THƯƠNG NHỚ LINH MỤC F.X. NGUYỄN XUÂN VĂN.
GIỖ LẦN THỨ 11 (2002 – 2013)
Mộ thời gian dù tất cả chôn vùi
Mà hình bóng dấu yêu không xoá hết
( LM Nguyễn Xuân Văn).
NGHĨA TRANG LÀNG SÔNG, TUY PHƯỚC, QUY NHƠN.
CHIỀU 13 THÁNG 12 NĂM 2012.
Ngày mai kỷ niệm 11 năm ngày mất của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Văn. Chiều thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2002, vào khoảng 20 giờ, xe của giáo xứ Hòa Khánh, Đà Nẵng đưa chúng tôi đến nhà xứ Tuy Hòa. Nghe tin đoàn con đến, cha vui mừng đến nổi tuy đã liệt giường nhiều ngày, ngài yêu cầu nâng dậy để tiếp chuyện. Da ngài khá nhợt nhạt, nhưng đầu óc còn tỉnh táo nghe chúng tôi trò chuyện vui vẻ. Tưởng như các lần khác, rồi Chúa sẽ cho ngài bình phục. Nhưng sáng hôm sau khi tiếng chuông nhà thờ vang lên báo giờ thánh lễ sáng, tôi được báo động và chạy sang phòng ngài. Cha đang hấp hối. Tôi ôm lấy ngài. Hình như cha rất đau đớn, dù vậy ngài chỉ rên rất khẻ. Chỉ vài phút sau ngài tắt thở trong vòng tay đứa con tinh thần. Tôi gục xuống hôn ngài lần cuối, lần thứ hai trong đời, tôi lại mồ côi cha. Mới đó mà đã 11 năm trôi qua!
Xin gửi đến những người thân yêu, bạn bè và môn sinh bài thơ ngài viết năm mừng 35 năm linh mục ngày 25 tháng ó năm 1991.
TÂM SỰ 35 NĂM LINH MỤC
25 / 01 / 1956 – 25 / 01 / 1991
Ba lăm năm mùa xuân đầy hoa mộng
Mộng Nước Trời gieo với mộng ngày xanh
Hoa trổ nhiều mà trái kết chẳng thành
Cây rậm bóng mà lá cành ngơ ngác !…
Xuân mùa chay khăng khăng đòi phạt xác
Đòi xé lòng xé ruột rắc tro vào !
Giữa mùa hoa, xuân e ngại biết bao !
Tình xuân nhạt mà ý xuân nồng ấm.
Rời chay tịnh xuân bắt đầu suy gẫm
Chuyện thương đau của Chúa thật dồi dào
Nghe như máu còn đổ, lệ còn trào
Xuân dã khóc, khóc nhiều cho tội lỗi.
Và rồi đây với tâm hồn thống hối
Với niềm vui mừng kỷ niệm phục sinh
Xuân hân hoan đem tất cả tâm tình
Dâng lên Chúa để thay lời cảm tạ.
Ba lăm năm mùa hè trời oi ả
Tiếng ve sầu ra rả dội vào tai
Biết làm chi qua những tháng ngày dài
Đây nhà Chúa, khách thừa lương vắng vẻ.
Mùa huệ nở tháng năm dành cho Mẹ
Tháng đèn hoa dâng kính Mẹ sớm chiều
Lòng bội bạc của những đứa con yêu
Khiến tim Mẹ thâm bầm và rướm máu .
Mùa phượng nở đỏ rực trời tháng sáu
Tháng bướm ong bay nhộn nhịp xôn xao
Khiến Thánh Tâm đau khổ biết dường nào
Vườn nho Chúa thiếu bàn tay săn sóc.
Ba lăm năm mùa thu đầy tang tóc
Cảnh sinh ly tử biệt nhớ không nguôi
Mộ thời gian dù tất cả chôn vùi
Mà hình bóng dấu yêu không xoá hết.
Thu ơi hỡi ! thu về gieo ý chết
Trong đường gân khô máu lá vàng rơi
Trong quả tim buốt lạnh giữa dòng đời
Trong ánh mắt người thân chào vĩnh biệt.
Ba lăm năm mùa đông tập quen biết
Những con người đói rét sống lề đường
Những trẻ em mất mẹ thiếu tình thương
Những bà lão cô đơn không chốn trọ.
Mùa vọng về trời than mây khóc gió
Cho kiếp người thêm lạnh lẽo xót xa
Cho Noel thêm ý nghĩa đậm đà
Cho hang đá Bêlem thêm u tối.
Cho sao lạ mọc soi đường dẫn lối
Cho mục đồng tìm gặp Chúa Hài nhi
Cho Ba Vua nghe tiếng gọi ra đi
Cho thiên hạ biết Tin Mừng xuân mới.
Chúa ôi ! Ba mươi lăm năm chờ đợi
Mõi mòn từ Xuân Hạ đến Thu Đông
Chờ đợi con vác Thánh giá về trồng
Trên ngôi mộ chôn sâu đời tội lỗi.
Ôi ! Chúa ôi ! con đau buồn quá đỗi !
Nước mắt đâu rửa sạch vết thương lòng !
Biết lấy gì gọt nạo những rêu rong ?
Mọc như nấm trong hồn trong xương tuỷ.
Dưới gối Mẹ con gục đầu rên rỉ
Nghe quả tim bị nghìn mũi kim châm
Lệ thương đau từng giọt nhỏ khôn cầm
Từng sớ thịt run lên như điện giật.
Giữa dêm khuya bao lần con thức giấc
Lòng nát tan xao xuyến chuyện ngày xưa
Tình Mẹ thương đền đáp mấy cho vừa
Trước ảnh Mẹ con cúi đầu lạy Mẹ.
Xuân Văn
XEM CÁC BÀI VIẾT VỀ LINH MỤC NGUYỄN XUÂN VĂN Ở MỤC VĂN THAOTRONG BLOG ANTONTRUONGTHANG NẦY.
https://antontruongthang.com/van-thao-linh-m%E1%BB%A5c-thi-si-f-x-nguy%E1%BB%85n-xuan-van/
ĐÀ NẴNG 12 THÁNG 01 NĂM 2013.
HÔM NAY SẼ MỪNG 70.000 CUỘC THĂM VIẾNG
BLOG ANTONTRUONGTHANG.
CÁC ĐỘC GIẢ CÒN NHỚ KHÔNG? CÁCH ĐÂY HAI NĂM VÀO NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2010, ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH BỞI LỜI CHA CHUNG BIỂN ĐỨC 16, LM ANTÔN ĐÃ “LIỀU MẠNG LÊN MẠNG”. MỘT KHUNG TRỜI MỚI, MỘT CÁNH CỬA MỞ RA ĐỂ NÓI “HELLO” VỚI NGƯỜI THÂN VÀ KẺ LẠ. SAU ĐÂY LÀ LỜI MỞ ĐẦU :
“Sau chuyến công du Fatima, về đến Rôma, ĐTC Biển Đức được 150.000 giáo dân đến quảng trường Thánh Phêrô bày tỏ lòng ngưởng mộ vào Chúa nhật lễ Thăng Thiên 16-5-2010. Trong bài nói chuyện với đề tài: “Linh mục và mục vụ trong thế giới kỹ thuật số: các phương tiện mới nhắm đến việc phục vụ Lời Chúa”. Ngài nhắn gửi :
“ Tôi cũng muốn lặp lại lời kêu mời các anh em trong hàng linh mục, làm sao để cho cuộc đời và hành động của mình được nổi bật về việc làm chứng cho Tin mừng, và hãy sử dụng khôn ngoan các phương tiện truyền thông để cho mọi người được biết về Giáo hội, và giúp cho con người thời đại khám phá dung nhan của Chúa Kitô.”
