NHIỆM KỲ Đ.C. PHÊRÔ MARIA PHẠM NGỌC CHI
TẠI ĐỊA PHẬN QUI NHƠN ( 1957 – 1963)
( Tin liên quan đến vùng Quảng Nam, Đà Nẵng).
PHẦN I.
GHI CHÚ : Để ghi nhớ những kỷ niệm nhiệm kỳ của Đức Cha Phêrô Maria khi Ngài nhận chức vụ Giám mục coi sóc địa phận Qui Nhơn, một địa phận kéo dài từ Đèo Cả đến Đèo Hải Vân, linh mục Antôn tóm tắt khoảng thời gian từ 1957 đến cuối năm 1962. Tin tức liên quan đến cánh Bắc Địa phận Qui Nhơn tức là vùng Quảng Nam, Đà Nẵng. Phần II sẽ tiếp tục với nhiệm kỳ chính thức của Ngài tại Giáo phận Đà Nẵng.
Vừa đặt chân đến giáo phận Qui Nhơn , thư riêng số một của ngài là những trăn trở về mục vụ, ngài cảm thấy ‘’ tương lai đen ngòm’’ vì chỉ có 92 linh mục già trẻ cho một cộng đồng giáo dân 100.000 giáo dân , trải dài trên 450 cây số.
Nhưng là một vị giám mục được đào tạo từ giáo đô Rôma, lại đã từng làm việc tại giáo phận Bùi Chu, đặc trách công cuộc hỗ trợ định cư cho hàng trăm ngàn người. Đức Cha Phêrô Maria đã mạnh mẽ bắt tay vào công việc một cách hết sức khoa học và tin vào sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Những tờ thông tin địa phận đã ghi lại những biến cố vui buồn suốt những chặng đường mục vụ của ngài cho đến cuối năm 1974 tại hai điạ phận qui Nhơn và Đà Nẵng.
Năm 1957.
Để tăng thêm linh mục, ngài đưa ra các giải pháp: Tiểu chủng viện, phải có thời gian đào tạo, tu sĩ không làm tất cả công việc thuộc phạm vi linh mục, linh mục, tu sĩ ngoại quốc, không thuận lợi ‘’ xét hoàn cảnh tâm lý và chính trị nước nhà’’. Các cha và thầy di cư ‘’ khi thống nhất lãnh thổ.. tự động ra về’’. Giải pháp đưa ra là ‘’tu muộn’’ !
Năm 1958
Thư thứ hai là công tác truyền giáo: huấn luyện nhân sự và rao giảng Tin Mừng. Đầu năm 1961, thống kê cho thấy những năm qua giáo phận tăng thêm 26.800 giáo hữu mới và đang chuẩn bị cho 70.955 dự tòng. Một con số quá sức tưởng tượng.
Năm 1957, điạ phận Qui nhơn chia thành sáu hạt : Phú Yên, Bình Định 1, Bình Định 2, Quãng Ngãi, Quảng Nam 1. Quảng nam 2. Riêng về Quảng nam từ đò (cầu) Câu Lâu trở ra do cha Giuse Lê Văn Ấn làm hạt truởng, từ Câu Lâu trở vô cha Bênêđictô Nguyễn Đình Hiến làm hạt trưởng. Để bổ sung cho số linh mục địa phận Qui Nhơn, một số các cha di cư đến giúp như Cha Chính Lý, cha Thừ, Diên, Hậu, Luật, Công Ngạn, Trinh và một số thầy.
+ Đức Cha cho một số linh mục ‘’ du học’’ Sài Gòn, ổn định chỗ ăn học cho các chủng sinh.
+ Tháng 11- 1957, ĐC Phêrô Maria đi thăm vùng Đà Nẵng. Ngài cùng các cố vấn chọn địa điểm xây trường Trung Học, diện tích 10.000 thước vuông. Ngài ghé thăm địa điểm truyền giáo Xuyên Tân.
+ Ngày 30- 1- 1958, Đà Nãng và Trà kiệu được nâng lên hàng Địa sở bán chính thức ( quasi paroisse ) lý do vì chưa có hàng Giáo phẫm bản xứ.
Năm 1959
+ 30 -5- 59 lúc 16 gìờ Đức Cha Khánh Thành Trung Học Sao Mai tại Đà Nẵng “một trường Trung học lớn và đẹp vào hạng nhất miền Trung”.
+ 29- 6- 1959 Cha Trần văn Trường thụ phong linh mục tại Notre Dame de Paris do Đức HY Feltin chủ lễ.
+ 16 giờ 30 chiều 31- 5-1959 Kiệu Thánh Thể rất long trọng tại Đà Nẵng .
+ Thuyên chuyển linh mục tháng 8; Cha Hậu làm cha sở La Tháp, cha Lê như Hão về Thuận Yên thay cha Sách. Cha Sách làm phó Hội An.
+ Đại Chủng Viện tu muộn có 80 đơn xin, 30 được tuyển chọn.
+ Công việc từ thiện bác ái tiến đều, điạ phận có 1 dưỡng đường, 1 viện duỡng lão, 3 bệnh xá, 10 cô nhi viện.
+ Riêng tại ĐN có Dưỡng Đường Thánh Phaolô; ( 50 giường), một cô nhi viện 100 em; một viện dưỡng lão 30 người do Hội Bác ái Vinh Sơn coi sóc.
+ Tại Hội An có một cô nhi kiêm dưỡng lão gồm 55 em và 11 cụ già.
+ Tại Trà Kiệu: một cô nhi viện với 42 em.
+ Trong thư chúc tết, ĐC ghi nhận ‘’ 17.138 tân tòng lãnh thụ Thánh tẩy và 56.216 tân tòng đương học đạo’’ .
