VĂN BIA C. 215 TRÀ KIỆU – CHIÊM SƠN.
Trong những tháng năm sống và làm việc tại Giáo xứ Trà Kiệu, từ năm 1975 đến cuối năm 1989, linh mục Antôn đã sưu tập được một số hiện vật của cổ thành Simhapura Trà Kiệu. Thành phố nầy cho đến nay chỉ được khai quật chủ yếu ở làng Trà Kiệu Thượng từ thời Jean Yves Claeys 1927 – 1928 hay các nhóm Tiến sĩ Yan C. Glover, M. Yamagata 1995. Thật ra quy mô của thành phố nầy rộng hơn nhiều. Về phía Nam giáp các dãy đồi ranh giới giữa huyện Quế Sơn và Duy Xuyên. Giáo sư Trần Quốc Vượng vào thập niên 1980 đã phát hiện những đoạn đê ở thôn 1 Duy Trung (thôn Cẩm Thành) hay thôn 3 Duy Sơn mà ông cho là những con đập giữ nước cung cấp cho đế đô nầy.
Về phía Tây, thành đô kéo dài qua các thôn Chiêm Sơn xã Duy Trinh rồi tiếp tục theo lòng hồ Vĩnh Trinh đến Thánh địa Mỹ Sơn.
ẢNH VỆ TINH WIKIMAPIA CHO THẤY
NHỮNG VỆT XANH NHÂN TẠO
VỦNG CHIÊM SƠN. GẦN ĐẬP VĨNH TRINH.
Những dấu vết Champa khu vực nầy vẫn còn đó qua văn bia gọi là Hon Cuc thời Henri Parmentier, các cột trụ đá ong lăn lóc gợi lên một hội trường to lớn kiểu Tháp Bà Nha Trang. Ngày nay, qua hình ảnh vệ tinh cũng có thể thấy rất rõ một di tích quan trọng Champa ở thôn nầy. Rất tiếc chưa thấy có công trình khảo cổ nghiêm túc nào được báo cáo.
Vào những năm “phong trào đãi vàng” rầm rộ trong vùng, vào thập niên 1980, linh mục Antôn đã thu thập được một số hiện vật rất đẹp. Trước hết là đồng dinah của triều đại Abbasside thế kỷ 10; mấy đồ sứ thế kỷ 11 Nam Tống của Trung Hoa; một vài mảnh thủy tinh nhỏ màu , kể cả mạ vàng; một phù điêu khắc chạm cả hai mặt hình sư tử tinh xảo, tuyệt đẹp. Phải kể đến trụ đế khổ lớn 4 mặt chạm hình voi trước đặt ở Hợp tác xã Nông nghiệp xã Duy Trinh, nay không rõ ở đâu.
DINAH SIMHAPURA.
HAI MẶT CỦA MỘT BỨC CHẠM.
Quý nhất và lạ nhất là một văn bia hai mặt tuy bể nát phần trước, phía sau có những hàng chữ Phạn sancrit rất rõ và đều đặn.
Những năm đầu, linh mục đã nhờ nhiều người xem và dịch với hy vọng đây là một văn bia Champa “sớm” thay vì muộn để có thể chứng minh cho giả thuyết ấp ủ riêng mình là Simhapura vùng Chiêm Sơn có niên đại sớm hơn vùng Trà Kiệu Thượng. Lý do là ngày xưa sông Thu Bồn áp sát và lượn vòng quanh vùng nầy trước khi những biến động dòng chảy đẩy nó ra xa, bồi lấp bến cảng, lúc ấy buộc lòng các vua Champa phải lùi xuống, xây dựng kinh thành mới tại Trà Kiệu. Điều nầy sẽ giúp cho giả thuyết, vào những thế kỷ đầu các thuyền bè tiếp cận bến Chiêm Sơn, gần ngôi nhà hội to lớn kia để rồi đi thuyền hoặc bộ, qua voi ngưa, theo thung lũng Vĩnh Trinh ( nay là đập nước) tiến về Mỹ Sơn thay vì con đường vòng vèo qua La Tháp, Kiểm Lâm … hiện nay.
Sau nầy, hiện vật có khắc chữ tại Nhà thờ Trà Kiệu , tìm thấy tại Chiêm Sơn được các chuyên viên Champa đánh số Văn bia C.215, nhiều người như Trần Kỳ Phương… 1991, W.A. Southworth,1993, Marie-Christine Duflos, V. Crombé, Anne-Valérie Schweyer , 2003, Nguyễn Thành Thống quan tâm nghiên cứu. Theo anh Thống, đây là ngôn ngữ Chăm Cổ .