( VietCatholic News (17 May 2010 09:16 ) MỘT SỨ ĐIỆP RẤT RÕ RÀNG…THÚC DỤC TÔI PHẢI LAO VÀO XA LỘ THÔNG TIN …CHẬP CHỬNG VÀO TUỔI U 70…TRƯỚC KHI BIẾN MẤT TRÊN MÀN HÌNH DƯƠNG THẾ. XIN THÔNG CẢM NẾU CÓ GÌ SƠ SUẤT. HỘI AN, NGÀY LÊN MẠNG ĐẦU TIÊN, 05 THÁNG 7 NĂM 2010.
CỬA ĐẠI VÀ CÙ LAO CHÀM, HỘI AN,
MỘT CÁNH CỬA HỘI NHẬP VỚI THẾ GIỚI XƯA VÀ NAY.
TỪ THUYỀN BUỒM ĐẾN XA LỘ THÔNG TIN INTERNET.
Và hôm nay, lm Antôn vui mừng với con số khá khiêm nhường 70.000. So với các bloggers khác thì là chẳng là cái “đinh” gì, nhưng quá hạnh phúc đối với mình . Internet quả là diệu kỳ, một phương tiện giúp bắt tay chào thăm và nói lên lời yêu thương mọi người dù không thấy mặt nhau. Xin chúc mừng Năm mới quý độc giả và cám ơn đã bỏ thời giờ để xem, để nghe ông lm An tôn “ba hoa chích chòe” đủ mọi thứ “chuyện trên trời dưới đất”. Được người khác lằng nghe…cũng coi như được an ủi rồi.
Sau đây là vài thông tin mà WORDPRESS cung cấp sáng nay 07 tháng 01 năm 2013.
All time
69,940
VỚI CON SỐ 69,940 NGÀY HÔM NAY KHÔNG BIẾT LÚC NÀO SẼ ĐẠT CON SỐ 70.000.
CÒN SAU ĐÂY LÀ THỐNG KÊ, XEM RA CŨNG CÓ CHIẾU HƯỚNG ĐI LÊN, SỐNG CHỨ KHÔNG “NGỎM”.hihi.
Average per Day
Recent Weeks
|
CHỈ CÓ KHÁC LÀ NGÀY ĐÓ Ở HỘI AN, NAY Ở TRUNG TÂM MỤC VỤ (TÒA GIÁM MỤC MỚI ĐÀ NẴNG), ĐƯỜNG THÍCH PHƯỚC HUỆ, PHƯỜNG PHƯỚC MỸ, QUÂN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. TỪ CÂN NẶNG 69 KÍ LÔ, NAY GIẢM CÒN CÓ 60 KÝ. DA MẶT “XẾP LI” NHIỀU HƠN. HÌNH ẢNH LÀNG QUÊ AN NGÃI XINH ĐẸP HIỀN HÒA ĐẦU TRANG MẠNG NAY “TAN NÁT” VÌ ĐÔ THỊ HÓA! HAHA!HUHU!
12 GIỜ, 12 PHÚT, NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 2012.
ĐÀ NẴNG NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2013
CÂY CÓ CỘI. NƯỚC CÓ NGUỒN.
CHIM CÓ TỔ. NGƯỜI CÓ TÔNG.
MỪNG TÂN LINH MỤC ANTÔN NGUYỄN XUÂN THUYÊN.
Hơn 150 năm trước đây, có hai thầy giảng trẻ tháp tùng Đức cha Stêphanô Cuenot Thể đến Cửa Hàn. Khi đến bải Ma Linh vùng Sông Cầu, họ đi bộ ra Quảng Nam. Hai nhân vật nầy đến trú ngụ tại nhà Trùm Nên “là nhà đạo đức” ( trích Hạnh Đức Cha Thể) và chuẩn bị cho việc trú ẩn của vị giám mục thời kỳ bách hại khủng khiếp của vua Minh Mạng. Vườn Trùm Nên nay là ngọn đồi trên đó tọa lạc nhà thờ Giáo xứ An Ngãi, giáo phận Đà Nẵng. Con gái Trùm Nên là chị Hai Nên lo cơm nước cho Đức cha và đoàn tùy tùng. Lửa gần rơm lâu ngày, tình yêu chớm nở giữa một chàng trai tộc Nguyễn Hữu gốc Nhà Đá, Suối Nổ gì đó với cô gái ngoan hiền xứ Quảng. Việc nầy chắc không qua mắt vị thánh tương lai và có lẻ được ngài khuyến khích cũng như cử hành hôn phối. Cuộc tình trong sáng thánh thiện đó có kết quả là trên 300 con cháu hôm nay tại thành phố Đà Nẵng. Linh mục Tađêô Nguyễn Hữu Mừng và nữ tu Albertine Nguyễn Hữu thị Thôi là đời thứ 4. Cháu ngoại là linh mục Antôn thuộc đời thứ 5. Trong khi đó tại Bình Định, bà con gốc xứ “Nẫu” sinh sôi đông đúc, vào Nhà trường (Chủng viện), đi nhà Phước (Tu viện) cũng bộn. Hôm nay một người miêu duệ Quy Nhơn là thầy phó tế Antôn Nguyễn Xuân Thuyên sẽ được Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi truyền chức linh mục cùng bảy vị khác, vào lúc 5 giờ 00 ngày 04 tháng 01 năm 2013.”Cậu Thăng” xin chúc mừng tân linh mục, linh mục nghĩa phụ Giuse Võ Tuấn, song thân Đôminicô Nguyễn Văn Tâm và Maria Nguyễn thị Xuân đang sinh sống tại Cam Đức, Cam Lâm, Khánh Hòa. Hy vọng tân linh mục cũng sẽ ra xứ Quảng cho bà được thấy dung nhan.
Xin thánh Stêphanô Cuenot Thể luôn hộ trì cho Đại gia tộc của chúng ta đang sinh sống nơi chân trời góc biển nào.
THÁNH TỬ ĐẠO STÊPHANÔ CUENOT THỂ
KÍNH GƯƠNG TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA ĐÀ NẶNG.
ĐÀ NẴNG 3 GIỜ 20 NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2013.
THÁNG 12 – 2012.
TRÚC XINH, TRÚC MỌC THIÊN ĐÌNH.
LINH MỤC GIUSE VŨ VĂN TRÚC.
(1939 -2012)
ÀNH TRƯỜNG THĂNG 1992.
Đáp lại lời mời gọi truyền giáo của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, thầy trẻ Giuse Vũ Văn Trúc, Phát Diệm, đã gia nhập giáo phận Quy Nhơn và sau đó Đà Nẵng khi làm linh mục. Bao công khó ngài đã thực hiện qua các giáo xứ mà địa điểm cuối cùng là SƠN TRÀ. Do bệnh tật ngài phải về Sài Gòn chữa trị. Ngài đã dự lễ Giáng Sinh cuối cùng tại trần gian để cây trúc xinh kia mãi mãi được chuyển về Thiên Quốc.
Sinh 20.11.1939, tại Kim Sơn, Ninh Bình, Phát Diệm
– 1951 – 1959: Học Tiểu Chúng viện Phúc Nhạc, Phú Nhuận – 1959 – 1967: Học tại các Đại Chủng viện Phát Diệm, Quy Nhơn rồi đến Huế – 1961 – 1963: Đi giúp tại Đông Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên Chịu chức linh mục ngày 26.5.1967: tại Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế do Đức Cha Paul Seitz – 1967 – 1968: Phó xứ Tam Kỳ, Giáo phận Đà Nẵng – 1968 – 1970: Phó xứ Thanh Đức, Giáo phận Đà Nẵng – 1970 – 1971: Phó xứ Sơn Trà, Giáo phận Đà Nẵng – 1971 – 1973: Quản xứ An Hòa (Nông Sơn), Giáo phận Đà Nẵng – 1973 – 1975: Quản xứ Ái Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng – 1975 – 1991: Quản xứ Nhượng Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng – 1991 – 2001: Quản xứ Gia Phước, Giáo phận Đà Nẵng – 2001 – 2010: Quản xứ Sơn Trà, Giáo phận Đà Nẵng.
