa Giêsu cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng các cộng đoàn tín hữu khắp nơi.
ĐEM TIN MỪNG ĐẾN NHẬT BẢN.
Nghe Anjiro, một samurai Nhật Bản, can tội giết người, trốn chạy sang Indonesia, mô tả về đất nước Thái Dương Thần nữ, nước Phù Tang của mình, Phanxicô quyết tâm lên đường.
Trên một tàu buôn Trung Hoa mỏng manh mang tên Ladrão, Hải Tặc, sau những trận bào sớm trên Biển Đông và Trung Hoa ngày 15 tháng 8 năm 1549, tàu đến Kagoshima, Nhật Bản. Chắc chắn tàu đã ghé Cù lao Chàm (Campello) ngoài khơi Faifo (Hội An) để được cung cấp lương thực, chất đốt và nước uống. Năm đấu tiên, chàng bắt đầu làm quen với các lãnh chúa, các nhà sư và tích cực học tiếng Nhật, dịch Kinh Tin Kính sang tiếng Nhật và những bản trình bày ngắn để biện luận và dạy giáo lý. Nhật Bản lúc đó tuy có Thiên Hoàng nhưng chỉ có vị như vua Lê ở Việt Nam, quyền bính trong tay 12 lãnh chúa, nắm quyền sinh sát và luôn gây chiến với nhau. Thần đạo là tôn giáo chính thức nhưng không đồng nhất về giáo lý. Có lãnh chúa có cảm tình, có nhóm tôn giáo ủng hộ, ngược lại cũng không thiếu sự chống đối. Làm việc trong môi trường như vậy không dễ dàng chút nào, nhưng Phanxicô đã tạo được các nhóm hạt nhân đức tin tại đất nước Phù Tang. Chỉ trong vòng 2 năm, đức tin công giáo đã được nhiều người Nhật chấp nhận tuy còn nhiều khuyết điểm. Không có người thông hiểu tiếng Nhật nên tín hữu giáo lý còn lờ mờ, xữ dụng tiếng Nhật để dịch các từ công giáo gây ra lầm lẫn kể cả bậy bạ. Chẳng hạn dùng từ Dainichi để chỉ Thiên Chúa. Chữ Đại Phật, theo Tông phái Shingon chỉ một vị Phật như các vị bồ tát, khác hẵn ý niệm Thiên Chúa. Từ này còn hàm ý tục tỉu, vấn đề càng tồi tệ. Phanxicô đổi sang dùng từ Deus (Thiên Chúa) tiếng Latinh Deusu,( như chữ Chúa Dêu lúc đầu tại Việt Nam) nhưng những người chống đạo mới nhập này cho Deusu tức là dai-usu, sự lừa dối vĩ đại. Phải 5 năm sau, việc xử dụng từ ngữ mới ổn định.
Sau hai năm làm việc tại Nhật Bản, đầu năm 1552, Phanxicô trở về thành Goa giao giáo đoàn non trẻ cho linh mục Cosme de Torresand và thầy Juan Fernandez Cosme với khoảng 800 giáo dân tản mác.
Nghe nói về một đế quốc vĩ đại mang tên Trung Quốc, Phanxicô truyền đạo, đã đến đảo Thượng Xuyên, ngay cửa khẩu Quảng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây, ngài ngã bệnh và qua đời trong một chòi tranh, chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.
Thánh Phanxicô Xaviê qua đời ngày 3.12.1552, được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV phong thánh cùng với thánh Ignatiô vào năm 1622 và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Riêng tại Nhật Bản.
Hai mươi năm sau cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người.
Vào năm bách hại toàn diện 1614, Giáo hội Nhật Bản đã lên đến con số 700.000. Sau 200 năm bách hại liên tiếp sau đó, không linh mục chăm sóc, giáo dân Nhật Bản vẫn âm thầm giữ đạo cho đến khi Nhật Bản bị tiếng đại bác của đô đốc Peary, Hoa Kỳ cảnh tỉnh và cho phép mở cửa và tự do tôn giáo. Các thừa sai Paris trở lại vào thế kỹ 19, vẫn tìm thấy những cộng đồng công giáo nhỏ bé tại gia.
