RẮC RỐI LỊCH SỬ LÀ PHẢI
VÌ CÁC CHUYÊN VIÊN KHÔNG ĐỒNG Ý QUAN ĐIỂM VỚI NHAU
Sau mấy ngày tìm hiểu Lịch sử Chămpa vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 11.
Vừa thấy rõ ràng mà cũng không rõ ràng; rõ ràng là nước Lâm Ấp được thành lập từ cuối thế kỷ thứ 2, và bị Đại Việt tàn phá Kinh Đô nước này vào thế kỷ thứ 10, đó là một giai đoạn Lịch Sử rất rõ ràng, nhưng đi vào chi tiết thì các ý kiến lại không đồng nhất với nhau.
Chỉ biết rằng Thánh Địa Mỹ Sơn đã được đánh giá rất cao với nền văn minh vật thể, là các đền Tháp và Điêu Khắc, nền văn minh phi vật thể là Văn Tự và Bia Ký. Nhờ đó Thánh Địa Mỹ Sơn mới hình thành Lịch Sử rõ ràng hơn.
Nhưng một Thánh Địa tầm cỡ Mỹ Sơn mà không có một khối nhân sự khổng lồ hỗ trợ bên cạnh thì không ổn. May mà các nhà Khảo Cổ chứng minh qua các cuộc khai quật Lịch Sử 1927-1928 phát hiện rất nhiều móng tháp và hiện vật tuyệt đẹp đang được trưng bày ở Bào Tàng Chăm Đà Nẵng và các Bảo Tàng trên Thế Giới tại cổ thành. Simhapura, nay là Trà Kiệu.
Bộ sưu tập hiện vật tại chỗ do Linh Mục Anton Trường Thăng với đủ thể loại: đá, gốm, vàng, sứ,…cho thấy thời đại hoàng kim của nền Văn Minh và Văn Hoá Chămpa thời Trung Cổ có lẽ, sau những trận đánh phá Kinh Đô này của Tướng Đàn Hoà Chi vào thế kỷ thứ 5, và Tướng Lưu Phương thế kỷ thứ 7 đã đặt dấu chấm dứt cho giai đoạn vàng son này. Sau đó, không thấy ai đề cập đến Simhapura nữa, mà khi Lê Hoàng thế kỷ thứ 10 của Đại Việt tấn công vương quốc Chămpa chỉ nghe nói đến Indrapura. Lúc bây giờ được gọi là Phật Thệ. Vương Quốc Chămpa đã chuyển sang Phật giáo (Phật viện Đồng Dương) và bỏ quên tôn giáo cổ truyền của họ là Đạo Siva, Bà La Môn Giáo, Vichnou của Trà Kiệu Simhapura và Mỹ Sơn.
Bộ sưu tập lưu kí Chămpa, Simhapura Tra Kieu, không đề cập đến Lịch Sử nhưng cũng cung cấp thêm tư liệu, để giải mã giai đoạn Lịch Sử cam go này của Vương Quốc Chămpa
Cuốn sách Lưu kí Chămpa vì thế cũng có nhiều giá trị độc đáo của nó.
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG 29/07/2017
LINH MỤC ANTON TRƯỜNG THĂNG