– Từ đầu năm 2010 đến nay: dưỡng bệnh tại gia đình ở TP.HCM.
Trong khi chờ đợi những thông tin chính thức, lm Antôn được biết.
Cha Chính xứ Bình Lợi và Gia quyến quyết định.
– 10 giờ ngày 27 tháng 12 năm 2012, tẩm liệm tại tư gia, đường TRỤC, phường 13, quận BÌNH THẠNH, TP HCM.
– 10 ngày 29 tháng 12 năm 2012, THÁNH LỄ AN TÁNG được cử hành tại nhà thờ THANH ĐA.
– HỎA TÁNG tại nhà tang lễ BÌNH HƯNG HÒA ( theo di chúc của ngài)
– An nghĩ tại tư gia.
XIN PHÂN ƯU CÙNG GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG VÀ TANG QUYẾN.
TIN GIỜ CHÓT:
ĐÃ KHÔNG CÓ THÁNH LỄ AN TÁNG. QUAN TÀI TRỰC CHỈ NHÀ TANG LỄ BÌNH HƯNG HÒA
ĐỂ ĐƯỢC HỎA THIÊU. TRO CỐT ĐƯỢC CHUYỂN VỀ GIA ĐÌNH.
MỘT LINH MỤC SUỐT ĐỜI VÌ GIÁO HỘI, CHẾT KHÔNG CÓ THÁNH LỄ AN TÁNG!
VÌ ĐÂU ĐẾN NÔNG NỔI NẦY???
QUÁ ĐAU ĐỚN!
NGÀY ĐÓ, 1972, CHÚNG TA CÒN TRẺ.
LIÊN ĐOÀN HIỆP HỘI THÁNH MẪU SƠN TRÀ, THANH BÌNH, PHƯỜC TƯỜNG, TAM TÒA.
“VÀ ĐÃ LÀM NGƯỜI”
MỘT KIẾP LONG ĐONG.
GIÁO XỨ NHƯỢNG NGHĨA ĐÊM 24.12.2012
THIÊN THẦN VÔ SỐ HIỆN XUỐNG LAO XAO.
CÙNG CHA XỨ NHƯỢNG NGHĨA P.LÊ HƯNG.
THIÊN CHÚA VINH DANH. THẾ NHÂN AN BÌNH.
TÚP LỀU “ĐẠI PHÚ GIA” TẠI TP SÔNG HÀN.
NƠI ĐÓ CÁCH ĐÂY HAI THÁNG. CÁM ƠN CÔNG DÂN HOUST.
ĐẠI LỄ GIÁNG SINH 2012
NHƯỢNG NGHĨA,TP ĐÀ NẴNG.
HOÀNG TỬ LƯỠNG QUỐC
NƯỚC ĐỜI VÀ NƯỚC TRỜI.
LINH MỤC ANRÊ TÔN THẤT PHÁI.
1923 -2012
Trong số con cháu nhà Tiền Nguyễn và nhà Nguyễn từ vua Gia Long, không ít người gia nhập giáo hội công giáo. Vào thế kỷ 20, nhiều người trẻ thuộc Hoàng tộc đã trở thành tu sĩ và linh mục như linh mục Anphong Bửu Dưởng, linh mục Bửu Đồng, linh mục Anrê Tôn Thất Phái… Cha Anrê thuộc danh gia vọng tộc. Thân phụ ngài là Tôn Thất Bàn, một vị quan triều đình. Mẹ ngài là con gái thượng thư Lô giang Nguyễn Văn Mại. Từ đó suy ra cậu ngài là linh mục Giuse Maria Sản Đình Nguyễn Văn Thích, một thánh nhân và một vĩ nhân xứ Huế. Dì ngài là Như Ngộ. Hai nhân vật nầy đã làm náo động đất Thần kinh Huế năm 1920, hai anh em chẳng những gia nhập giáo hội công giáo mà lại còn lại đòi đi tu, vì họ là con cái của quan đại thần Nguyễn Văn Mại. Gia đình kịch liệt chống đối nhưng hai anh em vẫn cương quyết và giữ tròn đạo hiếu cũng như đạo Chúa. Chị Như Ngộ vào Dòng Kín Carmel Huế, lấy tên Agnes Nguyễn thị Ngọc và ngày 29-9-1921 khấn dòng với tên thánh Marie de l’Eucharistie. Ảnh hưởng các cậu dì nầy rất mạnh đến nổi đến lượt các cháu cũng đua nhau vào dòng Chị Tôn nữ Quật Hồng dòng Phan Sinh và mất sớm vào năm 1947, còn rất trẻ. Nữ tu Như Mai, Dòng Kinh sĩ Augúttinô ( Chanoinesse de Saint Augustin) rất được chị em yêu quý, đã qua đời. Thân phụ Tôn Thất Bàn được Đức Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền ban phép thánh tẩy, với thánh hiệu Phaolô, thời gian ngắn trước khi qua đời. Anh trai cha Phái là Tôn Thất Hàn cũng gia nhập công giáo với tên thánh Phêrô. Đến lượt chàng trai Tôn thất Phái cũng lên đường theo ơn gọi từ trời. Đọc bài Duyên đi tu để hiểu thêm về gia đình nầy.
https://antontruongthang.com/vh-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt/duyen-di-tu/
Sinh ngày 06.7.1923, tại Xuân Long, Thành phố Huế, nay thuộc Giáo xứ Kim Long, Tổng Giáo phận Huế.
– 08.9.1952: Mặt áo nhà tập tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế – 08.9.1953: Khấn lần đầu tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế – 08.9.1955: Khấn trọn đời tại Đan viện Biển Đức Thiên An, Huế – 23.5.1959: Thụ phong linh mục tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế do Đức Cha Urrutia (Đức Cha Thi). – 1959 – 1964: Dạy học tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế – 1964 – 1967: Làm việc tại tại Đan viện mới tại Ban Mê Thuột – 1967 – 1968: Làm việc tại Đan viện Biển Đức Thiên An Huế – 1968 – 1970: Phó xứ Chu Lai, Giáo phận Đà Nẵng – 1970 – 1971: Phó xứ Hòa thuận, Giáo phận Đà Nẵng – 5.1971–11.1971: Quản nhiệm Phú Thượng, Giáo phận Đà Nẵng – 08.4.1972: Cha được Tòa Thánh chấp thuận chuẩn lời khấn dòng để trở thành linh mục Giáo phận Đà Nẵng – 1972 – 1974: Phó xứ Trà Kiệu, Giáo phận Đà Nẵng – 1974 – 1975: Quản xứ Vĩnh Điện, Giáo phận Đà Nẵng – 1975 – 1990: Quản xứ Ái Nghĩa, Giáo phận Đà Nẵng– 3.1990 – 01.1991: Quản nhiệm Gia Phước, Giáo phận Đà Nẵng – 1991 – 08.2001: Quản xứ Hòa Cường, Giáo phận Đà Nẵng – 08.2001: Nghỉ hưu tại Tòa Giám mục Đà Nẵng
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 20 giờ 45, ngày 22 tháng 12 năm 2012
(Nhằm ngày 10 tháng 11 năm Nhâm Thìn) tại nhà hưu Tòa Giám mục Đà Nẵng. Hưởng thọ 90 tuổi, với 54 năm linh mục.
