BIÊN BẢN NHÂN CHỨNG THỨ 22 VỀ CÁI CHẾT CỦA THẦY GIẢNG ANRÊ PHÚ YÊN
Tu phục các linh mục Dòng Tên và Phan Sinh thế kỷ 17. Bình phong Namban byobu ( nam man : rợ phương Nam) của Nhật Bản.
Trong ngày 13 tháng 1 năm 1644, các bậc vị vọng hình như được mời đến , trong đó có linh mục Jorge Nunes quản xứ nhà thờ và quản lý Học viện Macau. Ngài là tu sĩ dòng Tên, 47 tuổi, quê thủ đô Lisboa, cha mẹ Gaspar Franco và bà Breatis Nunes.
Là linh mục cử hành thánh lễ hằng ngày, cha biết rất rõ rằng thề gian là một tội trọng, và vì thế cha sẽ nói những gì cha biết về vấn đề này và trả lời những chất vấn.
Hình như chưa bao giờ đi Đàng Trong , tuy vậy việc đó không cản trở gì cả “ chưa thấy mặt thầy Anrê, nhưng qua công luận, tiếng đồn, và qua một bản tường trình mà chính cha Alexandre Rhodes viết tay, ký tên gởi về từ Đàng Trong: người ta có thể nói rằng thầy vào độ tuổi đó, và thầy là con trai của gia đình Kitô hữu, thầy đã bị bắt tại nơi đó và đã bị giết chết tại Kẻ Chàm, giống như đó là điều hiển nhiên của công luận, ai cũng biết rõ”.
Chúng ta nên nhắc lại việc dù tất cả những chứng nhân đều trã lời tám câu hỏi như nhau, nhưng không một ai được biết trước câu hỏi, thế mà theo dỏi các câu trã lời chúng ta nhận thấy họ cùng kể lại những sự việc như nhau. Điều nầy chứng tỏ thông tin về thầy An rê đã được phổ biến khá rộng rải qua các người chứng kiến tận mắt, tận nơi. Cha Jorge Nunes ở Macau xa xôi nghìn dăm vẫn “ đã biết rằng thầy Anrê đã bị trói và bị đánh đập bằng roi mây vì lý do thầy là Kitô hữu và vì dạy Đạo Chúa Kitô; và thầy bị giải đến Kẻ Chàm, trình diện ông quan đó, trước mặt quan, thầy đã tuyên xưng thầy là Kitô hữu, và vì lý do đó thầy sẵn sàng chết vì Đạo Chúa Kitô; và vì lời tuyên bố đó thầy bị bắt giữ và tống giam, nhân chứng không biết giam ở đâu; và dường như bị giam cùng với một người khác cũng tên là Anrê, người này đã lớn tuổi, và bị bắt giam vì cùng một lý do, người ta đã tha mạng cho ông vì ông đã già, và sau khi đã có những can thiệp. Và Anrê trẻ ở trong nhà giam với một chiếc gông trên vai; và khi người ta đi bắt thầy, họ cũng mang theo trát bắt giữ các thầy giảng khác vì cùng một lý do đó, và tất cả những điều đó đều là hiển nhiên rõ ràng đối với công chúng và mọi người đều biết. “
Qua tường trình của linh mục Alexandre de Rhodes, là quản xứ và quản lý linh mục Jorge cho biết “ cha Alexandre Rhodes đã chứng kiến cái chết đó cùng với những người Bồ và các Kitô hữu khác đang hiện diện ở đó, là những người đã hành trình đến đấy vào mùa gió mùa năm ngoái; và trong bản tường trình, người ta cho biết rằng thi thể vị tử đạo được choàng trong một chiếc áo dài quý giá, mà một Kitô hữu địa phương đã dâng cúng cho mục đích ấy; và các thánh tích của thầy được cung kính đón nhận với lòng mộ mến, ngay cả những người ngoại giáo họ cũng đem những thánh tích đến cho cha Alexandre Rhodes”.
Qua các văn bản, chúng ta càng lúc càng nhận ra ý đồ cấm đóan đạo Đức Chúa Trời đất là chủ trương của Chúa Nguyễn Phước Lan và triều đình Đàng Trong chứ không phải là chuyện ghen ghét cá nhân của Tống Thị hay Ông Nghè Bộ vì “quan đó đã ra lệnh cho cha Alexandre Rhodes phải quay trở về Macao, và không được sản sinh ra các Kitô hữu ở xứ này, vì nhà vua của ông không muốn có những Kitô hữu trong đất nước này và cũng chẳng muốn người ta sản sinh ra người Kitô hữu”.