Tất cả phải bắt đầu lại.
GIÁO HỘI ĐAU THƯƠNG NHẬT BẢN VÀ CƠ MAY CHO GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.
Công cuộc đặt nền móng của thánh Phanxicô Xaviê tại Nhật Bản thời gian sau lại đóng góp nhiều trong việc hình thành Giáo hội công giáo Việt Nam. Cái “rủi” của Giáo hội Nhật Bản thành cơ may cho Giáo hội non trẻ Việt Nam. Khi các nhà truyền giáo Dòng Tên vào năm 1614, bị trục xuất khỏi Nhật Bản về nhà dòng tại Macau, chờ đợi trong vô vọng thì Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phép người Bồ, người Nhật đến Hội An buôn bán và giữ phong tục, tôn giáo của mình. Nhiều giáo dân Nhật đã tận dụng cơ hội này đến buôn bán và giữ đạo. Sau đó họ cưới vợ Việt, con cái lần lượt sinh ra. Do không hưởng được các ân huệ trong đạo, họ cầu cứu các linh mục, tu sĩ trước đây biết tiếng Nhật, sang giúp đỡ. Ngày 18 tháng 1 năm 1615, linh mục Francesco Buzomi, Diego Carvahlo và ba thầy trợ sĩ cập bến Cửa Hàn (Touron) và sau đó đến Hội An khởi sự cho việc đặt nền móng xây dựng Giáo Hội Việt Nam.
Kinh nghiệm tại Nhật Bản vào lúc khởi đầu của thánh Phanxicô Xaviê và các vị kế nhiệm tại Nhật Bản được áp dụng tại Việt Nam.
Thứ nhất về việc tôn trọng những giá trị tốt đẹp truyền thống của người bản địa, nhà truyền giáo phải phát huy và thích nghi. Thi ca, âm nhạc, tang chế, lễ nghi hôn nhân, kinh nguyện ngân nga, mừng ngày Tết v.v. được áp dụng khiến mọi người hài lóng.
Phải học ngôn ngữ dân tộc bản địa thông thạo, từ đó chữ quốc ngữ theo kinh nghiệm chữ Romaji, tiếng Nhật viết theo mẫu tự La Tinh, được hình thành tại Việt Nam. Sau một thời gian ngắn tìm tòi, học hỏi các linh mục như Francisco Pina, Alexandre de Rhodes đã ghi dấu ấn không phai mờ việc hoàn thành ghi âm chữ quốc ngữ. Từ điển và sách giáo lý công giáo đã được in ấn tại Roma năm 1651.Hoàn cảnh lịch sử sau đó giúp thứ chữ lưu hành trong “nhà đạo” trở thành chữ viết phổ thông.
Hôm nay, 3 tháng 12 năm 2016, Giáo hội công giáo toàn cầu mừng lễ thánh Phanxicô Xaviê. Chúng ta hãy biết ơn Ngài và xin Ngài phù hộ các Hội thánh công giáo Á Châu.
Linh mục AnTôn xin mọi người cầu nguyện cho những người mang quan thầy Phanxicô Xaviê rất đông đảo trên thế giới còn sống như Đức tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Huế, cha cưu tổng đại diện F.X Đăng Đình Canh, Đà Nẳng.
Thương nhớ thân phụ F.X. Nguyễn Đức Mân
Linh mục nghĩa phụ F.X. Nguyễn Xuân Văn.
Đức Giám mục F.X Nguyễn Quang Sách (em họ).
Em thiêng liêng linh mục F.X. Hồ Quang Liêm…
Và Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận….
AN NGÃI NGÀY 3 THÁNG 12 NĂM 2016.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.





Bình luận