Thi hài Cha Anrê được quàn tại Hội trường Giáo xứ Chính Tòa,
156 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng.
Nghi thức tẩm liệm vào lúc 14 giờ 00, Chúa Nhật, ngày 23 tháng 12 năm 2012
Thánh lễ An táng vào lúc 8 giờ 00 Thứ Hai, ngày 24 tháng 12 năm 2012, tại Nhà Thờ Chính Tòa, Giáo phận Đà Nẵng
An nghỉ tại Nghĩa trang linh mục Giáo phận tại Giáo xứ An Ngãi, Giáo phận Đà Nẵng
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Anrê.
ĐẤT TRỜI DÙ CÓ ĐỔI THAY.
Hôm nay, 21 tháng 12 năm 2012, những ngày qua , trên các hệ thống thông tin toàn cầu, người ta báo động về ngày tận thế, lại nhằm ngày kỷ niệm thụ phong linh mục của đông đảo các lớp chủng sinh Giáo hoàng Học viện Đà Lạt và 41 năm linh mục của “cụ” Antôn. Vào tuổi nầy, tận thế cũng tốt thôi nhưng cứ theo “lý đoán”, hầu như khó xảy ra, vậy các bạn và mình cứ mừng vui thôi.
XIN CỨ GIỮ LẤY NỤ CƯỜI NHƯ 41 NĂM TRƯỚC ĐÂY CHA ƠI!
NHƯ KHI 35 NĂM.
DÙ ĐẤT TRỜI ĐỔI THAY.
DÙ XÁC THÂN TÀN TẠ.
DÙ TRÒ ĐỜI DỐI GIAN.
DÙ GÌ GÌ ĐI NỮA.
CON VỮNG TIN, CHÚA ĐÃ CHỌN CON VÀ MÃI MÃI YÊU CON.
ĐÀ NẴNG NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2012.
KỶ NIỆM ÂM THẦM 41 NĂM LINH MỤC.
MẸ MARIE ROSE NGUYỄN KIM NGUYỆT
“QUẢ BOM NGUYÊN TỬ NHỎ” ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VỀ TRỜI.
(1920 – 2012)
Ngày Mẹ vào dòng, linh mục Antôn chưa chào đời và cô gái Hà Nội xinh đẹp, thông minh và đầy cá tính đó đã quyết định hiến dâng cuộc sống cho Thiên Chúa và nhân loại như quan thầy, thánh nữ Clara thành Assidi và khi lấy tên dòng đã chọn vị thánh gốc Nam Mỹ, Rosa Lima, một trinh nữ can trường khác làm mẫu mực. Là một nữ tu nhưng cũng là một sinh viên khoa học xuất sắc đại học Sorbonne, cuộc đời nàng dâng Chúa trên trời nhưng hai chân đứng vững trên mặt đất. Khoa học và đức tin không hề mâu thuẫn trong đời sống của con người tận hiến nầy. Bao trọng trách nặng nề nhất là 23 năm làm Mẹ Giám tỉnh Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, người phụ nữ đó không bao giờ chùn bước trước thử thách dù trong sâu thẳm tâm hồn không khỏi có những phút giây cô đơn, lo âu, đau đớn. “Jusqu’au bout!” (đến tận cùng), Mẹ thường nhắc con cái như vậy. Chuyên viên Sergio Regazzoni của CCFD (Ủy ban chống đói và phát triển của Hội Đồng Giám mục Pháp), vào các thập niên 80, 90 thế kỷ 20, thường lui tới làm việc tại Đà Nẵng so sánh Mẹ Rose Kim Nguyệt với “la petite bombe atomique” (một quả bom nguyên tử nhỏ). Không có lơ mơ, lờ mờ, lập lửng, lừng khừng…Chẳng những là “công, dung, ngôn hạnh” theo tiêu chuẩn cũ, mà còn đa tài, từ cách tổ chức quản trị của một nhà khoa học trong kinh doanh sản xuất thời bao cấp đầy khó khăn…đến âm nhạc, văn nghệ; từ việc hướng dẫn tỉnh dòng địa phương đến tham gia công hội quốc tế, việc gì “bà đầm thép của Chúa” đều hoàn thành đến nơi đến chốn.
Bài từ biệt của Chị Giám tỉnh Tỉnh dòng Phao lô Đà Nẵng trong giờ trước giờ khâm liệm sáng nay 14 tháng 12 năm 2012 giúp chúng ta hiểu thêm về Mẹ Marie Rose Kim Nguyệt.
LỜI TẠ TỪ MẸ CỰU GIÁM TỈNH QUÁ CỐ MARIE ROSE
Trứơc giờ Tẩm liệm ngày 14.12.2013
Trọng kính Mẹ của chúng con,
CHỊ GIÁM TỈNH MARIE NGUYỄN XUÂN LAN
THAY MẶT TỈNH DÒNG SPC ĐÀ NẴNG NÓI LỜI TỪ BIỆT.
Kính thưa Mẹ,
Xin Mẹ cho phép chị em chúng con được quây quần bên Mẹ trong giờ phút này,/ cùng với những chị em đang Truyền giáo và phục vụ xa quê hương, hay tại các miền Tây Nguyên, Duyên hải của Đất Nước, vắng mặt cũng như hiện diện nơi đây, để hồi tưởng về Mẹ và bày tỏ tâm tình đối với Mẹ đang nung náu tâm hồn chúng con.
Kính thưa Mẹ, sáng sớm ngày thứ Năm 13.12 lúc chúng con vừa rời Nhà nguyện, bình an trong tâm tình kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể và bầu khí phụng vụ, thì những hồi chuông điện thoại hoặc những lời loan báo khẩn cấp về tin “Mẹ Đã Ra Đi” làm chúng con bàng hoàng xúc động, Bởi vì mặc dầu chúng con đã tiên liệu cho giờ phút này, nhưng tâm tư mỗi người chúng con luôn mang nặng hình ảnh của Mẹ trong cuộc sống từ nhiều năm nay, từ khi Mẹ rời Đất Pháp để về với Tỉnh Dòng.
Trước hết, trong công tác giáo dục, với trọng trách Hiệu trưởng Trường Tư Thục Thánh Tâm, Mẹ đã đem hết nhiệt huyết và tài năng đã thu thập được trong những năm du học ở nước ngoài về phục vụ quê hương, bằng cách nâng cao đạo đức và nghiệp vụ của các Thầy Cô trong trường, đẩy mạnh việc rèn luyện đạo đức và mở mang kiến thức cho giới trẻ trong Trường từ Nhà Trẻ , Mẫu Giáo đến Trung học Cấp Hai cấp Ba, góp phần đưa nhà Trường sánh bước với đồng nghiệp trên đà tiến của nền giáo dục đất nước và quốc tế. Với trí tuệ sắc bén, kiến thức rộng rãi trên nhiều lãnh vực đạo đức, khoa học, nhân bản, thực tiễn của cuộc sống, Mẹ đã làm cho số đông người trí thức tại thành phố Đànẵng trong đó có Giáo Sư Vĩnh Linh không ngại phát biểu trong một buổi họp mặt: “ Mẹ là người trí thức liêm khiết”.
Như vậy, Mẹ đã nêu cao ý thức Sứ vụ Giáo dục theo Linh đạo Hội Dòng cho toàn thể chị em chúng con.
Tuy nhiên, Chúa muốn dùng Mẹ trong trọng trách lớn lao gấp bội, đó là chức vụ Bề Trên Giám Tỉnh người Việt đầu tiên của Tỉnh Dòng Phaolô Đànẵng . Mẹ đã can đảm gánh vác Tỉnh Dòng trong thời gian dài chiến tranh loạn lạc, đặc biệt trong Mùa Hè đỏ lửa 1972 và Biến cố 1975. Mẹ đã đồng hành cùng chị em trong suốt quãng thời gian đầy thử thách, đau khổ, mất mát để cuộc Hành trình này được ghi đậm Dấu ấn Tử Nạn Phục sinh theo Linh đạo Hội Dòng.