MẶT SAU. ÃNH TRƯỜNG THĂNG.
MẶT TRƯỚC. NGUỒN EFEO.
BẢNG RẬP KỶ THUẬT. NGUỒN EFEO.
Gần đây, lang thang trên mạng, linh mục gặp bài viết đặt biệt tóm tắt các thông tin về văn bia.
Xem :
http://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0215.html
Văn bản được Arlo Griffiths chuyển tự (transliteration) như sau:
o[m̐] nama śivāya
Hàng (1) {xxxxxx} yām̃ pom̃ ku śrī śrīndraviṣṇukīrtti vīrabhadravarmmade-
Hàng (2) [va] {xxxx}(r)mma pūra urām̃ ṅauk· glauṅ· vijaya pu pom̃ ku nan· ticauvv· yām̃
Hàng (3) [pom̃ ku śrī] (ja)ya siṅhavarmmadeva ticauvv· pu pom̃ vyā parameśvarī pu pom̃ ku
Hàng (4) kumman· yām̃ pom̃ ku śrī braṣu indravarmmadeva paramotbhava di yām̃ pu śrī
Hàng (5) rājaparamātmaja yām̃ pu yuvarāja yām̃ pom̃ ku śrī śrīndraviṣṇukīrtti vīra-
Hàng (6) bhadravarmmadeva pu pom̃ ku śivabhaktātireka tadyom̃ di dharmmopapāti jan·
Hàng (7) samastapunyadharmma makapun· (th)al(y)a (th)am̃krammasatā(ka) dhūppa vada kā(la) {1}
(8)
Bản dịch (traduction) :
Tiếng Anh :
Om. Homage to Śiva! … Y.P.K. Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva … [who hails from] the capital, man Ṅauk Glauṅ Vijaya. That P.P.K. was the grandson of Y.P.K. Śrī Jaya Siṁhavarmadeva, the grandson of P.P.V. Parameśvarī P.P.K, the nephew of Y.P.K. Śrī Vṛṣu Indravarmadeva, of supreme birth among the illustrious lords supreme princes. [He was] milord the heir apparent. Y.P.K. Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva P.P.K., of unsurpassed devotion to Śiva, faithful to the production of dharma, carried out all meritorious gifts (dharma), such as: … incense …
Tiếng Việt :
OM
CHÚC TỤNG SIVA!
Ngài đáng kính Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva …. (người chúc tụng từ) thủ đô, hoàng tử Ṅauk Glauṅ Vijaya. Vị tôn kính nầy là cháu nội của Đức vua Śrī Jaya Siṁhavarmadeva, cháu nội của Hoàng hậu Parameśvarī, chàu trai của Đức vua . Śrī Vṛṣu Indravarmadeva hậu duệ cao quí của những vương công danh giá cao trọng (ngài là) hoàng thái tử quí tộc. Ngài đáng kính Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva, người sùng bái vượt bực Siva, người tin tưởng sự sản sinh của Pháp (dharma) , người thực hiện mọi Pháp xứng đáng, như… hương…
Theo các chuyên viên, bia C.125 Chiêm Sơn nầy về hình dáng, rất giống với bia Yang Mun C.42. Louis Finot còn gọi là Văn khắc Cheo Reo ( Inscription de Cheo Reo). Không hiểu vì sao mà bia C. 42 lại xuất hiện ở Bảo tàng Mỹ Thuật (Museum of Fine Art) ở Boston, Hoa Kỳ vào năm 1986 ?!
Bia C.215 về nội dung có thể được xem như phần đầu của bia Chiêm Sơn C,161, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng. Có điều là chữ của hai bia nầy không cùng khổ với nhau nên giả thuyết chưa được chấp nhận. Bia C.161 được khắc vào Saka 1365 tức năm 1443/4 Dương lịch.
VĂN BIA C.161 CHIÊM SƠN. NGUỒN EFEO.
Xem : http://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0161.html
Đọc xong các thông tin, linh mục Antôn cảm thấy hơi hụt hẫng : bia thế kỷ 15, muộn quá!