Thi hài thầy An rê đã được gìn giữ cẩn thận nơi giáo đường của cha Jorge, nên hơn ai hết ngài cho biết nhiều chi tiết mới . Hãy nghe ngài khai “ rằng thầy được coi như vị tử đạo thực sự và người ta tìm kiếm và qúy chuộng các thánh tích của thầy, đến nỗi vào ngày thi thể thầy được đặt trong cung nhà táng của nhà thờ, rất đông những người sùng mộ đã thu lấy hết các hoa hồng và những hoa đồng nội mà chính nhân chứng với tư cách là cha sở nhà thờ, đã đặt hoa ở đó. Và thi thể thầy được đặt trên một đài nhô cao hơn bàn thờ Mười Một Nghìn Trinh Nữ, là một nơi tôn nghiêm và kính cẩn, chính nhân chứng là người giữ chìa khoá. Và tất cả các bản tường trình đều kể lại rằng hoả hoạn đã xảy ra trong khu dân cư Kẻ Chàm đến ba lần, ngọn lửa đã dừng lại khi đến nhà những người đã khấn cầu thầy che chở, như trường hợp quan hành hình trong chính cái chết này; và thầy đã hiện ra sau khi chết với một phụ nữ Kitô hữu”.
Sau khi đọc qua 23 nhân chứng từ Kẻ Chàm đến Macau, thiết nghĩ chúng ta đã nắm bắt đầy đũ các thông tin chính xác, không thể nào ngụy tạo được.
NHÂN CHỨNG THỨ 22 : LM JORGE NUNES SJ
Vào cùng một ngày, tháng và năm, và cùng một địa điểm đã kể trên, cha Jorge Nunes Dòng Tên, nguyên quán tại Lisbonne, là con của Gaspar Franco và bà Breatis Nunes, cha xứ nhà thờ và là linh mục quản lý Học viện Macao, ngài khai đã 47 tuổi, nhân chứng được thầy Manoel de Figueiredo chỉ định và được thư tín viên Antonio Rangel triệu tập. Cha tổng quyền cho ngài thề trên Sách Phúc Âm, ngài đặt tay trên ngực và thề nói sự thật theo những gì cha biết và sẽ được chất vấn. Cha khai rằng cha cử hành thánh lễ hằng ngày và cha biết rất rõ rằng thề gian là một tội trọng, và vì thế cha sẽ nói những gì cha biết về vấn đề này và trả lời những chất vấn.
Mục chất vấn thứ 1.
Cha trả lời rằng cha chưa thấy mặt thầy Anrê, nhưng qua công luận, tiếng đồn, và qua một bản tường trình mà chính cha Alexandre Rhodes viết tay, ký tên gởi về từ Đàng Trong: người ta có thể nói rằng thầy vào độ tuổi đó, và thầy là con trai của gia đình Kitô hữu, thầy đã bị bắt tại nơi đó và đã bị giết chết tại Kẻ Chàm, giống như đó là điều hiển nhiên của công luận, ai cũng biết rõ.
Mục chất vấn thứ 2.
Cha trả lời rằng đó là sự hiển nhiên theo công luận, và mọi người đều biết, chính nhân chứng cũng đã đọc trong bản tường trình nêu trên, và qua Fancisco de Azevedo, người đã lập gia đình và sống trong thành này, đã biết rằng thầy Anrê đã bị trói và bị đánh đập bằng roi mây vì lý do thầy là Kitô hữu và vì dạy Đạo Chúa Kitô; và thầy bị giải đến Kẻ Chàm, trình diện ông quan đó, trước mặt quan, thầy đã tuyên xưng thầy là Kitô hữu, và vì lý do đó thầy sẵn sàng chết vì Đạo Chúa Kitô; và vì lời tuyên bố đó thầy bị bắt giữ và tống giam, nhân chứng không biết giam ở đâu; và dường như bị giam cùng với một người khác cũng tên là Anrê, người này đã lớn tuổi, và bị bắt giam vì cùng một lý do, người ta đã tha mạng cho ông vì ông đã già, và sau khi đã có những can thiệp. Và Anrê trẻ ở trong nhà giam với một chiếc gông trên vai; và khi người ta đi bắt thầy, họ cũng mang theo trát bắt giữ các thầy giảng khác vì cùng một lý do đó, và tất cả những điều đó đều là hiển nhiên rõ ràng đối với công chúng và mọi người đều biết, từ các bản tường trình cũng rút ra được những điều đó.
Mục chất vấn thứ 3.
Cha trả lời rằng theo công luận hiển nhiên và ai cũng biết, và theo bản tường trình mà cha đã đọc, vị quan đó, cùng với quan Tổng Quản của vùng đó, đã ra án xử tử thầy tại Kẻ Chàm vì lý do thầy là Kitô hữu. Và thầy đã vui vẻ chấp nhận bản án, và thầy bị giải đi, có nhiều quân lính áp giải, đến nơi chịu xử tử, ở đó thầy bị giáo đâm và bị cắt cổ, trong khi đó, thầy vẫn luôn tuyên xưng đức tin với lòng kiên định cho đến khi chết, và thầy đã khuyến khích các tín hữu khác đang có mặt tại đó hãy giữ vững đức tin; và bản tường trình khẳng định rằng những sự kiện đó đã xảy ra vào ngày 26.7. ngày lễ thánh Anna, vào năm ngoái 1644; và điều đó là hiển nhiên rõ ràng theo công luận và mọi người đều biết.