Trong quãng thời gian gần 30 năm. Mẹ đã trở thành Cây Đại Thụ cho đoàn con nương náu, để âm thầm sống Mầu Nhiệm Tử Nạn Phục sinh của Đức Kitô, Mẹ là Tấm Gương sáng cho chị em chúng con noi theo trong đời sống Dâng hiến đầy đức Tin, tuyệt đối trung thành với Luật Dòng, cầu nguyện và hoạt động tông đồ bằng cách thức mà Chúa đã hướng dẫn.
Qua sự dìu dắt của Mẹ, chúng con đã học được nơi Mẹ sự công bằng, nghiêm túc trong lao động, Mẹ đã kiên trì đưa dẫncon trong công việc mưu sinh qua các ngành nghề để hoà nhập với xã hội, sống tinh thần Phúc âm giữa lòng đại chúng bằng cách thánh hoá công ăn việc làm hiện tại của chúng con lúc đó: từ vót chẻ từng sợi mây, lặn lội trong đồi núi để chặt từng cây sặt cho mây tre mành trúc…đến từng đường kim mối chỉ trong việc đan len và thêu thùa…chúng con đã cùng với mọi người góp phần nhỏ bé xây dựng xã hội và đời sống chúng con theo kế hoạch của Chúa.
Và do đó, chúng con có điều kiện bảo toàn tài sản thiêng liêng và vật chất của Tỉnh Dòng dưới sự lãnh đạo của Mẹ, kể cả những năm tháng Mẹ trải qua cảnh tuổi già sức yếu bệnh tật cô đơn… Tỉnh Dòng đã thấy bình minh bắt đầu ló rạng, tia sáng Phục sinh giọi chiếu mỗi ngày một sáng hơn trên Tỉnh Dòng vào những thập niệm 90 trở đi cho đến ngày nay. Đó là do sự hy sinh lớn lao của Mẹ trong suốt 30 năm qua, Chúng con xin thành kính cúi đầu tri ân Mẹ…..
Kính thưa Mẹ, công đức lớn lao của Mẹ bao phủ từng tâm hồn chúng con, kể cả những trải nghiệm riêng tư trong cuộc sống của Mẹ, từ Sứ điệp Khó nghèo của Thánh Nữ Clara, quan thày của Mẹ, từ những thử thách Mẹ đã vượt qua, Mẹ đã sẵn sàng trao lại cho chúng con khi Mẹ kiên trì giáo dục từng người chúng con , Mẹ khéo léo uốn nắn rèn luyện để chúng con tiến bước đứng đắn trên con đường Dâng hiến để đến ngày hôm nay, khi gặp nhau mà hồi tưởng về Mẹ, chúng con có thể vui mừng nói với nhau: “chúng con thật hạnh phúc được lớn lên như ngày hôm nay/ và có thể trao lại món quà tinh thần quý báu đó cho những em nhỏ bước sau chúng con. Đó là nhờ những ngày tháng được Mẹ rèn luyện giáo dục/ mà nhiều khi, lúc đó chúng con chưa nhận thức được/ nên đôi lúc có những phản ứng không đẹp trước tình thương có trách nhiệm của Mẹ đối với chúng con !……
Kính thưa Mẹ, Giờ phút này chúng con xin tâm thành tạ lỗi với Mẹ……. Xin Mẹ thương tha thứ và tiếp tục cầu nguyện cho đến khi chúng con được sum họp với Mẹ trong Nhà Cha trên trời. Chúng con xin kính tạm biệt Mẹ.
Đànẵng ngày 14.12.2013
MÙA HÈ 2010. ẢNH BÙI VĂN TỤ.
CÓ THỂ LÀ BỨC ẢNH CUỐI CÙNG.
ẢNH CHỤP NGÀY 4 THÁNG 12 NĂM 2012.
PHOTO BÙI VĂN TỤ.
ĐÀ NẴNG 14 THÁNG 12 NĂM 2012.
GIỮ CHẶT MỐI DÂY!
Sau ngày khánh thành Thánh đường Đà Nẵng, nhóm cựu huynh trưởng và đoàn viên HIỆP HỘI THÁNH MẪU thiếu nhi Tam Tòa 1972-1974 có dịp gặp gở, thăm viếng nhau. Hôm nay, họ đi hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu , trên đường về họ quyết đến thăm linh mục Antôn, vị tuyên úy ngày xưa, lúc làm phó xứ Tam Tòa. Gần 40 năm đã trôi nhưng họ vẫn giữ được cái chất trẻ trung ngày nào.
MỚI RA RÀNG…TAM THẬP!
THƠM HẾT XẨY!
CÁCH ĐÂY 40 NĂM …TUỔI TRĂNG TRÒN.
Rồi tay trong tay, giờ tàn lửa, họ siết tay cùng nhau ca bài : GIỮ CHẶT MỐI DÂY!
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, cùng nhau nắm tay.
- Nét thương yêu nhau tỏ bày, giữ chặt mối dây.
- Sông núi không ngăn tình thương, mưa gió không lay can trường.
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, giữ chặt mối dây.
- Dẫu khi xa xôi đường dài, lòng ta chớ phai.
- Nét thương yêu nhau tỏ bày, giữ chặt mối dây.
- Tâm trí ta luôn cùng nhau, thanh khí ta luôn tương cầu.
- Chúng ta hôm nay hiệp vầy, giữ chặt mối dây.
Sông núi không ngăn tình thương, thời gian không xóa nhòa kỷ niệm…hãy ngẩng cao đầu các bạn nhé, dù ngày mai chưa biết sẽ ra sao, ai còn và ai mất…. Giữ chặt mối dây, giữ cho chặt mối dây.
XE MẤT HÚT VÀO MÀN ĐÊM..
KHÔNG GIỮ ĐƯỢC MỘT BÀN TAY,
KHÔNG GIỮ ĐƯỢC MỘT CON NGƯỜI,
NEARER TO ME.. MY GOD!
GẦN MÃI BÊN CON, CHÚA ƠI!
ĐÀ NẴNG 10 THÁNG 12 NĂM 2012.
NGÀY VUI ĐÃ TỚI….
Hai năm trước đây, giáo dân Tam Tòa Đà Nẵng bắt đầu triệt hạ ngôi nhà thờ cũ để xây dựng nơi thờ phượng mới. Hôm nay họ hân hoan khánh thành công trình nầy.!
NHÀ THỜ TAM TÒA ĐỒNG HỚI.
TÀI LIỆU DƯƠNG VĂN KÍNH.
SAU CUỘC CHIẾN.
TRẠI ĐỊNH CƯ TAM TÒA TẠI ĐÀ NẮNG 1955.
LƯU Ý VỊNH ĐÀ NẴNG CÒN NẰM SÁT TAM TÒA.
Tam Tòa và các họ đạo lân cận, với bề dày gần 400 lịch sử theo Chúa Kitô trên vùng đất Quảng Bình nổi danh với 4 vị thánh tử đạo Matthêô Nguyễn văn Phượng, linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan, Tôma Trần văn Thiện chết năm 18 tuổi và Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, hậu duệ của Nguyễn Hữu Cảnh, người có công lớn trong công cuộc Nam tiến; với Chiêu Nghi công Chúa xinh đẹp được Võ Vương sũng ái; với thi sĩ Hàn Mạc Tử tài hoa, mà năm nay giới văn học vừa tổ chức mừng 100 năm ngày sinh.