Theo lịch sử thì người Chăm đã rời vùng kinh đô vùng Amaravati từ thế kỷ 12 sau cuộc chiến Chiêm , Việt, Chân Lạp mà các văn bia lại vào thế kỷ 15. Không lẽ kinh đô vùng Chiêm Sơn lại được xây dựng muộn thế sao?
Khi nghĩ lại, hai văn bia hiện diện nơi đây vào những thời kỳ khác nhau, không dính dáng gì với niên đại xây dựng kinh đô xưa. Mấy dòng chữ trong văn bia Trà Kiệu – Chiêm Sơn C.161 hô hào trung thành với thần Siva của tiên tổ, có thể hiểu việc nầy do dân chúng lơ là việc thờ phụng, nên một khi hòa bình tái lập vua, quan đã yêu cầu thần dân quay về với thần Siva và hành hương thánh địa Mỹ Sơn. Như thời xa xưa, thuyền bè tiếp tục cập bến Chiêm Sơn, dừng lại tại Mandapa (nhà dài) chuẩn bị hành lý và đoàn người tiến về Mỹ Sơn.
Văn bia C.215 Trà Kiệu – Chiêm Sơn cũng có nói đến một “ hoàng tử Ṅauk Glauṅ Vijaya. “Vị tôn kính nầy là cháu nội của Đức vua Śrī Jaya Siṁhavarmadeva” , từ Vijaya kia gợi đến Kinh đô Đồ Bàn. Phải chăng từ Kinh đô mới Vijaya, các vị trở về trùng tu các di tích thờ phượng thần Siva của tổ tiên.
Thành vẫn xưa con đó chỉ có bia là mới.
Ý tưởng nầy “yên ủi” linh mục Antôn.
Sau nầy, đương sự tình cờ đọc thấy trên Internet bài viết: Chiêm Sơn Tây Và Những Điều Chưa Khám Phá của tác giả Thân Vĩnh Lộc (Trung tâm Bảo tồn DS- DT Quảng Nam), giúp hiểu thêm ngôi nhà dài (mandapa) Chiêm Sơn.
https://www.connect.facebook.com/media/set/?set=a.10151727562113399.1073741973.245177003398&type=1
Như vậy câu chuyện về Chiêm Sơn Tây bắt đầu nóng lên, gây hứng thú cho giới nghiên cứu.
Kính mới các vị lên đường.
Một chuyến đi từ Chiêm Sơn Tây bằng thuyền trong lòng hồ Vĩnh Trinh hoang sơ, thơ mộng , kế leo lên những đồi tùng Dương Thông, rồi đổ bộ trực tiếp xuống thung lũng Mỹ Sơn mà linh mục Antôn đã từng đi, dù với phương tiện rất thô sơ là một chiếc ghe nan, chèo bởi hai đệ tử làng Chiêm Sơn, thú vị gấp trăm lần ngồi ô tô máy lạnh trên con đường Kiểm Lâm, Mỹ Sơn hiện nay.
Mong các công ty Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng nghiên cứu con đường lịch sử nầy, góp phần giữ chân du khách trong và ngoài nước dừng lại khám phá Simhapura và Mỹ Sơn, Duy Xuyên lâu hơn./.
XIN ĐỀ XUẤT CON ĐƯỜNG DI SẢN
TRÀ KIỆU, CHIÊM SƠN TÂY, VĨNH TRINH, MỸ SƠN.
BVUTĐN NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2014.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
ĐIỀN DÃ ” KHẢO SÁT CHIÊM SƠN
VỚI GS TRẦN QUỐC VƯỢNG 1985.
BÀI ĐỌC THÊM:
-
215 Broken statue of Śiva from Chiêm Sơn
http://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0215.html
Please note: you are reviewing a preprint version of this publication. Contents here may change significantly in future versions. Scholars with specific interests are urged to consult all cited bibliography before using our texts and translations or drawing other significant conclusions.
http://isaw.nyu.edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0215.html
Support Back of the upper part of a broken sculptural stela of Śiva; sandstone; h. 34 cm × w. 46.5 × d. 20.5.
Text Remains of eight lines on one face written in Old Cam.
Date 14th century, possibly 1365 Śaka (15th c., possibly 1443/4 CE).
Origin Valley of Chiêm Sơn Tây (Quảng Nam).