Mục chất vấn thứ 4.
Qua bản tường trình cha biết rằng cha Alexandre Rhodes đã chứng kiến cái chết đó cùng với những người Bồ và các Kitô hữu khác đang hiện diện ở đó, là những người đã hành trình đến đấy vào mùa gió mùa năm ngoái; và trong bản tường trình, người ta cho biết rằng thi thể vị tử đạo được choàng trong một chiếc áo dài quý giá, mà một Kitô hữu địa phương đã dâng cúng cho mục đích ấy; và các thánh tích của thầy được cung kính đón nhận với lòng mộ mến, ngay cả những người ngoại giáo họ cũng đem những thánh tích đến cho cha Alexandre Rhodes. Ngài đã trao thi thể thầy lại cho João de Rezende, thuyền trưởng thuyền Chó đang có mặt ở đấy. Người này đã đưa thầy đến thành phố Macao này, ở đây, thầy được đám rất đông dân chúng tiếp rước với lòng mộ mến và sự long trọng, sau đó được trao cho cha Viện trưởng Học viện Dòng Tên, điều này thì nhân chứng biết cách chắc chắn, và đã tận mắt nhìn thấy.
Mục chất vấn thứ 5.
Cha trả lời rằng đó là điều hiển nhiên rõ ràng trong công luận, và mọi người đều biết. Cha đã đọc trong bản tường trình và thấy rằng nội dung của đoạn này là có thật, và quan đó đã ra lệnh cho cha Alexandre Rhodes phải quay trở về Macao, và không được sản sinh ra các Kitô hữu ở xứ này, vì nhà vua của ông không muốn có những Kitô hữu trong đất nước này và cũng chẳng muốn người ta sản sinh ra người Kitô hữu.
Mục chất vấn thứ 6.
Cha trả lời rằng đó là điều hiển nhiên rõ ràng trong công luận và mọi người ai cũng biết, và điều đó có thể rút ra từ bản tường trình, rằng thầy Anrê đã bị giết chết chỉ vì lý do thầy là Kitô hữu, chứ không vì một tội ác hay tội phạm nào khác mà thầy đã phạm.
Mục chất vấn thứ 7.
Cha trả lời rằng từ bản tường trình cha biết rằng thầy Anrê rất siêng năng lãnh nhận các bí tích Giải tội và Thánh Thể, sùng đạo và nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa, và tôn kính Đạo Thiên Chúa, và nhiệt tâm rao giảng và dạy Đạo ấy; và qua chính hành vi tử đạo, người ta có thể nhận thấy rằng thầy có những nhân đức đối thần đó, bởi thầy đã chết vì đức tin nơi Chúa Kitô và vì tình yêu, với niềm hi vọng đạt tới đời sống vĩnh hằng.
Mục chất vấn thứ 8.
Cha trả lời rằng thầy được coi như vị tử đạo thực sự và người ta tìm kiếm và qúy chuộng các thánh tích của thầy, đến nỗi vào ngày thi thể thầy được đặt trong cung nhà táng của nhà thờ, rất đông những người sùng mộ đã thu lấy hết các hoa hồng và những hoa đồng nội mà chính nhân chứng với tư cách là cha sở nhà thờ, đã đặt hoa ở đó. Và thi thể thầy được đặt trên một đài nhô cao hơn bàn thờ Mười Một Nghìn Trinh Nữ, là một nơi tôn nghiêm và kính cẩn, chính nhân chứng là người giữ chìa khoá. Và tất cả các bản tường trình đều kể lại rằng hoả hoạn đã xảy ra trong khu dân cư Kẻ Chàm đến ba lần, ngọn lửa đã dừng lại khi đến nhà những người đã khấn cầu thầy che chở, như trường hợp quan hành hình trong chính cái chết này; và thầy đã hiện ra sau khi chết với một phụ nữ Kitô hữu ở Đàng Trong. Và cha không nói gì thêm nữa.
Và sau khi chứng từ này được đọc lại từng chữ một cho cha nghe, cha tuyên bố chứng từ này được viết theo đúng sự thật và cha không có gì để thêm vào hoặc bớt đi, và cha chấp nhận và xác nhận là chứng từ của mình và ký tên mình với Cha tổng quyền, và với tôi, cha Antonio da Silva, thư ký chưởng ấn của toà giám mục và công chứng viên trưởng của vụ án này, là người chép chứng từ này. Ký tên: Jorge Nunes. Manuel Fernandes, Tổng Quyền. Cha Antonio da Silva.
Hội An ngày 12 tháng 7 năm 2010.
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.
Trả lời