40 NĂM TRƯỚC VÀ NAY.
TUỔI TRẺ QUA ĐI.
NIỀM VUI VẪN SỐNG.
Năm 1972, Đức cha Phê rô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã sai tân linh mục Antôn về làm phó xứ Tam Tòa, dưới quyền cha sở Phaolô Maria Nguyễn văn Thái. Mới đó mà 40 năm đã trôi qua. Tam Tòa là “mối tình đầu” của linh mục Antôn. Buồn vui lẫn lộn. Hôm nay, bên cạnh niềm vui chung của giáo xứ cũng có hạnh phúc riêng khi sau có khi gần 40 năm, cha con lại mới có dịp gặp nhau. Còn đâu những chàng trai tuấn tú, những cô gái xinh đẹp, trưởng Hiệp Hội Thánh Mẫu năm xưa! Cha con không còn nhận ra nhau và bùi ngùi nhắc lại tên những người đã khuất hay còn lưu lạc khắp thế giới. Nhưng vẫn còn đó trái tim nóng bỏng tình yêu Chúa, Giáo Hội và con người. Con cái họ sẽ tiếp bước họ tiến lên …. Xin tạ ơn Chúa vì cuộc sum họp bất ngờ nầy…
LIÊN ĐOÀN HIỆP HỘI THÁNH MẤU :
PHƯỚC TƯỜNG, SƠN TRÀ, THANH BÌNH, TAM TÒA.
ĐÀ NẴNG NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2012.
HOA MÀU RUỘNG ĐẤT VÀ CÔNG LAO CON NGƯỜI.
Kể từ ngày ra quân tấn công đồng cỏ đến nay, hơn một tháng đã qua. Đã lỡ ra tay phát động thì phải cố gắng đạt tới kết quả mong ước. Hơn 1200 cây keo lá tràm và phi lao đã được trồng. Hơn một sào khoai lang , cọng bắp công nghiệp và dắt hom sắn mì xanh mơn mởn. Đậu “co ve” ăn trái non ( có cắm choái) và một sào “cô ve” lùn hứa hẹn một vụ tốt đẹp. Hàng tấn gốc bói và gạch đá “răm le” đã được dọn sạch để có thề trồng trọt. Bây giờ lại nghĩ đến các giàn bí bầu và ở giữa một chỗ núp mưa nắng,
Một túp lều tranh dành cho nhiều quả tim vàng.
Và nó đã thành hình.
BÀI ĐỌC THÊM:
NGÀY ĐÓ.
ĐÁ SỎI DỒN LẠI.
MỘT CÁI NỀN.
CHE MƯA.
MỘT MÁI TRANH NGHÈO!
CHƯA XONG NHƯNG KHÁ XINH.
CÓ NGƯỜI KIA RẤT “HẾP PI” !
Mới bà con chiêm ngưởng.
Không được nhà tài trợ nào ủng hộ, dĩ nhiên là phải hao tài.
5 người thợ, mỗi ngày 200 000 đồng, một triệu đồng mỗi ngày, một tuần nghĩ ngày Chúa nhật còn 6 ngày còn lại 200.000 nhân 6 “vị chi” sáu triệu mỗi tuần…mà nay đã bảy tuần rồi, Chưa kể việc mua sắm trang thiết bị và giống má.
Hãy tiếp sức cho lm Anton bà con ơi !
PHƯỚC MỸ, SƠN TRÀ, DÀ NẴNG NGÀY 7 THÁNG 12 NĂM 2012.
THÁNG 11 – 2012.
MÂY TRẮNG NHẸ BAY VỀ TRỜI.
NGHĨA TRANG LINH MỤC GIÁO XỨ AN NGÃI.
TƯỞNG NIỆM VÀ TỪ BIỆT LINH MỤC MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
TRONG THÁNH LỄ AN TÁNG 8 GIỜ NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2012.
LM MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
NĂM 1992 PHOTO TRƯỜNG THĂNG.
Kính thưa Đức Cha Giuse , Giám mục Đà Nẵng.
Đức Đan viện phụ, đan viện Thiên An.
Thưa toàn thể gia quyến huyết tộc, linh tông, thân hữu cha Martinô.
Quý vị khách quý, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và toàn thể anh chị em.
Dẫu biết rắng : “nhân sinh tự cổ thùy vô tử”. Con người từ xưa ai không chết. Có sống, có chết.
Dẫu biết rằng “sinh ký tử quy“, sống gửi chết về.
Dẫu biết rằng cuộc sống nhân sinh ” như bóng đèn, như mây nổi như gió thổi như chiêm bao”, một giấc mơ không trọn, một giấc Nam Kha, “nồi kê chưa chín”. Công danh phù thế như lá rụng đầy sân, như bèo dạt hoa trôi, nước chảy qua cầu, bóng ngựa qua cửa sổ.
Lại được Lời Chúa và đức tin soi dẫn.
Chúng ta biêt rất rõ : Cát bụi sẽ trở về cát bụi. Biết đi đâu, về đâu. Sống là một cuộc lữ hành, chết là được về bên Chúa. Biển đời ta chèo chống, nhưng thiên đàng mới là bến đậu.
Dù biết rõ Chúa là “sự sống lại và là sự sống”.
Dù vẫn tin vào lời ca ” chết đi là khi vui sống muôn đời” và khi Chúa thương gọi về ” hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ”
Thế nhưng mang trái tim con người xác thịt, chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi phải ly biệt những người thân yêu, một chuyến đi với lời hẹn “xin vĩnh biệt mọi người, tôi ra đi lần cuối, không bao giờ trở lại, hẹn nhau trên nước trời“. Làm sao có thể ngăn dòng lệ trên bờ mi khi mãi mãi không “còn thấy nhau trên cỏi đời nầy”, không nghe tiếng nói, không còn nắm được bàn tay ấm áp, không còn nhìn thấy nụ cười, chia xẻ với nhau niềm vui và nổi khổ!
Một cuộc chia ly quá sức chịu đựng của trái tim con người.
Chỉ trong thời gian chưa đến một năm, giáo phận Đà Nẵng chưa có thêm một tân linh mục nào lại phải tiển đưa đến năm vị : lm Phêrô Lê Như Hảo, Lm Giuse Ngô Đình Chính, Lm F.X Nguyễn Tiến Cát, lm Gioan Baotixita Nguyễn Bá Vi và hôm nay linh mục Martinô Trần Văn Đoàn.
Ngày 11 tháng 11 vừa qua, linh mục còn nhận nhưng lời chúc mừng quan thầy Martinô, qua điện thoại ngài báo cho biết tình hình sức khỏe khá hơn. Mọi người chờ đợi ngày cha trở về giáo phận Đà Nẵng thân yêu.
Và cách đây hai hôm, ngài đã trở về, trở về trên một chiếc xe tang.
Ý Chúa thật nhiệm mầu.
Tin cha Martinô qua đời đã loan nhanh với tốc độ ánh sáng qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Gần như đồng lúc mọi người quen biết tại Việt Nam và trên thế giới bàng hoàng : làm sao chuyện nầy có thể xảy ra? Nhưng cuối cùng tất cả phải đón nhận sự thật không vui nầy.
Cha ra đi vào năm 73 tuổi, sau 45 năm phục cụ Thiên Chúa, Giáo hội và quê hương. Một khoảng thời gian tương đối dài so với đời người, nhưng mấy ai sống bên ngài lâu năm mà biết rõ về ngài? Nếu không có những thông tin chính tay ngài ghi và lưu lại trong công hàm giáo phận Đà Nẵng, có lẻ chúng ta sẽ rất lúng túng khi ghi lại lý lịch trích ngang.