This piece was found by a local catholic at the mound called Chùa Vua (or Chùa Voi) in the Chiêm Sơn Tây valley. According to local sources, this happened most probably between 1985 and 1989, but in any case not before 1982 when a new agricultural program encouraged the digging of new fields at Trà Kiệu and Chiem Sơn. The finder brought the piece to the church in Trà Kiệu.1 The inscription was first observed in the Trà Kiệu church before 1991, as reported in Trần Kỳ Phương & Nguyễn Van Phu 1991: 220.2 It was observed there again, and photographed, by W.A. Southworth in 1993. Two photographs of the stela taken by Marie-Christine Duflos and V. Crombé were used to illustrate a general article by Anne-Valérie Schweyer in 2003, where it was given the caption “Stèle inédite du XIe-XIIe siècles … Musée de Trà Kiêu” (Schweyer 2003: 18). We identified the stone in the Phòng Trưng Bày Văn Hóa Chăm (Exhibition room of Cam culture), in the Nhà Xứ presbytery at the Trà Kiệu church in 2011.
Edition(s) First published, without translation, in Schweyer 2008a: 228. The text is re-edited here from the stone and the EFEO estampage.
Facsimile
Estampage: EFEO n. 2129
The following text was edited by Arlo Griffiths.
o[m̐]
nama śivāya
(1) {6} yām̃ pom̃ ku śrī śrīndraviṣṇukīrtti vīrabhadravarmmade-
(2) [va] {4}(r)mma pūra urām̃ ṅauk· glauṅ· vijaya pu pom̃ ku nan· ticauvv· yām̃
(3) [pom̃ ku śrī] (ja)ya siṅhavarmmadeva ticauvv· pu pom̃ vyā parameśvarī pu pom̃ ku
(4) kumman· yām̃ pom̃ ku śrī braṣu indravarmmadeva paramotbhava di yām̃ pu śrī
(5) rājaparamātmaja yām̃ pu yuvarāja yām̃ pom̃ ku śrī śrīndraviṣṇukīrtti vīra-
(6) bhadravarmmadeva pu pom̃ ku śivabhaktātireka tadyom̃ di dharmmopapāti jan·
(7) samastapunyadharmma makapun· (th)al(y)a (th)am̃krammasatā(ka) dhūppa vada kā(la) {1}
(8)
1 viṣṇukīrtti ◇ viṣṇumūrtti Schweyer. — 2 [va] {4}(r)mma pūra ◇ [va ca]mpapūra Schweyer. — nan· ◇ nagara Schweyer. — 3 [pom̃ ku śrī] (ja)ya siṅhavarmmadeva ◇ [ja]ya siṅhavarmmadeva Schweyer. There is definitely place for several more syllables than Schweyer assumes, and comparison with other inscriptions shows that pom̃ ku śrī is a fixed part of the royal title. — vyā parameśvarī ◇ this sequence was not read by Schweyer, although the letters are clear, and the same sequence figures in C. 11 A, l. 3 and C. 22 A, l. 3. — 4 paramotbhava di ◇paramottara niy Schweyer. For paramodbhava (of which paramotbhava represents a sloppy spelling), see C. 11 A, l. 3 and C. 31 A1, l. 2 (a form paramottara is not attested, and the reading is clearly °va, not °ra). — 5 rājaparamātmaja ◇ rājaparamā. . . Schweyer. The letters unread by Schweyer are clear. — pu yuvarāja ◇ pov ku yubarāja Schweyer. — viṣṇukīrtti ◇ viṣṇumūrtti Schweyer. — 6-7 śivabhaktātireka◇ Schweyer does not transliterate any further akṣaras after śiva°.
Translation
Om. Homage to Śiva! … Y.P.K. Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva … [who hails from] the capital, man Ṅauk Glauṅ Vijaya. That P.P.K. was the grandson of Y.P.K. Śrī Jaya Siṁhavarmadeva, the grandson of P.P.V. Parameśvarī P.P.K, the nephew of Y.P.K. Śrī Vṛṣu Indravarmadeva, of supreme birth among the illustrious lords supreme princes. [He was] milord the heir apparent. Y.P.K. Śrī Śrīndra Viṣṇukīrti Vīrabhadravarmadeva P.P.K., of unsurpassed devotion to Śiva, faithful to the production of dharma, carried out all meritorious gifts (dharma), such as: … incense …
Commentary
The iconography of what remains of the sculpture seems somewhat comparable with that seen in the sculpture whose back bears the inscription C. 42 from Drang Lai, which dates to the same period. Another inscription (C. 161) is engraved on the back of the lower part of a broken statue of Śiva. The god’s torso is there not preserved, but what is preserved of the lap of the deity and of his mount is very comparable to the Śiva from Drang Lai, bearing on its back C. 42, and so this piece may be considered to have been a comparable statue of Śiva. Moreover, this fragment of a Śiva was found in the valley Chiêm Sơn near Trà Kiệu.