Năm 1960
+ Tái lập ‘’ Hội Thầy Giảng Truyền giáo’’.
+ Tháng 7, bắt đầu trùng tu Toà Giám mục Qui Nhơn . ĐC đi Âu Châu và Thánh Địa.
+ Ngày 28-8- 1960, ĐC khánh thành nhà tập của các nữ tu Phaolô nhà dài 70 thước, rộng 12 thước. Ngày hôm sau nhận lơì khấn của 8 nữ tu. Hiện nay tỉnh dòng có 71 người đã khấn, 28 tập viên, 98 đệ . Mẹ Giám tỉnh Sr Ange de St Paul, người Pháp.
+ Tháng 12 năm 1960, Toà Thánh quyết định thành lập hàng Giáo phẫm tại VN với ba Giáo tỉnh : Hà Nội, Huéá, sài Gòn.
Bản phúc trình công giáo tiến hành địa phận cho thấy tình hình có nhiều khó khăn về nhân sự nhưng tại ĐN nhất là ở Tam Kỳ rất thuận lợi ‘’ riêng về địa hạt Tam kỳ ( Quảng nam) tình hình xem ra có vẻ khả quan hơn các hạt khác. Trong vòng một năm nguyên một địa sở Tam Kỳ đã thành lập được 10 họ giáo, trung bình mỗi họ được vào khoảng 4 hay 5 trăm nhân danh. Hạt xây dựng mỗi họ một nhà thờ, kinh phí mỗi nhà chừng 150.000 đồng. Đồng thời lại xây cất được một trường Tư Thục Trung học Công giáo.’
Năm 1961
+ Ngày 25 tháng 4- 1961, tuyền sắc thành lập địa phận Qui Nhơn do ĐC Mario Brini, Khầm sứ Toà Thánh tại VN. Trong bài chúc từ ĐC cha chính Huỳnh Sánh cho biết ‘’ 63.890 anh chị em đồng bào đã được lãnh phép thánh tẩy trong 4 năm qua. Đó là không kể số 70.955 anh chị em đồng bào đang học giáo lý..’’
+ ĐC ra thư chung về Công Đồng.
+ Quyết nghị đưa các nơi sau thành điạ sở chính thức ( Paraeciae ) . Vùng Quảng Nam :
a) Hạt Đà Nẵng gồm ĐN, Phú Thượng, An Ngãi, Cồn Dầu, Lệ Sơn, Hội An, La Nang, Ái nghĩa, Phú Hương, Ô Gia, Hoàng Phướøc
b) Hạt Tam Kỳ : La Tháp, Trà Kiệu, Xuân Thạnh, An Sơn, Vân Đoả, Tam Kỳ, Thuận Yên, Phú Thạnh.
+ Kiệu Thánh Thể vĩ đại tại ĐN ngày 13-8-1961 ‘’ Đà Nẵng tổ chức cái gì cũng lớn”
1962
+ ĐC kinh lý tỉnh Quảng Nam và thành phố ĐN
+ Địa hạt Đà Nẵng : 23 địa sở, 50.000 giáo dân. Địa hạt Tam kỳ : 30.000 giáo dân. ĐC đến Tam Kỳ,An Sơn,, Vân Đoã, Trà Kiệu, La Tháp, Xuyên Quang, Xuân Thạnh từ 3- đến 14- 3- 1962.
+ Hạt ĐN từ 7 đến 25- 4- 1962 qua các xứ Hội An,Vĩnh Điện, Ái Nghĩa, La Nang, Phú Hương, Hà tân, Hoàng Phước, Cồn Dầu, Đà nẵng, Non Nước, Hoà Vang, Phú Thượng, An ngãi, Lệ Sơn, An Hoàø, Phước Tường, Chính Trạch, Nội Hà , Tam Toà, Thanh Bình, Đức Lợi Thanh Bồ, Nhượng Nghĩa, Sơn Chà ,Trung Phước. Thêm sức tất cả 19. 177 người ( ĐN 9.130, Tam Kỳ 10.047 )
+ Ngày 23-4-1962 cha Nguyễn chính Duyên thụ phong linh mục.
+ Sắc lệnhsố 162- N.V. ngày 31- 7- 1962 thành lập tỉnh mới Quảng Tín, lấy Tam Kỳ làm tỉnh lỵ.
+ Trước khi lên đường đi Rôma, ĐC ra ĐN thăm các cha và giáo dân 26- 8- 1962, rồi ra La Vang, đến bờ Bến Hải’’ ĐC hướng mặt về phía Bắc để tưởng niệm. Lòng trí bồi hồi xúc động!’’
+ Thư đề 1-10-1962 ĐC báo tin chuyến đi Rôma dự công đồng , 16 giám mục miền Nam. ĐC Cassaigne kiếu bệnh.
+ Đức Tổng Giám mục Salvatore Asta , Tân Khâm Mạng Toà Thánh tại VNCH.
+ Thư chung của Hàng Giáo Phẫm VN về Công Đồng ‘’ Chúng tôi rất buồn vì không thấy hàng giáo phẫm Bắc Việt tại đây !’
+ Thư đề 20- 12- 1962, tiếp tục tin tức công đồng, bế mạc khoá một và chuyến đi thăm Đất Thánh từ 9-12-1962.
+ Đêm 30-12-1962, cha Chính Địa phận Simong Huỳnh Sánh qua đời tại ĐN. An táng tại Trà kiệu.
LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỞNG THĂNG, SAO LỤC.
AN NGÃI 16 THÁNG 8 NĂM 2014.
Trả lời