Từ làng quê Thanh Hương, cậu bé Martinô đã ước muốn dâng mình cho Chúa trong dòng nhưng mộng không thành như lời ngài tâm sự với các đệ tử ruột, khuyến khích họ đừng nản lòng ” hồi nhỏ đi tu cha học kém nhất, có lần bị đuổi nhưng nhờ có chị làm “xơ” mới đi tu tiếp” . Nên nhớ lại khi Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi về địa phận Qui Nhơn, nhận thấy quá thiếu linh mục mà đào tạo qua Tiểu chủng viện phải mất nhiều thời gian và ngài tìm ra giải pháp là “tu muộn“. Chính nhờ dịp may đó mà anh Martinô trở thành linh mục. Cha thường nói “cha đi tu muộn ” là vậy.
Từ Qui Nhơn, Gia Hựu đến Chủng viện Xuân Bích Huế, rồi làm linh mục phục vụ nhiều nơi như Tam Kỳ, Hà Tân, Tam Tòa, Hòa Ninh…mái tóc sớm bạc màu, cái lưng cong cong, bóng dáng của cha Martinô in đậm nét trong lòng mọi người.
Giờ đây xin cho phép tôi được đại diện cho tất cả bày tỏ vài tâm sự trước linh cửu cha Trần Văn Đoàn.
Cha Martinô kính mến.
Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thân xác cha sẽ được đưa vào lòng đất mẹ. Nhận nhiệm vụ nói lên những lời tưởng niệm và từ biệt, con cảm thấy bối rối và lúng túng vì tuy quen biết nhau trên 40 năm, con cũng chưa thực sự biết rõ ngọn ngành. Ngay cái giáo xứ Thanh Hương cha ghi con cũng không tìm thấy trên mạng Tổng Giáo phận Huế. Bạn bè cha cũng không rõ tại sao cùng lớp, cùng chịu chức ngày 13 tháng 6 mà họ thì bảo do tay Đức cha Phêrô Maria, còn cha lại ghi Đức cha Paul Seitz Kim, giáo phận Kontum.
Tuy vậy, mọi người sẽ đồng ý với con rằng linh mục Martinô là một con người rất dễ thương.
Từ quê hương Thanh Hương Phong Điền, đến Qui Nhơn, Gia Hựu. Từ Hà Tân, Tam Tòa đến trại giam Hòa Sơn hay An Điềm. Từ Hòa Ninh đến Manila, Hoa Kỳ. Từ vai trò giám đốc ơn gọi dự tu đến nhà hưu dưởng. Bất cứ nơi đâu và thời gian nào cha vẫn giữ được nét mặt vui tươi, ánh mắt hiền lành, giọng nói chậm rãi, từ tốn và một nụ cười mĩm rất có duyên.
Mùa xuân năm 1974, cha không tìm được linh mục nào cùng cha lên Hà Tân giúp giáo dân chuẩn bị Năm Thánh 1975. Cha đã thuyết phục con leo lên xe gắn máy cùng cha lên Thượng Đức. Đường gập ghềnh, nhiều ổ gà, ổ voi, cầu gảy. Cha bình tĩnh lạ thường, còn con nín thở, xanh mặt, lo âu khi đi ngang qua vùng Ba Khe, nơi thường xảy ra các vụ nổ xe cán mìn, phục kích và bắn sẻ…Hà Tân trong cơn lửa đạn, dân chúng vùng không an toàn tụ về đây, không công ăn việc làm, cha vội lên kế hoạch định cư, sản xuất. Cha dẫn con đi thăm các cơ sở, say sưa giải thích chổ nầy khai thác mỏ than, nơi kia canh tác trồng trọt. Chỉ một thời gian ngắn sau, mặt trận Thượng Đức bắt đầu, mọi công sức bỏ ra đều trôi sông trôi biển. Cha trằng tay nhưng vẫn hăng say “xóa bàn làm lại”. Bất cứ nơi nào Bề Trên sai đến, cha vui vẻ nhận lời, không tính toán so đo, hết lòng yêu mến phục vụ. Cha là người biết khơi dậy tiềm năng của giáo dân, chấp nhận khả năng tương đối của người khác, để từ từ nâng họ lên tham gia công việc chung. Những giáo dân ngày nay xưa còn là những cô bé, cậu bé nhút nhát nay tiếp tục là những chức việc, trưởng nhóm nhiệt thành tại các giáo xứ là một bằng chứng. Cha thường khuyên khích họ “Cán bộ của cha Đoàn phải là Sony, vững bền chứ không phải loại nào khác”. Cha đem thương hiệu danh tiếng Sony bền bỉ và hiệu năng để nói lên ước mơ của mình. Cha phát động việc học giáo lý và Lời Chúa, xây dựng nhiều hội đoàn trẻ và mệt mõi với ba thánh lễ buổi sáng Chúa Nhật, dành buổi chiều cho các sinh hoạt. Không những lo việc đạo, như con ong cần cù lao động, cha gây ngạc nhiên khi giữa thời bao cấp khó khăn tiền bạc và giấy phép, đã trùng tu được thánh đường Tam Tòa xuống cấp trầm trọng. Thánh đường xưa không còn nhưng trong một tuần lễ nữa, Tam Tòa sẽ khánh thành một thánh đường mới, đồ sộ và nguy nga hơn.
Nhưng vẫn còn đó ngôi nhà thờ áp đá Hòa Ninh và nhà xứ xinh đẹp trên một ngọn đồi. Vẫn còn đó cây vả Hòa Ninh sai trái, giống lấy từ quê hương Thừa Thiên của cha.
Vẫn còn đó bao bạn trẻ, bao người nghèo nhờ cha mà cố gắng vươn lên thóat khỏi tuyệt vọng. Nơi nào cha cũng quan tâm đến nồi cơm của giáo dân, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Giáo dân Tam Tòa còn nhớ không, vào thời bao cấp, có gia đình nhiều con phải ăn trái bầu thay cơm, nghe thế cha vội về nhà đem gạo đến giúp. Với nghề làm cà rem cha giúp nhiều người có thực phẩm: cụ già vót que, thanh niên sản xuất, trẻ con, người yếu đi bán kem… Các thiếu nữ Tam Tòa vẫn xinh đẹp nhờ ngồi trong bóng mát, thoăn thoắt móc len, bán sản phẩm cho cả nước và xuất khẩu. Thanh niên trai tráng khai thác sặt , tham gia ngành mành trúc… thay vì nhảy tàu buôn lậu, bất hợp pháp và dễ mất mạng. Ngày nay có người là tỷ phú, là ông nọ bà kia, các bạn và gia đình có còn nhớ đến thưở hàn vi, nhớ công ơn cha, mà biết chia xẻ cho những người kém may mắn hơn không?
Và cũng vì nhiệt thành trong công việc, thẳng thắn trong ứng xử mà phải chuốc lấy bao tai bay vạ gió. Nhưng như vị thầy khả kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, cha đã luôn ngẩng cao đầu trước thử thách, luôn giữ vững niềm tin, hy vọng để tiếp tục sứ mệnh của mình.
Giờ cha sắp ra đi, bao giòng lệ nhớ thương cha sắp tràn trào. Con xin đại diện cho giáo phận Huế, Qui Nhơn. Đà Nẵng và tất cả nói lên lời tri ân cảm tạ một con người hết lòng vì Chúa và vì mọi người.
Trong chuyến độc hành về quê trời, xin Chúa thương tha thứ những khuyết điểm, tội lổi yêu đuối của con người và ghi nhận bao công khó phần hồn phần xác cha đã thực hiện.
Chúng con biết rằng Chúa là gia nghiệp đời cha, là người nắm giữ phần phúc của cha, xin Người sớm nói với cha những lời âu yếm.