In other words, we have two contemporary fragments of inscriptions, one engraved on the upper back, the other on the lower back of a sculpture, both of these fragments found in Chiêm Sơn; the one fragment shows the torso of a possible Śiva, the other the lap of a deity sitting on a bull, i.e. almost certainly Śiva. We are very tempted to consider that these two inscriptions, C. 161 and C. 215, originally belonged together as top and bottom. The measurements of the stones would seem to allow this hypothesis, although both fragments have suffered a lot precisely in the place where the pieces would have been joined, so it is hard to get any certainty from measurement, and it is not likely that physically trying to join the two pieces would yield clear confirmation either. We have measured the size of the letters of the two inscriptions, and the result was some dissimilarity in size, so that we remain in doubt about this hypothesis.
Notes
Our first source was Đoàn Quang Dân (quangdanphaolo@yahoo.com) of the Nhà Xứ presbytary, church of Trà Kiệu. Our second source was Father Anthony Nguyễn Trường Thăng, Hoi An Catholic Church (Nhà thờ Công Giáo Hội An), số 2 Nguyễn Trường Tộ https://antontruongthang.wordpress.com/. In June 1975 he arrived at Trà Kiệu and began collecting Cham artefacts as a hobby. At the end of 1989 he was transferred to Ðà Nẵng, before spending 3 years in Paris between 1994 and 1997. He then worked in Thăng Bình until 2006, when he began his current station in Hội An.
“In the collection of Father Nguyễn Trường Thăng at the Trà Kiệu church are currently preserved two heads from small statues, one piece of a stela in old Cham script, and many stone antefixes (pièces d’accent) decorated with flower and leaf designs. All of them were discovered at Gò Chùa Vua during the last few years” (“Trong sưu tập của Linh mục Nguyễn Trường Thăng tại nhà thờ Trà Kiệu, hiện cất giữ hai đầu tượng nhỏ, một mảnh bia chữ Chăm cổ, và nhiều tai đá (pièce d’accent) trang trí hình hoa lá. Tất cả đều tìm thấy tại Gò Chùa Vua trong những năm vừa qua”).
Download this inscription in EpiDoc XML format.
- 215 Broken statue of Śiva from Chiêm Sơn: Copyright (c) 2012 by Arlo Griffiths.
Licensed under a Creative Commons Attribution 3.0 Unported License.
Khu Phế Tích Chiêm Sơn Tây và những điều chưa được khám phá
https://www.connect.facebook.com/media/set/?set=a.10151727562113399.1073741973.245177003398&type=1
Thân Vĩnh Lộc (Trung tâm Bảo tồn DS- DT Quảng Nam)
Khu phế tích Chiêm Sơn Tây nằm tại thôn Chiêm Sơn xã Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, cách thành cổ Trà Kiệu (Shimhapura) 4km về hướng đông, cách khu thánh địa Mỹ Sơn 20km về hướng tây. Đây là dấu vết của một quần thể kiến trúc Chăm cổ gồm 4 phế tích: Gò Lồi, Triền Tranh, Gò Gạch và Chùa Vua tọa lạc trên một diện tích gần 1km2, trong đó 2 phế tích Gò Lồi và Chùa Vua dấu vết còn khá rõ nét.