” Hởi con Martinô, đầy tớ tốt lành và trung tín..Con hãy vào hưởng sự vui mừng với Chủ con”
Chúng con xin hứa tiếp tục cầu nguyện, hy sinh giúp đở cha, Phần cha, một ngày kia trên quê hương vinh phúc, hãy cầu xin Thiên Chúa độ trì cho đoàn con được vững bước như cha nhất là trong năm thánh Đức tin nầy.
Xin bái biệt cha Martinô yêu quý.
Chúng con không nói lên lời vĩnh biệt mà chỉ là lời tạm biệt.
Hẹn một ngày tái ngộ trên quê trời hạnh phúc.
Tạm biệt cha.
Tạm biệt cha.
THỘNG TIN ĐỊA PHẬN ĐÀ NẴNG THÁNG 10.1968.
ẢNH QUÝ…THÁNG 8 NĂM 1974, TRẬN THƯỢNG ĐỨC ĐÃ TÀN PHÁ TẤT CẢ.
TRƯỜNG THĂNG CHỤP TỪ TRỰC THĂNG TRÊN CHUYẾN VỀ MÙA XUÂN 74.
VÒNG TRÒN HÉLIPORT ĐỒN THƯỢNG ĐỨC.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng. ĐÀ NẴNG NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2012.
NHƯ GIÓ THỔI, NHƯ CHIÊM BAO.
LINH MỤC MARTINÔ TRẦN VẮN ĐOÀN
( 1940 -2012)
“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)
CÁO PHÓ
Giáo phận Đà Nẵng và Gia Đình thành kính báo tin:
Cha MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
Linh mục Giáo phận Đà Nẵng
Sau thời gian ngã bệnh, đã an nghỉ trong Chúa lúc 15 giờ 00, ngày 27 tháng 11 năm 2012 (Nhằm ngày 14 tháng 10 năm Nhâm Thìn) tại Bệnh viện Nha Trang. Hưởng thọ 73 tuổi, với 45 năm linh mục. Thi hài Cha Martinô được đưa về tới Đà Nẵng lúc 2g30 ngày 28/11/2012 và quàn tại Hội trường Giáo xứ Chính Tòa, 156 Trần Phú, Thành phố Đà Nẵng.
Nghi thức tẩm liệm vào lúc 19 giờ 30 ngày 28 tháng 11 năm 2012. Thánh lễ An táng vào lúc 8 giờ 00 Thứ Sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012, tại Nhà Thờ Chính Tòa, Giáo phận Đà Nẵng Ngài sẽ an nghỉ tại Nghĩa trang linh mục Giáo phận tại Giáo xứ An Ngãi, Giáo phận Đà Nẵng. Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Martinô.
R.I.P.
TIỂU SỬ CHA MARTINÔ TRẦN VĂN ĐOÀN
Sinh ngày 01.02.1940, tại Thanh Hương, Thừa Thiên Huế, thuộc Giáo xứ Thanh Hương, Tổng Giáo phận Huế. – 1960 – 1962: Học triết học tại ĐCV Xuân Bích, Huế. – 1962 – 1964: Đi thực tập tại Gia Hựu, Quy Nhơn. – 1964 – 1968: Học thần học tại ĐCV Xuân Bích, Huế. – 13.6.1968: Thụ phong linh mục tại Đà Nẵng do Đức Cha Paul Seitz. – 1968 – 1970: Phó xứ Tam Kỳ, GP Đà Nẵng. – 1970 – 1974: Quản xứ Hà Tân, GP Đà Nẵng. – 1974 – 1975: Quản lý Tòa Giám mục Đà Nẵng. – 1975 – 1984: Quản xứ Tam Tòa, GP Đà Nẵng. – 1984 – 1987: Đi cải tạo tại An Điềm, Quảng Nam.– 1987 – 1993: Nghỉ dưỡng tại Nhà hưu Tòa Giám mục – 1993 – 2004: Quản xứ Hòa Ninh, GP Đà Nẵng. – 2004 – 2008: Du học tại Manila, Phi-luật-tân. – 2008 – 2010: Giám đốc dự tu Giáo phận. – Từ năm 2010: Đặc trách nhà hưu, phó Giám đốc Caritas Đà Nẵng.
Văn Phòng Tòa Giám mục Đà Nẵng
TẨM LIỆM 19 GIỜ 30
NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2012.
… NẰM CHẾT NHƯ MƠ…
NAY ANH…MAI TÔI!
THƯƠNG NHỚ LM MARTINÔ .
ĐÀ NẴNG 21 GIỜ 30 NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2012
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.
THÁNG 10 – 2012.
TẤN CÔNG ĐỒNG CỎ .
KHAI HOANG VỞ HÓA.
Không như sau năm 1975 mà ngay tại TP ĐN , khu đất thuộc quyền Giáo phận Đà Nẵng, bị cỏ cây phủ lấp um tùm.\
NGÀY LÀM VIỆC THỨ BA.
TƯỜNG RÀO ĐÃ LỘ RA.
NGÀY LÀM VIỆC THỨ HAI
NGÀY LÀM VIỆC THỨ NHẤT.
LAU LÁCH TRẮNG TRỜI.
ĐỘNG VIÊN… LÀ CHỦ YẾU.
THẾ LÀ MỘT BUỔI SÁNG VÀ MỘT BUỔI CHIỀU.
ĐÓ LÁ NGÀY THỨ NHẤT 23 THÁNG 10 NĂM 2012.
ĐẠI HỘI DÂN CHÚA GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG.
TỪ NGÀY 17 ĐẾN NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2012.
TRUNG TÂM MỤC VỤ PHƯỚC MỸ, SƠN TRÀ.
NGÀY THỨ BA.
LỄ THÁNH SỬ LUCA .
MỜI XEM BÀI SUY NIỆM CỦA LINH MỤC ANTÔN TRẦN VĂN TRƯỜNG.
CHỤP HÌNH CHUNG.
XEM :
SAU BÃO … HEO RỪNG CON CHÀO ĐỜI.
Ngày 10 tháng 10 năm 2012, vào thăm trang trại Hội An…Buổi sáng, heo mẹ có vẻ mệt mõi. Vào lúc ba giờ chiều, có tin vui…”mẹ tròn con vuông”.
BUỔI SÁNG “NÀNG”…LO ÂU, LO LẮNG!
BUỔI CHIỀU…MẸ TRÒN, CON SỌC’
ANH CHỊ, BÀ CON…NGƠ NGÁC!
VỪA CHÀO ĐỜI, MỞ MẮT…BÚ TÍ LIỀN.
ÔI XINH QUÁ LÀ XINH!
ĐÀ NẴNG 10 THÁNG 10 NĂM 2012.
MƯỜI NGÀY … DI DỜI … LẠI RA ĐI.
REPARTIR!
TẠM BIỆT… GIÁO XỨ HỘI AN CN 23 THÁNG 9 NĂM 2012
GẦN 6 NĂM TRƯỚC, CÁC CON CÒN CON CON!
NHÀ THỜ AN NGÃI, QUA BAO DÂU BỂ … 9O NĂM.
HÀNG CỘT GỔ VẪN CÒN ĐỨNG VỮNG.
LỰC SĨ TUẤN KIỆT…VỪA THÔI NÔI
ĐANG PHƠI NẮNG VÀ TẬP CHẠY TRƯỚC NHÀ ÔNG CẬU.
QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH … NƠI TIẾP NĂNG LƯỢNG ĐỂ LẠI RA ĐI.
TRUNG TÂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG 3/10/2012.
ĐẶC TRÁCH VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ
“CHÚA ĐÓNG CỬA CHÍNH, NGÀI SẼ MỞ CỬA SỒ”
(Tục ngữ Bồ Đào Nha)
Trả lời