Tại khu phế tích Gò Lồi hiện trạng còn lại là hai hàng đá ong chạy song song theo hướng đông tây, mỗi hàng gồm 5 trụ thẳng đứng, khoảng cách giữa các trụ là 3,5m và giữa hai hàng trụ là 6m. Căn cứ vào kích thước các chốt mộng trên các trụ đá hiện còn, chúng ta có thể khẳng định khi xưa mỗi trụ đá hoàn chỉnh là sự gắn kết của 2 trụ nhỏ thông qua một chốt mộng âm dương tròn có kích thước 30cm x 20cm, trong đó phần trụ dưới cao khoảng 160cm – 200cm được chia thành 2 phần lớn nhỏ khác nhau, phần chân đế có kích thước vuông vức 80cm x 80cm, phần trên được thu nhỏ lại theo kích thước 70cm x 70cm; gắn phía trên là một trụ ngắn hơn có kích thước cao 130cm x 70cm x 70cm và trên một mặt cạnh gần đỉnh trụ được tạo một lỗ mộng ngang kích thước 15cm x 30cm hoặc 20cm x 25cm. Sau khi được gắn nối hoàn chỉnh mỗi trụ sẽ có chiều cao từ 3 –3,5 m. Cách phế tích 30m về hướng bắc, nước chảy đã làm phát lộ rất nhiều mảnh ngói móc hình mũi lá và mảnh gạch Chăm vỡ. Từ hiện trạng phế tích trên chúng ta có thể khẳng định đây là vết tích một Mandapa (nhà dài – tương tự D1, D2 Mỹ Sơn) đã bị sụp đổ. Cũng từ phế tích này, cách 25m về hướng đông là một gò đất thấp diện tích khoảng 10m2 phát lộ dấu vết của một nền móng bằng đá ong được sắp theo từng lớp cân đối, xung quanh là các mảnh gạch Chăm rơi vãi. Qua đây, có thể khẳng định trong lịch sử đã từng hiện diện tại đây ít nhất là 2 công trình kiến trúc, mà dấu tích còn lại rõ nét nhất là căn nhà dài (Mandapa) rất lớn, tuy nhiên sự kỳ lạ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất tại phế tích này chính đây là mandapa duy nhất được xây dựng bằng đá ong (một loại vật liệu rất khó tìm thấy xung quanh khu vực này) mà ngày nay chúng ta còn nhận biết được, nếu chúng ta biết rằng trong hầu hết các vết tích mandapa và kể cả các đền tháp chính còn lại ở ở Quảng Nam hiện nay vật liệu chính được sử dụng để xây dựng và trang trí chủ yếu là gạch và sa thạch, rất ít đền tháp sử dụng vật liệu đá ong ngoại trừ khu tháp G Mỹ Sơn (thế kỷ 12, thể hiện một xu hướng mới trong xây dựng), nhưng tại đây cũng chỉ được sử dụng làm tường bao, chân đế và phân lớp các tường gạch với số lượng ít và kích cỡ nhỏ. Như vậy, với Mandapa trên phải chăng đây là một thử nghiệm của người Chăm khi xây dựng một kiến trúc đền tháp với vật liệu chính là đá ong nhưng không thành công hoặc vì một lý do gì đó mà người Chăm xưa không còn tiếp tục sử dụng để xây dựng các kiến trúc đền tháp ở các nơi khác sau này.
Cách khu phế tích Gò Lồi khoảng 500m về hướng tây bắc là khu phế tích Chùa Vua, đây là khu phế tích nằm trên một ngọn đồi tương đối cao có diện tích khoảng 700m2. Dấu vết còn lại của phế tích rất rõ nét gồm các mảnh vỡ của gạch và sa thạch vương vãi khắp nơi với mật độ dày và phân bố trên một diện tích rộng. Quan sát xung quanh có thể dễ dàng nhận thấy một số hiện vật như bậc cửa, bệ thờ, lanh tô … đang được người dân tận dụng để làm bậc cấp lên xuống, kè chắn đất, hoặc lót đường…. thỉnh thoảng, người dân trong quá trình canh tác vẫn nhặt được các hiện vật bằng sa thạch hoặc bằng đất nung như tai trang trí góc, búp sen … năm 1997 bảo tàng huyện Duy Xuyên đã quy tập về từ đây một linga ba tầng và hiện đang được bảo quản tại kho của bảo tàng huyện. Tại hướng đông của ngọn đồi dấu vết phế tích càng rõ nét hơn khi người dân trong lúc bạt đồi dựng nhà đã làm phát lộ một mảng tường vùi sâu cách mặt đất 1,7m có kích thuớc cao 80 –100 cm. Từ hiện trạng phế tích trên chúng ta có thể phỏng đoán về một quần thể kiến trúc đền tháp rất lớn tại đây. Tuy nhiên, ngày nay phế tích không còn nguyên vẹn do ngọn đồi đã bị người dân làm nhà và canh tác bên trên nên rất khó nhận biết được vị trí trung tâm của các đền tháp xưa kia.
Cách phế tích Chùa Vua khoảng 400m về hướng nam và 500m về hướng tây là phế tích Triền Tranh và phế tích Gò Gạch. Tuy dấu vết còn lại không đậm nét như 2 phế tích trên (chỉ là những ụ gạch cùng các mảnh vỡ sa thạch vương vãi ) nhưng một lần nữa đã minh chứng rõ nét hơn về quy mô của một quần thể đền tháp rất lớn đã từng hiện diện tại thung lũng Chiêm Sơn cũng như mối liên hệ giữa các phế tích này trong lịch sử.
Với những đặc trưng cơ bản của khu phế tích như: vị trí xây dựng trên đồi, vật liệu xây dựng có sử dụng đá ong (những nét riêng biệt của giai đoạn nữa sau thế kỷ 11 về sau ) … chúng ta có thể phỏng đoán niên đại của nhóm phế tích này được xây dựng từ thế kỷ 11 – tk12 khi mà ảnh hưởng của văn hoá Ăngco vào vương quốc Chămpa trở nên đậm nét, đặc biệt trong kỷ thuật xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo. Niên đại của các phế tích trên càng được minh chứng rõ hơn qua các tư liệu lịch sử và bi ký giai đoạn này. 2 bia ký tại Mỹ Sơn khắc năm 1081 và 1088 có nhắc đến một vị vua với tên hiệu là Harivarman IV và em trai ông ta là vua Sri Paramabodhisatva những người có công rất lớn trong việc xây dựng và phục hồi lại các đền tháp trong vương quốc Champa sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá “Ngài đã lệnh cho dân chúng ở Simhapura (Trà Kiệu) xây dựng lại những ngôi đền, những đền thờ nhỏ, những chiếc cổng và các công trình khác trong lãnh địa của Srisanabhadresvara (Mỹ Sơn) và làm cho chúng trở nên đẹp đẽ hoàn hảo… Ngài cho dựng lại nhũng ngôi đền khác tại các tỉnh khác nhau của nước Champa” Phải chăng, các công trình kiến trúc đền tháp tại thung lũng Chiêm Sơn cũng được xây dựng trong giai đoạn này trước khi bị Chân Lạp chiếm đóng ( năm 1129)
Về vị trí của khu đền tháp Chiêm Sơn trong tổng thể không gian vùng mà bắt đầu là thành cổ Trà Kiệu trải dài trên một trục thẳng đông tây và kết thúc tại khu thánh địa Mỹ Sơn có rất nhiều vấn đề đặt ra. Phải chăng khu đền tháp được xây dựng tại thung lũng Chiêm Sơn đóng vai trò như một hành cung – điểm dừng chân của các vua Chăm khi hành hương về Mỹ Sơn, hay nó đóng vai trò như một khu đền tháp phụ dành cho một tầng lớp dân cư thuộc đẳng cấp thấp trong xã hội đến tế lễ dâng cúng vì họ không thể đến được Mỹ Sơn – thánh đô chỉ dành cho giai cấp trên (vua, quý tộc, các chức sắc tôn giáo ) nếu giả thiết này đúng sẽ trả lời câu hỏi tại sao người Chăm xưa lại xây dựng tại Chiêm Sơn một quần thể kiến trúc lớn bên cạnh một thánh địa tôn giáo rất quan trọng là Mỹ Sơn – một trung tâm tôn giáo của vương quốc.
Có thể mọi giả thuyết chỉ mang tính phỏng đoán nhằm mở ra một hướng nghiên cứu mới, tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là nền văn hoá Champa với những di sản để lại cho chúng ta ngày nay vẫn còn nhiều bí ẩn mà còn lâu chúng ta mới lý giải và hiểu hết được; đó không chỉ là những giá trị văn hoá vật thể đang hiện diện trên mặt đất, trong các bảo tàng mà đó còn là những giá trị văn hoá ẩn sâu dưới lòng đất hoặc đang từng ngày bị thiên nhiên tàn phá và con người quên lãng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn những giá trị của khu phế tích này cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về lịch sử, khảo cổ … có như vậy chúng ta mới đánh giá hết vai trò và vị trí của khu phế tích Chiêm Sơn trong không gian tôn giáo vùng và mối quan hệ của nó với các kiến trúc đền tháp khác đặc biệt là với khu thánh địa Mỹ Sơn – một trung tâm tôn giáo lớn của vương quốc Champa
Nguồn bài: http://www.skhcn.quangnam.gov.vn/?show=re_tech&groupid=13&reviewid=15&order=7
Hoặc:
http://bit.ly/1125Ke4
http://bit.ly/1125Lys
Trả lời